Đánh giá chung về thực trạng nợ xấu tại VPBank

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 64)

2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1 Những kết quả đạt được

a) Thực trạng nợ xấu

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ. Với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn và nợ xấu hai năm gần đây

đã có xu hướng giảm so với năm 2012.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của VPBank qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng

Nợ đủ tiêu chuẩn

■ Nợ đủ tiêu chuẩn

Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2011-2014

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn của VPBank vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2011 tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiểm 90,14%. Sang năm 2012, tỷ lệ này bị giảm xuống còn 89,34%. Việc suy giảm trong tỷ lệ này là nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngân hàng nói chung không chỉ riêng VPBank. Sang năm 2013, con số này đã có sự tăng lên đạt 92,49% và tiếp tục tăng lên

mức 94,70% trong năm 2014.

b) Công tác trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro được đẩy mạnh

Bảng 2.4: trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của VPBank 2011-2014

Vốn chủ sở hữu 5.996 6.637 7.726 8.980

Tỷ lệ an toàn vốn 11,90% 12,50% 12,50% 11,36%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2011-2014

Dựa vào bảng trên ta thấy biến động dự phòng rủi ro cho vay của VPBank liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2011 - 2014. So với năm 2011, mức trích lập dự phòng cụ thể của VPBank năm 2012 tăng gần gấp 2 lần ở mức 79 tỷ đồng, trích lập dự phòng chung tăng gần gấp 3 lần. Việc tăng trong con số này cũng là điều dễ hiều do trong năm 2012 dư nợ nhóm 3, 4, 5 của VPBank tăng đáng kể so với năm trước. Năm 2013, VPBank có mức trích lập dự phòng chung giảm so với năm 2012 nhưng mức trích lập dự phòng cụ thể tăng lên mức 347 tỷ đồng. Năm 2014, VPBank tiếp tục gia tăng trích lập dự phòng. Mức trích lập dự phòng cụ thể tăng lên 1002 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2012, mức dự phòng chung cũng tăng lên mức 182 tỷ đồng. Việc tăng mức trích lập dự phòng đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm lợi nhuận tuy nhiên VPBank chấp nhận hi sinh lợi nhuận để đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.

Đi đôi với tăng tổng dư nợ cấp tín dụng, việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của VPBank cũng liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2011 - 2014. Năm 2011 con số này chỉ ở mức 54 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 đã lên đến 674 tỷ đồng gấp 12,5 lần.

c) Nâng cao năng lực tài chính

VPBank luôn duy trì danh mục và khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo luôn đáp ứng được đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán trong điều kiện bình thường và hoàn cảnh căng thẳng mà không phát sinh tổn thất hoặc ảnh hưởng tới hình ảnh của VPBank. Tỷ lệ an toàn vốn luôn được duy trì và đảm bảo tuân thủ trong giới hạn theo quy định của NHNN.

56

Bảng 2.5: Tỷ lệ an toàn vốn của VPBank qua các năm

chuẩn trong Basel II đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được duy trì ổn định và bền vững.

Vốn chủ sở hữu của VPBank liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2011 - 2014. Tính đến thời điểm 31/12/2014 tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của VPBank đạt 8.980 tỷ đồng, tăng 1.254 tỷ đồng so với cuối năm 2013 (tăng 16%)thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Việc tăng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank đồng thuận, nhằm đưa nguồn vốn của VPBank tăng trưởng phù hợp với quy mô phát triển và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn

trong hoạt động của Ngân hàng. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm và cam kết của các cổ đông trong việc hỗ trợ chiến lược dài hạn của VPBank nhằm trở thành 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2.3.2 Nguyên nhân

Thứ nhất, công tác quản lý rủi ro đã được thực hiện xuyên suốt trên toàn hệ thống.

Chi nhánh chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kinh doanh nói chung và quản lý tín dụng nói riêng, thực hiện truy cập hệ thống thông tin nội bộ, điều hành hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro thông qua phần mềm IPCASH. Hệ thống xếp hạng tự động được triển khai thành công, gần 100% khách hàng mới đã được xếp hạng và cập nhật liên tục trên hệ thống. Ngoài ra các chương trình quản lý rủi ro trọng điểm đã hỗ trợ tích cực cho các giải pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng được kiểm soát ở mức khá thấp so với toàn ngành.

Đơn vị: %

Thứ hai, các bước xử lý nợ xấu của VPBank được quy định khá rõ ràng và chặt

chẽ. Ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn đã phát huy tốt vai trò của mình, đồng thời luôn quan tâm đề ra các giải pháp xử lý nợ quá hạn.

Cơ cấu tổ chức các phòng ban xử lý nợ xấu của VPBank khá chặt chẽ, ở Hội sở có Ban chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn làm đầu mối chỉ đạo các phòng ban, nắm bắt thông tin để có đề xuất các lãnh đạo xử lý kịp thời, tại khu vực có các phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn khu vực, ở cấp chi nhánh có phòng quản lý nợ xấu và tùy trường hợp cụ thể sẽ thành lập ban xử lý nợ xấu cấp phòng. Với cơ cấu như vậy, mỗi cấp sẽ có trách nhiệm tăng dần trong việc quyết định xử lý nợ xấu, việc xử lý nợ xấu luôn được thông suốt, đảm bảo xử lý kịp thời các khoản nợ xấu phát sinh.

Bên cạnh đó VPBank đã cố gắng trong công tác xử lý nợ xấu, tập trung ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, bổ sung thành phần và cơ chế hoạt đồng của Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, triển khai cơ chế khen thưởng với đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ nhân viên đã thực hiện tốt quy trình cho vay, đảm bảo thực

iện đúng hệ thống xếp hạng nội bộ. Sử dụng linh hoạt các biện pháp xử lý nợ xấu để phù hợp với tính chất của từng khoản vay, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, từng đối tượng khách hàng. Đối với các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi thì Ngân hàng tích cực chỉ đạo CBTD bám sát, theo dõi hộ trợ khách hàng cải thiện kinh doanh, tạo nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Đối với các khoản nợ khó đòi, Ngân hàng tận dụng các nguồn thu của khách hàng. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, Ngân hàng đã chủ động thực hiện công tác xử lý nợ, tiến hành đa dạng các hình thức xử lý.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xử lý nợ xấu của VPBank vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định.

Thứ nhất, so với một số NHTM khác thì tốc độ giảm nợ xấu của VPBank còn khá

chậm.

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM giai đoạn 2013 - 2014.

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM giai đoạn 2013 - 2014.

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy tốc độ giảm nợ xấu của VPbank là tương đối thấp so với các NHTM khác. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của VPBank là 2,81% đến năm 2014 con số này có giảm nhưng chỉ giảm xuống mức 2,54%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2013 là 3,02% nhưng giảm xuống còn 2,18% trong năm 2014. NCB và SHB gây bất ngờ với tốc độ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống hơn một nửa. Xét về tốc độ giảm tỷ lệ nợ xấu, năm qua NCB đã leo lên vị trí đầu bảng khi giảm tỷ lệ nợ xấu chiếm 6,06% tổng dư nợ xuống còn 2,51%. SHB cũng gây bất ngờ khi là Ngân hàng đứng thứ hai về tốc độ nợ xấu giảm nhanh. Tỷ lệ nợ xấu của SHB trong năm 2014 đã giảm hơn một nửa, từ 4,06% cuối năm 2013 xuống còn 2,02% tại thời điểm 31/12/2014.

Thứ hai, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tuy thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trên tổng nợ xấu của VPBank nhưng con số này 2 năm gần đây lại có xu hướng tăng so với năm 2011 và 2012. Nếu như tỷ lệ nợ nhóm 5 của VPBank năm 2011 là 0,65% năm 2012 là 0,52% thì sang năm 2013 con số này lên đến 0,77%. Năm 2014 tỷ lệ này có giảm xuống còn 0,66% nhưng vẫn ở mức cao hơn so với năm 2011 và 2012. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm nhưng nợ có khả năng mất vốn lại tăng thì đây không phải là một tín hiệu tốt. Vấn đề đáng lo ngại được đặt ra ở đây là liệu nợ xấu đã thực sự được hóa giải bớt hay chỉ là lột xác dưới hình thức mới.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a) Nguyên nhân từ phía VPBank

Thứ nhất, nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực

Bên cạnh đội ngũ cán bộ tín dụng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm VPBank vẫn còn tồn tại một số cán bộ yếu kém về mặt chuyên môn, hiểu biết sai về các chính sách, quy định dẫn tới thực hiện sai quy trình cho vay. Thẩm định khách hàng và dự án vay vốn lỏng lẻo, không chính xác.

Mặt khác, chuyên viên quan hệ khách hàng phải thực hiện tất cả các khâu từ tìm kiếm khách hàng tới thu hồi nợ dẫn đến nhiều khi không thể nắm bắt hết thông tin của các khách hàng đã cho vay.

Đạo đức nghê nghiệp của cán bộ tính dụng cũng là yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu. Công việc của cán bộ tín dụng là tiếp xúc với tiền mặt, là người đại diện cho Ngân hàng tiếp xúc với khách hàng và tiếp nhận, thẩm định ban đầu đầu hồ sơ của khách hàng. Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng cố tình làm sai các quy định, tham ô để mưu lợi cho cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của Ngân hàng

Thứ hai, do tác động bởi việc ép chỉ tiêu

Để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra nhiều cán bộ tín dụng cố tình đánh giá sai mức độ rủi ro của khách hàng hay đánh giá lỏng lẻo thiếu chính xác dẫn đến gia tăng các khỏan nợ quá hạn. Mặt khác, để làm đẹp bản cân đối, nhiều cán bộ tín dụng đã cố tình che giấu các khoản nợ quá hạn tiềm năng, điều này dẫn đến kết quả khi không thể che giấu được nữa thì các khoản nợ quá hạn tiềm năng sẽ trở thành nợ xấu.

Thứ ba, việc thu thập thông tin khách hàng của VPBank còn nhiều hạn chế

Một trong những nguồn thông tin tham chiếu quan trọng từ khách hàng của VPBank là từ CIC, tuy nhiên chỉ dựa vào kết quả tra cứu CIC thì chưa đủ để phản ánh hết được mức độ rủi ro của khách hàng, mặt khác những đánh giá về khả năng tài chính, môi trường kinh doanh, năng lực kinh doanh, uy tín tính cách của khách hàng còn tồn tại nhiều hạn chế. Việc kiểm chứng các thông tin mà khách hàng cung cấp và tìm hiểu thêm thông tin từ các cấp thẩm quyền, cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn mà kết quả thu được cũng không được đánh giá cao. Ngoài ra, hiện nay VPBank đang đẩy mạnh cho vay với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy mà khối lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Không ít các doanh nghiệp hiện nay có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán hoặc có được kiểm toán thì sự chậm trễ trong việc công bố cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, VPBank chưa có sự liên kết trong việc thẩm định kết quả báo cáo tài chính của các doanh nghiệp với các ncơ quan khác như Thuế, Hải quan...

Thứ tư, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng như công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng còn hạn chế

Trong thời gian gần đây, VPBank mới chú trọng quan tâm đến hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng, tuy nhiên việc vận hành và ứng dụng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc áp dụng thước đo lượng hóa rủi ro còn nhiều mặt hạn chế do chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến ảnh hưởng xấu tới chất lượng cho vay. Việc chấm điểm tín dụng chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính hai năm gần nhất. Còn những doanh nghiệp mới thành lập thì Ngân hàng không thể dùng hệ thống xếp hạng tín dụng mà tiến hành phân loại nợ chủ yếu theo thời gian quá hạn hoặc dùng bộ chỉ tiêu xếp hạng của khách hàng quy mô nhỏ nên việc xác định và phân loại nợ đối với những khách hàng này cũng kém chính xác.

Ngoài ra, các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống chấm điểm tín dụng phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ chấm điểm nên việc xác thực những thông tin này vào hệ thống chấm điểm cũng khó khăn, làm kết quả xếp hạng cũng bị sai lệch đi nhiều.

Thứ năm, cơ cấu tổ chức bộ máy

cấu bộ máy tín dụng chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Công việc thu hồi nợ chủ yếu do chuyên viên quan hệ khách hàng đảm nhiệm. Tuy đã thành lập các phòng ban từ cấp hội sở đến cấp khu vực để thu hồi nợ nhưng các phòng ban này hoạt động còn nhiều mặt hạn chế, chủ yếu chỉ được thành lập trong một số trường hợp cụ thể để xử lý nợ xấu có số dư lớn của một số khách hàng, một phòng ban thường trực chuyên biệt trong công tác thu hồi nợ tại VPBank là chưa có, điều này làm giảm hiệu quả của tính chuyên môn trong công tác xử lý nợ xấu và làm mất tập trung nguồn lực để phát triển các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Trong quá trình thu hồi nợ, chỉ có những trường hợp đặc biệt, chuyên viên quan hệ khách hàng được một nhân viên từ chi nhánh hỗ trợ thu hồi nợ, tuy nhiên việc hỗ trợ chỉ mang tính chất hình thức để giám sát quá trình thu hồi nợ. Mỗi chi nhánh đều có phòng quản lý rủi ro tín dụng với hai mảng chính là kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ, tuy nhiên khi nợ xấu phát sinh thì hỗ trợ từ phòng quản lý tín dụng hầu như là không có, trách nhiệm phát sinh phần lớn đều thuộc về chuyên viên quan hệ khách hàng.

Thứ sáu, công tác kiểm soát sau cho vay còn nhiều hạn chế

Việc kiểm tra định kỳ các khoản tín dụng đã cấp vẫn còn rất nhiều hạn chế, mới chỉ áp dụng được với các đổi tượng là doanh nghiệp, chưa áp dụng với các cá nhân vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng. Cùng với đó, chất lượng kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa đạt hiệu quả. Ngân hàng mới tập trung vào khâu thẩm định mà thiếu sự quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng hầu như rất lơ là khâu kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nguyên nhân chủ yếu là

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w