Các biện pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 33 - 36)

a. Tăng mức trích lập dự phòng

Các Ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này, sẽ giúp Ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của Ngân hàng.

Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ

Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đánh giá khách hàng có khả năng phát triển để thanh toán nợ xấu thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp.

Việc đề xuất xử lý nợ xấu theo giải pháp cấu trúc lại chỉ được áp dụng cho các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và đối với các khách hàng được tiếp tục duy trì quan hệ. Ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp nhằm cơ cấu lại nợ:

Điều chình kỳ hạn nợ: Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thông thường được thực hiện qua

việc hoãn hoặc giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ.

Gia hạn nợ: Đây là phương án tránh áp lực trả nợ của khách hàng để hỗ trợ khách

hàng trả nợ kinh doanh. Ngân hàng có thể xem xét việc cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi các khoản nợ trước.

Giảm, miễn một phần nợ vay phải trả: Giải pháp này có thể được xem xét áp dụng

tùy theo thiện chí trả nợ vay của khách hàng và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của từng Ngân hàng. Việc giảm, miễn lãi cho khách hàng coi như Ngân hàng hi sinh một phần doanh thu của mình để thu hồi nguồn vốn đã cho vay.

Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần

Ngân hàng chuyển vị thế từ chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cố phiếu nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Theo lý giải của VAFI, đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới. Đối với Việt Nam, từ trước đến nay đã có rất nhiều trường hợp thành công, không những cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các Ngân hàng.

Xử lý TSBĐ, đòi bên bảo lãnh

Đối với các khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại, Ngân hàng chủ động thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo. Đối với các khoản vay có sự bảo lãnh từ bên thứ 3, Ngân hàng yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, NH chủ động xử lý tài sản bảo lãnh tương tự như các tài sản thế chấp, cầm cố của bên vay.

Bán các khoản nợ

Ngân hàng tiến hành bán các khoản nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một

phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Với biện pháp này, Ngân hàng chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn. Ngân hàng thường chấp nhận bán nợ với giá trị thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốn. Việc mua bán nợ được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, phù hợp với những quy định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ, khoản nợ được chuyển giao theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay.

f. Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu

Chứng khoán hóa là một quá trình tái cấu trúc, trong đó tài sản thế chấp cho các khoản vay được tập hợp lại và dùng làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu. Số tiền thu được từ các chứng khoán này sẽ được tổ chức cho vay thế chấp để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa tài sản thế chấp vào thị trường thứ cấp, biến tài sản có tính thanh khoản thấp thành tài sản có tính thanh khoản cao . Bằng cách này, các NHTM thanh khoản nợ xấu có thế chấp và chuyển nó ra khỏi nội bảng, hoạch toán ngoại bảng để bán cho nhà đầu tư chứng khoán thông qua trung gian. Chứng khoán hóa nợ xấu giúp tạo ra thêm hàng hóa trên thị trường tài chính, giúp các nhà đầu tư mạo hiểm có thêm một lựa chọn mới. Thông qua chứng khoán hóa, các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được luân chuyển, tăng hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Khuyển khích việc mua bán sáp nhập những Ngân hàng yếu kém

Đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Chính phủ cần cho phép một số Ngân hàng có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những nhà băng yếu kém, khuyến khích việc các Ngân hàng yếu thế sáp nhập vào những Ngân hàng mạnh. Tuy nhiên, việc mua này cần sự hỗ trợ tài chính từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Áp dụng các biện pháp pháp lý

Nếu khách hàng không chịu trả nợ, khoản vay có tranh chấp, việc xử lý tài sản thế chấp là không đạt được sự đồng thuận của các bên liên quan, khách hàng chủ tâm lừa

đảo... Ngân hàng có thể tiến hành các thủ tục khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ. Tuy nhiên, biện pháp này tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí, việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w