Doanh nghiệp Khách háng Doanh nghiệp Ngăn háng Bán buôn Nguonvón& Dautu GIÁM DÓC Bán háng & Kênh phân phối HỘI OONG QUÁN TRỊ DẠI HỘI DỒNG CÕĐÕNG KHối KiEMTOaN NỘI BỘ uỷ BAN Dieu HaNH Khách háng Cá nhãn Khói QuantriNguon nhãn lục IJYBAN
QuANLYRili RO NHâNSựUYBAN
ALCO HỘIĐÒNG ĐÀU Tư Trung tâm Tin dụng Tiêu dùng HỘIĐÒN G TÍN Quánlỷ Thuong hiệu Vận hành Cõngnghệ Thõng tin Pháp ché & Xù lý nọ Oon vị HỖ trọ - Vặn hành Nguồn: VpBank.com.vn
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của VPBank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ quy định.
Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng
nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của VPBank; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của VPBank; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của VPBank.
Hội đồng quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn
quyền nhân danh VPBank để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của VPBank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và hoạt động.
Ủy ban nhân sự:
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị về quy mô và cơ cấu Hội đồng quản trị, Người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của Ngân hàng. - Tham mưu cho Hội đồng quản trị xử lý các vấn đề về nhân sự phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Người điều hành Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng.
- Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc ban hành các quy định nội bộ của Ngân hàng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyển chọn nhân sự, đào tạo và các chính sách đãi ngộ khác đối với Người điều hành, các cán bộ, nhân viên của Ngân hàng.
Ủy ban quản trị rủi ro:
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng.
- Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của Ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
- Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động.
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan, chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao.
Các hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị
ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt
động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Các phòng nghiệp vụ và các trung tâm: Theo sơ đồ khối nêu trên, VPBank đã thành
lập các phòng nghiệp vụ để thực hiện các chức năng kinh doanh Ngân hàng và trợ giúp các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống.
2.1.3 Một số hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng. Các sản phẩm huy động vốn của VPBank rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức bằng ngoại tệ và nội tệ thông qua các kênh huy động khác nhau. VPBank được xem là Ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các chương trình khuyến mại, sản phẩm huy động vốn độc đáo, hập dẫn.
Thị trường 1: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là cá nhân và các tổ
chức kinh tế. Ngoài các sản phẩm huy động truyền thống, VPBank không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và mạng lưới hoạt động rộng khắp cả
nước, thương hiệu Ngân hàng đã chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp nên việc huy động ngày càng trở nên thuân tiện hơn.
Thị trường 2: Là mảng thị trường tập trung vào các định chế tài chính. Bên cạnh
việc kinh doanh liên Ngân hàng, VPbank còn nhận tài trợ của các tổ chức Quốc tế như nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước đề tài trợ cho các dự án trọng điểm đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank cũng có các biến chuyển tốt dần qua các
năm.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn của VPBank qua các năm
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng ■Huy động vốn từ khách hàng ■Huy động vốn từ TCTD khác ■Phát hành GTCG ■Huy động khác
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank từ năm 2011 - 2014.
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, huy động vốn của VPBank tăng trưởng mạnh, ổn định và bền vững. Tổng huy động vốn tại thời điểm 31/12/2014 đạt 154.262 tỷ đồng, tăng 35,87% so với năm 2013. Trong đó, tiền gửi của khách hàng lần đầu tiên vượt lên 100 nghìn tỷ đồng, đạt 108.354 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn từ năm 2011 - 2014. Sự tăng trưởng này là kết quả của định hướng chiến lược huy động vốn đúng đắn cùng với những nỗ lực không ngừng của VPBank trong việc nâng cao uy tín và nhận diện thương hiệu. VPBank luôn đặt trọng tâm mục tiêu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2, nâng cao dự trữ thanh
khoản và đi theo đúng định hướng chiến lược tăng trưởng hữu cơ về quy mô trong giai đoạn đầu. Trong các nguồn huy động, nguồn đến từ khách hàng cá nhân có mức tăng tuyệt đối lớn nhất (tăng 16.570 tỷ đồng, tương ứng 44%), duy trì tỷ trọng đóng góp trong tổng huy động khách hàng ở mức cao (65%), góp phần thực hiện chiến lược bán lẻ của Ngân hàng và nâng cao tính ổn định, bền vững của nguồn vốn. Bên cạnh chiến lược trọng tâm là bán lẻ, VPBank còn tập trung khai thác triệt để cơ hội ở các khối khách hàng doanh nghiệp để tăng trưởng và đa dạng hóa thêm nguồn vốn huy động, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn huy động giá rẻ khác. Để đạt được kết quả như vậy, VPBank đã không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng với lãi suất linh động, phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng quy mô huy động ở các đơn vị.
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Trong năm qua, VPBank đã thực hiện đúng tiến độ các dự án chiến lược, đặc biệt là các dự án ở các khối kinh doanh trọng tâm thuộc 2 khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với các dự án chiến lược khai thác triệt để cơ hội ở các khối kinh doanh khác. Nhờ vậy mà hoạt động cho vay đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
Năm 2014 VPBank đã triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc cho các năm tiếp theo. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, danh mục cho vay khách hàng đạt 78.379 tỷ đồng vượt 8% kế hoạch ĐHCĐ đề ra.
Biều đồ2.2: Cơ cấu cho vay của VPBank 2011 — 2014.
Đơn vị: Tỷ đồng
■Cho vay cá nhân
■Cho vay doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2011 - 2014.
VPBank là một trong những Ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất của ngành Ngân hàng. Tổng danh mục cho vay khách hàng năm 2014 tăng 49% so với năm 2013. Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, Ngân hàng chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ôtô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản, các chương trình tài trợ theo ngành...
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp SME đang gặp khó khăn do thiếu vốn để mở rộng phát triển sản xuất. Vì vậy, VPBank đã dành nhiều chính sách ưu đãi nhằm giúp doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận nguồn vốn gía rẻ như áp dụng mức lãi suất hợp lý chỉ 8%/năm, giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn... VPBank luôn xác định doanh nghiệp SME là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của Ngân hàng. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 41.740 tỷ đồng và cho vay cá
2011 2012 2013 2014 TN hoạt động thuần 2.487 3.114 4.969 6.269 LN trước thuế 1.064 949 1.355 1.609 LN sau thuế 800 715 1.018 1.254 ROA 0,96% 0,77% 0,91% 0,88% ROE 14% 11% 14% 15%
nhân đạt 36.639 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 41% và 59% so với 2013. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 53% trong tổng dư nợ (trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ). Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của VPBank đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, VPBank cũng đã dành khối lượng vốn lớn để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các khu vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Cụ thể là so với năm 2013, cho vay nông nghiệp và lâm nghiệp tăng 48%, thương mại sản xuất và chế biến tăng 156%, trong khi cho vay xây dựng (bất động sản) chỉ tăng nhẹ 10%. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. VPBank đã đưa vào triển khai thành công hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm tiên tiến, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn ... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.
2.1.3.3 Hoạt động đầu tư
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hoạt động đầu tư của VPBank qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
■Chứng khoán đầu tư ■Góp vốn đầu tư dài hạn
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2011 - 2014.
Trong suốt giai đoạn 2011 - 2014, danh mục chứng khoán đầu tư luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn đầu tư của VPBank. Tính đến cuối năm 2014, danh mục đầu tư chứng khoản đạt giá trị trên 47.967 tỷ đồng, tăng trưởng 64% so với năm trước. 2014 tiếp tục là năm kinh doanh chứng khoán đạt kết quả tốt của VPBank khi ghi
nhận lãi thuần từ hoạt động này đạt 461 tỷ đồng, tăng 157 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 52%. Tùy thuộc vào từng thời kỳ kinh doanh, chiến lược đầu tư của VPBank luôn gắn liền mục tiêu lợi nhuận với đảm bảo trạng thái thanh khoản và khẩu vị
rủi ro được HĐQT phê duyệt. Với chiến lược đó, VPBank đã duy trì và tăng trưởng vào các trái phiếu có tính an toàn và thanh khoản cao như Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu NHNN, Tín phiếu Kho bạc và trái phiếu của các TCTD, đồng thời tăng trưởng một cách
có chọn lọc đối với danh mục trái phiếu doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh được bền vững, Ngân hàng có thể chấp nhận mức lợi tức vừa phải nhằm đảm bảo
khả năng thanh khoản. Mặt khác, từng danh mục đầu tư được xây dựng các hạn mức rõ ràng đồng thời thực hiện đa dạng hóa các công cụ đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ khác
Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực khi tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Tổng doanh thu phí dịch vụ của VPBank đến cuối năm 2014 đạt 960 tỷ đồng, trong đó dịch vụ thanh toán chiếm 13%, dịch vụ đại lý bảo hiểm chiếm 45%, dịch vụ tư vấn chiếm 11%.... Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 607 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013.
2.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt đông kinh doanh của VPBank qua các năm
Chỉ tiêu Yêu cầu 2011 2012 2013 2014
Thu nhập hoạt động thuần có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2011 - 2014. Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của Ngân hàng, thu lãi kinh doanh chứng khoán thành công, đồng thời duy trì được bảng cân đối hiệu quả nên tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2014 là khá cao, đạt 6.269 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước. Đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng này đến từ thu nhập lãi thuần (tăng 1.139 tỷ đồng - chủ yếu nhờ tăng trưởng cho vay, huy động vượt bậc, cải thiện cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn hiệu quả), tiếp đến là hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán (tăng 157 tỷ đồng - tương ứng 52%).
Lợi nhuận của VPBank năm 2012 giảm 11% ứng với số tuyệt đối giảm 115 tỷ đổng so với năm 2011. Do năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hoạt động kinh doanh của VPBank cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Mặt khác, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở nền tảng là mục tiêu không thể thiếu trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, cũng làm cho mức chi phí hoạt động và đầu tư tăng cao. Những yếu tố này đã dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm đi trong năm 2012. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) giảm từ 14% trong năm 2011 xuống còn 11% trong năm 2012. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) giảm từ 0.96% xuống còn 0,77%.
Năm 2013, thêm một năm khó khăn với ngành Ngân hàng nói riêng và hệ thống kinh tế Việt Nam nói chung, nhưng VPBank vẫn đảm bảo duy trì các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng tổng tài sản ở mức khả quan. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) của VPBank năm 2013 đạt 0,91%, tăng 0,14% so với năm 2012, chủ yếu đến từ việc chuyển dịch cơ cấu tài sản và nguồn vốn sang các hoạt động có tính bền vững và khả năng sinh lời cao hơn. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở