Kiến Nghị với NHNN

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 89)

NHNN cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về khái niệm, phân loại nợ xấu của NHTM theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thống nhất lại tên gọi với các khoản vay cùng tính chất, tránh truờng hợp tồn tại nhiều khái niệm chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhận định thị truờng để đưa ra chính sách điều hành phù hợp.

NHNN cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước của mình, kịp thời hỗ trợ NHTM trong việc phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương trong việc ra các văn bản tháo gỡ về mặt pháp lý đối với xử lý nợ xấu.

NHNN nên lấy việc thanh tra, kiểm tra với mục đích phòng ngừa hơn là thực hiện bắt lỗi các NHTM, nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra, tạo điều kiện phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động Ngân hàng.

NHNN phải hoàn thiện xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng, tạo dựng cớ sở dữ liệu phong phú, đáng tin cậy về mọi mặt, rút ngắn thời gian tra cứu thông tin của khách hàng.

NHNN cần phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và ban hành các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

NHNN cần phối hợp với các NHTM để tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động Ngân hàng

3.3.3 Kiến nghị với VPBank

Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể đáp ứng nhu cầu về báo cáo tài chính, để đảm bảo tất cả các khách hàng đều được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng, Ngân hàng có thể thiết lập 1 chỉ tiêu riêng dành cho đối tượng khách hàng này

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ toàn hệ thống thông qua việc kiểm tra định kì các báo cáo của chi nhánh.

Kip thời cải tiến, nâng cấp nền tảng công nghệ thông tin để cung ứng các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị cho các chi nhánh nhất là thông tin quản lý danh mục đầu tư, phân loại nợ và xử lý rủi ro tín dụng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nợ xấu nói riêng, hiệu quả kinh doanh nói chung.

Coi trọng công tác cán bộ, thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, trang bị kiến thức mới cho cán bộ tín dụng, quan tâm đến việc bố trí sắp xếp các lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh.

Kiện toàn hoạt động của VPbank AMC, tăng cường liên kết với AMC của hệ thống ngân hàng khác để thiết lập thị trường mua bán nợ chéo giữa các AMC. Thúc đẩy hoạt động bán nợ cho VAMC.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng nợ xấu và những kết quả đạt đựược cùng những hạn chế tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu tại VPBank, nội dung chương 3 đi sâu vào nghiên cứu những nội dung sau:

Thứ nhất, định hướng công tác hạn chế và xử lý nợ xấu của VPBank trong thời gian

tới.

Thứ hai, đưa ra những giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại

VPBank.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị rường đầy rẫy sự rủi ro hiện nay thì hoạt động tín dụng trong lĩnh vực Ngân hàng là một họat động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có thể thấy rằng trong thời gian qua, nợ xấu là một từ rất “mốt” hiện nay, đang là vấn đề nhức nhối gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống Ngân hàng và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Nợ xấu không phải là vấn đề của một Ngân hàng riêng lẻ mà là của cả nền kinh tế. Ngân hàng là một trong các tổ chức có tham gia vào việc hình thành nên nợ xấu do sự yếu kém trong quản lý,do chưa đủ trình độ. Nhưng Ngân hàng không phải gốc rễ của nợ xấu. Gốc rễ nằm ở nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, ở hệ thống phát triển tiêu dùng và phát triển nhu cầu. Nếu chúng ta cứ nghĩ đến nợ xấu là nghĩ đến Ngân hàng thì không bao giờ giải quyết được. Và em nghĩ, nợ xấu sẽ không còn đáng lo ngại nếu nó nằm trong vòng kiểm soát. Với mục đích nghiên cứu, đưa ra các lý luận nhằm đánh giá các mặt ưu, nhược điểm cũng như hoàn thiện hơn các công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam, đề tài: “Giải pháp phòng ngừa & xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” của em thực hiện đã đưa ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, khái quát cơ sở lý luận chung về nợ xấu, nguyên nhân dấn đến nợ xấu,

các dấu hiệu nhận biết nợ xấu và những ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tìm hiểu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên Thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nợ xấu tại VPBank từ đó đưa ra được những kết quả

đạt được cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp khả thi và kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN,

VPBank nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại VPBank.

Hoàn thiện đề tài này, em mong muốn thể hiện và đóng góp một số quan điểm của mình vào việc hoàn thiện công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu hiện nay. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề, do giới hạn về khả năng tiếp cận dữ liệu của Ngân hàng, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức, bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có thể nhận được các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô đề bài viết của em được hoàn thiện hơn.

1. Giáo trình “Tiền tệ Ngân hàng” - Học viện Ngân hàng. 2. Giáo trình “Tín dụng Ngân hàng” - Học viện Ngân hàng.

3. Tài liệu học tập “Tín dụng Ngân hàng I & II” - Học viện Ngân hàng. 4. Tài liệu học tập “Quản trị rủi ro tín dụng” - Học viện Ngân hàng. 5. Tài liệu học tập “Quản trị Ngân hàng” - Học viện Ngân hàng.

6. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc

các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” PGS.TS Tô Ngọc Hưng.

7. Thông tư 09/2014/TT - NHNN ngày 18/3/2014 về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/ 2013/ TT - NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

8. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 140/1999/ QĐ-NHN14 ngày 19 tháng 4 năm 1999 ban hành quy chế mua , bán nợ của các TCTD.

9. Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Thông tư 19), có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.

10. Nợ xấu là một từ rất “mốt” hiện nay. - http://vneconomy.vn/tai-chinh/no-xau-la-

mot-tu-rat-mot-hien-nay-20141104104143546.htm.

11. Từ năm 2012 đến tháng 10/2014 tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% xuống còn 5,43%.

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tu-nam-2012-den-thang-102014-ty-le-no-xau-

da-giam-tu-17-xuong-con-543-201410292008472831.chn.

12. Nợ xấu nhìn từ nỗ lực của hệ thống Ngân hàng - http://thoibaonganhang.vn/no-xau-

nhin-tu-no-luc-cua-he-thong-ngan-hang.html.

13. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước kỳ 1 - Trung Quốc - http://cafef.vn/tai-

chinh-ngan-hang/kinh-nghiem-xu-ly-no-xau-cua-cac-nuoc-ky-1-trung-quoc-

2014012722544819019.chn.

14. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước kỳ 2 - Hàn Quốc - http://cafef.vn/tai-

chinh-ngan-hang/kinh-nghiem-xu-ly-no-xau-cua-cac-nuoc-ky-2-han-quoc- 2014012722585977010.chn.

kho-doiquot.html.

16. Giải pháp xử lý nợ xấu từ góc nhìn của các chuyên gia.

http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/giaiphapxulynoxau-nd- 16832.html . 17. VPBank cho vay ưi đãi với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

http://bbg.vn/vpbank-cho-vay-uu-dai-voi-khach-hang-doanh-nghiep-vua-va-

nho.html.

18. VPBank đẩy mạnh cho vay doanh nghiêp. - http://news.zing.vn/VPB ank-day-

manh-cho-vay-doanh-nghiep-post521285.html.

19. Tăng cường hạn chế trong cho vay của VPBank.

http://www.slideshare.net/hainguyenhoangtmdt/tng-cng-hn-ch-ri-ro-trong-cho-vay-

ca-vpbank.

20. Trang web của VPbank - http://vpbank.com.vn/ .

21. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thinh Vượng qua các năm. 22. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng qua các năm.

23. Bản cáo bạch - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. 24. Báo cáo tài chính của một số NHTM 2011 - 2014.

25. ĐHĐCĐ VPbank nóng chuyện cổ tức và xử lý nợ xấu.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/dhcd-vpbank-nong-chuyen-co-tuc-va-xu-ly-

no-xau-118055.html.

26. VPBank lãi hơn 1.600 tỷ đồng, nợ xấu 2,54% năm 2014 - http://infonet.vn/vpbank-

lai-hon- 1600-ty-dong-no-xau-254-nam-2014-post159415.info.

27. Soi bức tranh nợ xấu của 9 Ngân hàng niêm yết. - http://vietbao. vn/Kinh-te/Soi-

buc-tranh-no-xau-cua-9-ngan-hang-niem-yet/2147543687/90/.

28. Giải pháp nào cho nợ xấu của VPBank. - http://kinhdoanhnet.vn/chan-dung-doanh-

nghiep/giai-phap-nao-cho-no-xau-cua-vpbank t114c6n3452.

29. Xử lý tài sản bảo đảm vẫn nan giải. - http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/xu-ly-tai-

Phụ lục 1: Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Điều 9. Phương pháp và nguyên tắc phân loại

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này và phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng. Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung cấp.

2. Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà có bất cứ một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng nào bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng khác thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải phân loại lại các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.

3. Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn phải thực hiện việc phân loại độc lập và có trách nhiệm thông báo ngay cho nhau kết quả phân loại. Toàn bộ nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được cấp tín dụng hợp vốn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất mà một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn đã phân loại.

4. Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác phải phân loại các khoản ủy thác này như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác.

5. Đối với nợ đã bán nhưng chưa thu được tiền, nợ đã bán nhưng bên mua có quyền truy đòi người bán thì số tiền chưa thu được, số dư nợ đã bán có quyền truy đòi người

6. Đối với các khoản nợ được mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền đã thanh toán để mua nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm mà khoản nợ đó đã được phân loại trước khi mua.

7. Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay không có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu, trừ trường hợp trái phiếu doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bằng tài sản.

8. Đối với khoản chiết khấu dưới hình thức mua có kỳ hạn các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng.

9. Đối với khoản nợ mà việc cho vay, cấp tín dụng thực hiện theo chấp thuận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.

10. Đối với các khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, về nguyên tắc, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thu hồi ngay phần dư nợ vi phạm, không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; trong thời gian chưa thu hồi được phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư này. 11. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể và trích lập dự phòng đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.

Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. (iv) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(v) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

(vi) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(vii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

(viii) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (ix) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (x) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(xi) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi

đầy đủ theo

hợp đồng tín dụng;

(xii) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(xiii) Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng

mà tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy

định của

pháp luật;

(xiv) Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty

con của tổ

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w