2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại VPBank qua các năm
2.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nợ xấu
Năm 2014, VPBank vừa hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 6347 tỷ đồng để trở thành Ngân hàng thương mại có quy mô vừa với tốc độ tăng trưởng cao là lợi nhuận vượt lên trên nghìn tỷ. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. VPBank đã đưa vào triển khai thành công hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn ... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn, luôn < 3% tại mọi thời điểm, hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.
Nếu như năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của VPBank được khống chế ở mức an toàn là 1,82% thì đến năm 2012 VPBank đã làm cho các cổ đông hết sức lo ngại khi nâng con số này lên mức 2,72%. Tuy nhiên, việc này được ban lãnh đạo của VPBank giải thích là do tình hình Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, và đây cũng là tình hình chung của toàn hệ thống. Tình hình nợ xấu của VPBank tiếp tục trở lên đáng ngại hơn khi đạt hơn 1.474 tỷ đồng chiếm gần 2,81% tổng dư nợ trong năm 2013.
Trong năm 2014, VPBank tiếp tục triển khai chiến lược kinh doanh với hai phân khúc trọng tâm là khách hàng cá nhân và khách hàng DN vừa và nhỏ. Hai phân khúc này đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô cho vay trong năm 2014. Tình hình nợ xấu trong năm này cũng được cải thiện. Tính đến hết ngày 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu của VPBank chiểm 2,54% tổng dư nợ tín dụng.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tỷ VND % VNDTỷ % VNDTỷ % Tỷ VND % Nợ dưới tiêu chuẩn 274 8,0 4 258 7,94 595 4,7 767 2,7 6 Nợ nghi ngờ 68 0,9 4 554 0,7 474 1,14 706 0,99 Nợ có khả năng mất vốn 190 0,23 192 1,5 405 0,9 516 0.9 Nợ xấu 532 0,6 5 1.004 0,52 1.474 0,7 7 1.989 0,6 6 Tổng dư nợ 29.184 100 36.903 100 52.474 100 78.379 10 0
Biểu đồ 2.4: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của VPBank 2011 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Nợ xấu M Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank 2011 - 2014
2.2.1.2 Cơ cấu nợ xấu
Theo công bố của NHNN, đến ngày 19/12/2014 tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng đạt 11,8% so với cuối năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu được NHNN tập hợp qua báo cáo của các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2014 giảm xuống mức 3,25%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng của VPBank giai đoạn 2011 - 2014 được duy trì ở mức thấp hơn so với trung bình ngành, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét.
a. Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBVank. Đơn vị: Tỷ đồng & %
Là một trong những Ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất của ngành Ngân hàng, tổng dư nợ cho vay qua các năm của VPBank liên tục tăng. Nhưng đi song song với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thì nợ nhóm3, nhóm4, nhóm 5 cũng có sự gia tăng đáng kể khiến Ngân hàng này phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2012, nợ xấu của VPBank đạt mức 1.004 tỷ đồng tăng 472 tỷ đồng , gần gấp đôi so với con số này năm 2011. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 - có nguy cơ mất vốn mới chỉ dừng lại ở mức 192 tỷ đồng, con số này tăng khôg đáng kể so với năm trước.Tình hình nợ xấu của VPBank tiếp tục trở lên đáng lo ngại hơn khi đạt mức hơn 1.474 tỷ đồng, lúc này nợ có khả năng mất vốn đã tăng gấp đôi lên mức 405 tỷ đồng, nợ nghi ngờ có xu hướng giảm nhưng nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng đạt mức 595 tỷ đồng. Năm 2014, nợ xấu của VPBank tăng 515 tỷ đồng ứng với mức tăng 35%, trong đó tất cả các nhóm nợ 3,4,5 đều có xu hướng tăng. Nợ có khả năng mất vốn đạt mức 516 tỷ đồng tăng 27,4% so với năm 2013. Nợ nghi ngờ tăng 232 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 49% chiếm 767 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đã có xu hướng giảm so với 2 năm 2012 và 2013. Việc gia tăng các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 chủ yếu từ việc tăng trưởng tín dụng quá nóng của VPBank trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ nhóm 3,4,5 trong tổng dư nợ cho vay của VPBank Đơn vị: %
■Nợ dưới tiêu chuẩn
■Nợ nghi ngờ
■Nợ có khả năng mất vốn
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2011 - 2015.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 - 2014, tỷ trọng nợ dưới tiêu chuẩn luôn duy trì ở mức cao nhất trong tổng nợ xấu của VPBank. Ngoại trừ năm 2012, Nhóm nợ nghi ngờ chiếm tỷ trọng cao nhất 1,5%. Điều đặc biệt trong tổng nợ xấu của VPBank, nợ có khả năng mất vốn luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong suốt giai đoạn 2012 - 2014. Chính vì vậy, có thể khẳng định tỷ lệ nợ xấu của VPBank được duy trì ở mức an toàn. Bên cạnh đó, so với các Ngân hàng thương mại cổ phần, thì tỷ trọng nợ xấu của VPBank vẫn ở mức khá thấp (luôn < 3% tại mọi thời điểm).
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề của VPBank giai đoạn 2011-2014. Đơn vị:% ■2011 ■2012 ■2013 ■2014
Nông, lâm Thương Xây dựng
ngư ngiệp mại, sản và BĐS
xuất, chế biến Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc Cá nhân và các hoạt động khác Tiêu chí
Nguồn: Phòng kế toán VPBank chi nhánh Thăng Long.
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy cơ cấu nợ xấu của VPBank có sự thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung chủ yếu tập trung vào ngành nghề thương mại, sản xuất và chế biến. Việc nợ xấu tập trung chủ yếu vào ngành nghề này cũng là điều dễ hiểu bởi dư nợ cho vay của ngành nghề này luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014, mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến chiếm tới 50,78%. Nợ xấu trong lĩnh vực cho vay cá nhân và hoạt động khác có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này chỉ chiếm 0,1% thì đến năm 2013 con số này lên tới 1,56% và sang năm 2014 giảm xuống còn 0,92%. Nếu chỉ dựa về mặt con số ta thấy nợ xấu thuộc ngành xây dựng và BĐS không cao nhưng xét trên tổng dư nợ cho vay thì những con số này thực sự đáng lo ngại. Tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này tuy không cao nhưng tỷ lệ nợ xấu lại chiếm một tỷ trọng tương đối. Điều này được lý giải do lĩnh vực này đang chịu khủng hoảng nặng nề, từ năm 2009 - 2011 bất động sản liên tục tăng giá nhiều người đổ xô vào thị trường bất động sản để mua bán kiếm lời xong những năm gần đây thị trường bất động sản kém phát triển người đi vay mất nguồn trả nợ nên việc thu hồi nợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhóm ngành nông lâm nghiệp nhìn chung có tổng dư nợ nhóm 3,4,5 khá ổn định. Từ năm 2012 - 2014 tỷ lệ nợ xấu ở nhóm ngành nghề này thay đổi không đáng kể duy trì quanh mốc 0,08 %.
c. Cơ cấu nợ xấu thành phần kinh tế.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế của VPBank 2011-2014. Đơn vị: % nước ngoài ■2011 ■2012 ■2013 ■2014
Nguồn: Phòng kế toán VPBank chi nhánh Thăng Long
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, cá nhân là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của VPBank điều này được lý giải là do chính sách cho vay của Ngân hàng này. Mức dư nợ cho vay cá nhân của VPBank luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, năm 2014 là 46,75%. Mức dư nợ cho vay cá nhân luôn tăng trong khi đo tỷ lệ nợ xấu thuộc thành phần này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2014. Nếu như năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trong cho vay cá nhân và cho vay khác là 1,31% thì đến năm 2014 con số này giảm xuống còn 1,19% đây là một tín hiệu cho VPBank. Tỷ lệ nợ xấu trong nhóm cho vay công ty TNHH của VPBank có xu hướng giảm con số này năm 2014 ở mức 0,6% giảm 0,18% so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ xấu trong cho vay với công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân cũng đều có xu hướng giảm. Nhưng ngược lại tỷ lệ nợ xấu trong cho vay các doanh nghiệp Nhà nước lại có xu hướng tăng. Nếu như năm 2011, tỷ lệ này chỉ ở mức 0,03% thì đến năm 2014 đã tăng lên mức 0,13%. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng tăng. Việc tăng trong tỷ lệ này được lý giải do những năm gần đây hoạt động cho vay trong lĩnh vực này tăng. Mức dư nợ cho vay các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài năm 2014 chiếm 0,74% trong khi năm 2011 con số này chỉ ở mức 0,05%.
2.2.2 Các biện pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank
Để xử lý nợ xấu, các phòng ban xử lý nợ xấu của VPBank phải kết hợp nhiều biện pháp như:
1) Xử lý tài sản bảo đảm
Xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp chủ yếu mà được VPBank áp dụng trong việc xử lý nợ xấu.
a. Bán tài sản bảo đảm qua hình thức tự rao bán
Trường hợp áp dụng
• Biện pháp đôn đốc trả nợ không đạt kết quả trong vòng 1- 2 tháng. • Khách hàng không còn tài sản, nguồn thu, nguồn trả nợ khác.
Các phương thức rao bán
• Khách hàng tự rao bán.
• Khách hàng ủy quyền cho VPBank rao bán. • Rao bán trong hệ thống nội bộ VPBank.
• Rao bán tại các trung tâm môi giới mua bán BĐS.
Thời hạn rao bán
Tối đa 3 tháng kể từ ngày hai bên thống nhất thực hiện biện pháp này.
b. Bán TSBĐ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá
Trường hợp áp dụng
• Hai bên đã áp dụng biện pháp tự rao bán TSBĐ nhưng không có kết quả sau 3 tháng.
• Khách hàng đồng ủy quyền cho VPBank phát mại TSBĐ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
• TSBD có khả năng phát mại thấp.
c. Biện pháp cấn trừ TSBĐ
Việc ủy thác cấn trừ TSBĐ là biện pháp khách hàng ủy thác không hủy ngang cho VPBank toàn quyền xử lý TSBĐ.Trong thời hạn ưu quyền nếu khách hàng thanh toán đầy đủ nợ cho VPbank sẽ được ưu tiên nhận lại tài sản, hết thời hạn ưu quyền, VPBank có quyền chuyển nhượng tài sản cho bên thứ 3.
Trường hợp áp dụng
• Đã áp dụng biện pháp tự rao bán TSBĐ nhưng hết thời hạn rao bán mà không có kết quả.
• Khách hàng không đống ý ủy quyền cho VPBank phát mại TSBĐ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
• Chỉ được áp dụng trên cơ sở có sự hướng dẫn của Tổng Giám Đốc.
d. Mua TSBĐ để cấn trừ nợ
Trường hợp áp dụng
• TSBĐ đã được phát mại nhiều lần nhưng không có kết quả. • Khách hàng đề nghị tạm chuyển nhượng TSBĐ cho VPBank
• Giá phát mại TSBĐ ở thời điểm hiện tại có thể gây nhiều tổn thất nhưng dự đoán sẽ có thuận lợi trong thời gian tới.
• Việc giả quyết các khoản nợ quá hạn rất phức tạp, kéo dài.
2) Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Trường hợp áp dụng
• Các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải được phân loại nợ nhóm 5 và trích lập dự phòng cụ thể đầy đủ.
• Khoản nợ đã được thanh lý TSBĐ nhưng không đủ dư nợ gốc và khách hàng không còn tài sản khác.
• Khách hàng phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích. • Cơ quan thi hành án kết thúc việc thi hành án.
3) Cơ cấu lại nợ
Việc cơ cấu lại nợ cần được xem xét, cân nhắc rất kỹ lưỡng để giảm thiểu thiệt hại, tổn thất cho Ngân hàng.
Trưò'ng hợp áp dụng
• Khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với VPBank.
• Khách hàng gặp phải sự cố khách quan nên phát sinh nợ quá hạn.
• Khách hàng bị suy giảm khả năng tài chính tạm thời nhưng có phương án kinh doanh khả thi để khắc phục.
Nhìn chung, việc áp dụng biện pháp này tương đối ít, thường phải là những khách hàng thực sự tiềm năng, có thiện chí trả nợ, dự án và ngành nghề kinh doanh của khách hàng có xu hướng phát triển tốt trong tương lai.
4) Bán nợ cho VAMC
Trường hợp áp dụng.
• Các khoản nợ phức tạp, khó thu hồi. • Các khoản nợ quá hạn xử lý kéo dài.
• Các khoản nợ khác được Ban giám đốc phê duyệt.
Việc bán nợ xấu cho VAMC được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (i) Công khai, minh bạch.
(ii) Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ. (iii) Hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu.
(iv) Việc mua, bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay.
Đến cuối năm 2013, VPBank đã nắm giữ gần 636,7 tỷ đồng trái phiếu do VAMC phát hành. Theo số lượng mà VPBank nắm giữ và giả sử tỷ lệ chiết khấu bình quân trái phiếu là 70% thì số nợ xấu mà Ngân hàng bán được là khoảng hơn 900 tỷ đồng. Tổng số nợ VPBank đã bán cho VAMC từ năm 2013 đến cuối năm 2014 là hơn 4.300 tỷ đồng, giúp nợ xấu của Ngân hàng giảm 30% so với năm 2013.Trong số này, VPBank đã thu được hơn 1.000 tỷ động.
5) Khởi kiện
Khởi kiện có lẽ là giải pháp cuối cùng mà VPBank phải dùng đến, việc khởi kiện sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn.
Trường hợp áp dụng
• Khách hàng không có thiện chí trả nợ, bất hợp tác hoặc bỏ trốn.
• Có phát sinh tranh chấp trong quá trình thu hồi nợ buộc phải sử dụng đến pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
• Đã áp dụng nhiều phương pháp xử lý nhưng không có kết quả.
Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ khởi kiện tùy theo mức dư nợ. Dư nợ dưới 1tỷ đồng, hồ sơ do Sở giao dịch/ Chi nhánh đề xuất, văn phòng khu vực tham mưu và Giám đốc khu vực phê duyệt. Khoản nợ trên 1 tỷ đồng sẽ do Phòng quản lý rủi rot ham mưu và Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc chỉ định phê duyệt.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 201 4 Trích lập dự phòng cụ thể 43 79 347 1.0 02 Trích lập dự phòng chung 126 335 130 18 2 Sử dụng dự phòng rui ro 54 281 252 67 4
2.3 Đánh giá chung về thực trạng nợ xấu tại VPBank2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1 Những kết quả đạt được
a) Thực trạng nợ xấu
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ. Với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn và nợ xấu hai năm gần đây
đã có xu hướng giảm so với năm 2012.
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của VPBank qua các năm.
Đơn vị: Tỷ đồng
Nợ đủ tiêu chuẩn
■
■ Nợ đủ tiêu chuẩn
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2011-2014
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn của VPBank vẫn luôn chiếm tỷ trọng