Định hướng phát triển của VPBank trong thời gian tới

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 76 - 79)

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của Ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính: • Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung cào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đổng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.

• Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chăc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành, v.v.

Đối với VPBank, năm 2015 cũng là năm thứ ba trên chặng đường triển khai chiến lược 5 năm giai đoạn 2012-2017. Sau 2 năm (2013-2014) tập trung xây dựng và củng cố các hệ thống nền tảng để chuẩn bị cho phát triển quy mô lớn, năm 2015 sẽ là năm đầu tiên chuyển sang giai đoạn hai của chương trình chuyển đổi toàn diện, với nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt để đạt được các mục tiêu về quy mô và mục tiêu tham vọng trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu vào năm 2017 theo đúng chiến lược đã đề ra. Tiếp nối những công việc đã triển khai trong năm 2014, trong năm 2015 VPBank tập trung vào các chiến lược cơ bản:

Chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi tổ chức nói chung và VPBank nói riêng. Vì vậy, mục tiêu bao quát trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo, quản trị nhân sự nhằm tối ưu hóa

nguồn nhân lực, đảm bảo sự thông suốt, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận, nâng cao năng suất lao động, hạn chế rủi ro và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, xây dựng chính sách đãi ngộ cạnh tranh, giúp thu hút và duy trì nguồn nhân lực trình độ cao. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc VPBank.

Năm 2014, Ngân hàng đã tuyển dụng thêm khoảng 1.000 nhân sự và mục tiêu chiến lược trong năm 2015 là tiếp tục tuyển dụng thêm nhân sự cho các vị trí còn thiếu và tăng cường thanh lọc nhân sự để nâng cao chất lượng nhân sự. Trong năm 2015, Ngân hàng cũng sẽ tiến hành rà soát lại bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động của Ngân hàng để nâng cap ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của CBNV cũng như cán bộ quản lý.

Chiến lược công nghệ thông tin

VPBank duy trì mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin làm nền tảng để hiện đại hóa hệ thống mạng lưới, mở rộng đối tác liên kết và gia tăng tiện ích sản phẩm dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ về thẻ và Ngân hàng điện tử để tạo bước đột phá trong thời gian tới. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị MIS, tăng cường công tác kiểm soát kế toán, đồng thời xúc tiến triển khai các dự án nền tảng như IFRS, ERP, tự động hóa MIS...Hoàn tất việc xây dựng chiến lược công nghệ thông tin, triển khai các dự án sáng kiến CNTT.

Trong năm 2014, Ngân hàng đã tiến hành thực hiện các dự án lớn để hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Các dự án được triển khai theo lộ trình về phát triển Công nghệ thông tin trong 5 năm của Ngân hàng, bao gồm cả các dự án phục vụ phát triển kinh doanh, các dự án về hệ thống, nền tảng và các dự án phục vụ cho quản trị. Theo đó, trong năm 2014, một loạt các dự án lớn đã được khởi động và triển khai như: Dự án Ngân hàng điện tử; xây dựng hệ thống tài trợ thương mai; xây dựng hệ thống quản lý tiền tệ; Dự án Kho dữ liệu và công cụ phân tích kinh doanh (DWH/BI); Dự án cải tiến một số tính năng của hệ thống ngân hàng lõi (Core T24); Dự án đánh giá hệ thống lõi về thẻ Way4 và đề xuất các phương án nâng cấp hệ thống thẻ trong 5 năm tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của VPBank; Dự án mua sắm và triển khai hệ thống khởi tạo khoản vay. Việc triển khai các dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phụ thuộc nhiều và nguồn vốn và cơ sở hạ tầng sẵn có của Ngân hàng. Mục tiêu

trong năm 2015 sẽ là đảm bảo ổn định của 17 hệ thống và phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp của hoạt động và đầu tư thêm vào các dự án mới.

Chiến lược kinh doanh

VPBank mô hình hóa hoạt động kinh doanh theo hướng tiếp tục tăng cường hoạt động bán hàng, marketing, và phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng tại các đơn vị. VPBank sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng đội ngũ bán hàng, cải tiến mô hình kinh doanh, phát triển mạnh cơ sở khách hàng, kênh phân phối, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ, thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt, tập trung vào những subsegment cụ thể:

• Tăng trưởng mạnh mẽ cơ sở khách hàng. Bứt phá mạnh về thị phần trong các phân khúc trọng tâm: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, doanh nghiệp lớn.

• Tập trung trọng tâm vào huy động vốn thị trường I.

• Tập trung vào công tác cải tạo bố trí (layout ) và di dời địa điểm các c hi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả.

Mục tiêu hướng đến là 100% khách hàng của VPBank sử dụng ít nhất hai sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng này.

Chiến lược tài chính

VPBank tiếp tục theo quan điểm phát triển một cơ cấu tài chính an toàn - bền vững. Tái cấu trúc mạnh mẽ cơ cấu tài sản có - tài sản nợ nhằm gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời, cải thiện sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ - tài sản có và nâng cao chất lượng sử dụng vốn. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn phải được tính đúng - tính đủ và phân tích cụ thể vào từng mảng kinh doanh, từng dòng sản phẩm để phát huy các thế mạnh vốn có.

Năm 2015, VPBank sẽ tiếp tục thực hiện phương án tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2013 và trình Ngân hàng nhà nước phương án chào bán cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tư trong nước để tăng vốn điều lệ thêm 3.000 tỷ đồng đồng thời tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài cho kế hoạch tăng vốn điều lệ và các kế hoạch tăng vốn tự có với mục tiêu sẽ đạt 15.000 tỷ cuối năm 2015. Trong trường hợp các nỗ lực này gặp khó khăn và không thể thực hiện được thì ngân hàng sẽ điều chỉnh quy mô tổng tài sản cho phù hợp với nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo an toàn hoạt động.

Chiến lược kênh phân phối

VPBank hướng về mục tiêu cũng cố và phát triển hệ thống mạng lưới hiện hữu, phát triển mạnh cơ sở khách hàng, kênh phân phối nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng để quảng bá, duy trì và nâng cao hình ảnh thương hiệu mới của VPBank, tăng cường độ nhận diện thương hiệu trong công chúng. Đây là giai đoạn nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hệ thống phân phối. Trong ngắn hạn sẽ nâng cấp các Phòng giao dịch trở thành những “chi nhánh thu nhỏ” từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu qủa hoạt động trên từng địa bàn.

Chiến lược quản trị - điều hành

Mục tiêu bao quát là tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động. Hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động: hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, tổ chức hoạt động và ổn định nhân sự của các Khối nhằm nâng cao vai trò quản lý, hỗ trợ kinh doanh của các Khối. Nâng cao hiệu quả của mạng lưới phân phối, tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống chi nhánh. Hoàn thiện mô hình tập trung một số chức năng hỗ trợ, tập trung củng cố, hoàn thiện các quy trình vận hành cơ bản của Ngân hàng. Triển khai đồng bộ hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát rủi ro trong đó trọng tâm là hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Nâng cấp hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành trên toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w