Để xử lý nợ xấu, các phòng ban xử lý nợ xấu của VPBank phải kết hợp nhiều biện pháp như:
1) Xử lý tài sản bảo đảm
Xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp chủ yếu mà được VPBank áp dụng trong việc xử lý nợ xấu.
a. Bán tài sản bảo đảm qua hình thức tự rao bán
Trường hợp áp dụng
• Biện pháp đôn đốc trả nợ không đạt kết quả trong vòng 1- 2 tháng. • Khách hàng không còn tài sản, nguồn thu, nguồn trả nợ khác.
Các phương thức rao bán
• Khách hàng tự rao bán.
• Khách hàng ủy quyền cho VPBank rao bán. • Rao bán trong hệ thống nội bộ VPBank.
• Rao bán tại các trung tâm môi giới mua bán BĐS.
Thời hạn rao bán
Tối đa 3 tháng kể từ ngày hai bên thống nhất thực hiện biện pháp này.
b. Bán TSBĐ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá
Trường hợp áp dụng
• Hai bên đã áp dụng biện pháp tự rao bán TSBĐ nhưng không có kết quả sau 3 tháng.
• Khách hàng đồng ủy quyền cho VPBank phát mại TSBĐ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
• TSBD có khả năng phát mại thấp.
c. Biện pháp cấn trừ TSBĐ
Việc ủy thác cấn trừ TSBĐ là biện pháp khách hàng ủy thác không hủy ngang cho VPBank toàn quyền xử lý TSBĐ.Trong thời hạn ưu quyền nếu khách hàng thanh toán đầy đủ nợ cho VPbank sẽ được ưu tiên nhận lại tài sản, hết thời hạn ưu quyền, VPBank có quyền chuyển nhượng tài sản cho bên thứ 3.
Trường hợp áp dụng
• Đã áp dụng biện pháp tự rao bán TSBĐ nhưng hết thời hạn rao bán mà không có kết quả.
• Khách hàng không đống ý ủy quyền cho VPBank phát mại TSBĐ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
• Chỉ được áp dụng trên cơ sở có sự hướng dẫn của Tổng Giám Đốc.
d. Mua TSBĐ để cấn trừ nợ
Trường hợp áp dụng
• TSBĐ đã được phát mại nhiều lần nhưng không có kết quả. • Khách hàng đề nghị tạm chuyển nhượng TSBĐ cho VPBank
• Giá phát mại TSBĐ ở thời điểm hiện tại có thể gây nhiều tổn thất nhưng dự đoán sẽ có thuận lợi trong thời gian tới.
• Việc giả quyết các khoản nợ quá hạn rất phức tạp, kéo dài.
2) Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Trường hợp áp dụng
• Các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải được phân loại nợ nhóm 5 và trích lập dự phòng cụ thể đầy đủ.
• Khoản nợ đã được thanh lý TSBĐ nhưng không đủ dư nợ gốc và khách hàng không còn tài sản khác.
• Khách hàng phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích. • Cơ quan thi hành án kết thúc việc thi hành án.
3) Cơ cấu lại nợ
Việc cơ cấu lại nợ cần được xem xét, cân nhắc rất kỹ lưỡng để giảm thiểu thiệt hại, tổn thất cho Ngân hàng.
Trưò'ng hợp áp dụng
• Khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với VPBank.
• Khách hàng gặp phải sự cố khách quan nên phát sinh nợ quá hạn.
• Khách hàng bị suy giảm khả năng tài chính tạm thời nhưng có phương án kinh doanh khả thi để khắc phục.
Nhìn chung, việc áp dụng biện pháp này tương đối ít, thường phải là những khách hàng thực sự tiềm năng, có thiện chí trả nợ, dự án và ngành nghề kinh doanh của khách hàng có xu hướng phát triển tốt trong tương lai.
4) Bán nợ cho VAMC
Trường hợp áp dụng.
• Các khoản nợ phức tạp, khó thu hồi. • Các khoản nợ quá hạn xử lý kéo dài.
• Các khoản nợ khác được Ban giám đốc phê duyệt.
Việc bán nợ xấu cho VAMC được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (i) Công khai, minh bạch.
(ii) Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ. (iii) Hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu.
(iv) Việc mua, bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay.
Đến cuối năm 2013, VPBank đã nắm giữ gần 636,7 tỷ đồng trái phiếu do VAMC phát hành. Theo số lượng mà VPBank nắm giữ và giả sử tỷ lệ chiết khấu bình quân trái phiếu là 70% thì số nợ xấu mà Ngân hàng bán được là khoảng hơn 900 tỷ đồng. Tổng số nợ VPBank đã bán cho VAMC từ năm 2013 đến cuối năm 2014 là hơn 4.300 tỷ đồng, giúp nợ xấu của Ngân hàng giảm 30% so với năm 2013.Trong số này, VPBank đã thu được hơn 1.000 tỷ động.
5) Khởi kiện
Khởi kiện có lẽ là giải pháp cuối cùng mà VPBank phải dùng đến, việc khởi kiện sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn.
Trường hợp áp dụng
• Khách hàng không có thiện chí trả nợ, bất hợp tác hoặc bỏ trốn.
• Có phát sinh tranh chấp trong quá trình thu hồi nợ buộc phải sử dụng đến pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
• Đã áp dụng nhiều phương pháp xử lý nhưng không có kết quả.
Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ khởi kiện tùy theo mức dư nợ. Dư nợ dưới 1tỷ đồng, hồ sơ do Sở giao dịch/ Chi nhánh đề xuất, văn phòng khu vực tham mưu và Giám đốc khu vực phê duyệt. Khoản nợ trên 1 tỷ đồng sẽ do Phòng quản lý rủi rot ham mưu và Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc chỉ định phê duyệt.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 201 4 Trích lập dự phòng cụ thể 43 79 347 1.0 02 Trích lập dự phòng chung 126 335 130 18 2 Sử dụng dự phòng rui ro 54 281 252 67 4