1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2.1 Về huy động vốn dân cư
Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn. Trước đây chỉ có hai hình thức huy động vốn đó là không kỳ hạn và có kỳ hạn lãi suất được huy động cứng. Lãi suất của huy động vốn không kỳ hạn luôn là 0,25%/ tháng loại huy động này khách hàng gửi vào và lấy ra bất kỳ thời gian nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, nguồn vốn huy động này giá rẻ nhưng không ổn định. Lãi suất huy động có kỳ hạn được công bố theo từng thời kỳ tùy theo tình hình của thị trường, loại huy động này nếu khách hàng rút đúng kỳ hạn mới được hưởng lãi suất đã thỏa thuận với ngân hàng còn nếu rút trước hạn thì sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn. Từ khi thành lập (năm 2006) trở lại đây Ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, ngoài sản phẩm tiết kiệm thông thường chi nhánh còn có các sản phẩm huy động vốn theo thời kỳ như:
- Tiết kiệm bậc thang: Đây là loại tiết kiệm có kỳ hạn nhưng lãi suất được tăng lên cùng với số dư tiền gửi. Tức là cùng một kỳ hạn gửi nhưng khách hàng gửi nhiều tiền hơn thì lãi suất được cao hơn.
- Tiết kiệm rút gốc linh hoạt: Loại tiết kiệm này khách hàng đăng ký gửi có kỳ hạn nhưng có thể rút ra bất kỳ lượng tiền nào số tiền rút ra trước kỳ hạn đó được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Số còn lại được tính tính tiếp cho đến hết kỳ hạn, lãi suất bằng lãi suất khi khách hàng đăng ký. Vì không phải bất cứ lúc nào khách hàng cũng xác định được nhu cầu chi tiêu của mình vì vậy khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng họ lựa chọn hình thức này với hy vọng tiết kiệm và hưởng lãi suất cao nếu như họ có xuất phát nhu cầu chi tiêu mà nhu cầu nhỏ hơn số tiền họ gửi vào ngân hàng thì họ chỉ rút đủ nhu cầu và không phải làm lại sổ tiết kiệm. Hình thức huy động vốn này cũng được nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng nhiều.
- Tiết kiệm có tham gia dự thưởng: Nắm được thị hiếu của người gửi tiền muốn gửi tiền có lãi nhưng lại có cơ may trúng số. Khách hàng chỉ cần mang tiền đến ngân hàng gửi tiết kiệm là sẽ có cơ hội trúng các giải thưởng rất có giá trị của các ngân hàng. Từ năm 2006 Ngân hàng luôn chọn đúng thời điểm để tung ra thị trường loại tiết kiệm có tham gia dự thưởng với rất nhiều giải thưởng hấp hẫn và giải đặc biệt là một tỷ đồng hoặc một chiếc xe Camry... Với loại sản phẩm này các Ngân hàng đã nhanh chóng thu hút được nhiều nguồn
vốn lớn và khách hàng có cơ may trúng thưởng một tỷ đồng hoặc xe Camry và các giải thưởng khác. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Từ Sơn triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng đợt I/2011 trên phạm vi toàn quốc dành cho khách hàng cá nhân với mức lãi suất hấp dẫn- nhỏ hơn mức lãi suất tiết kiệm thông thường rất nhỏ và đặc biệt năm nay có những điều kiện nới lỏng hơn so với năm trước như có thể rút trước hạn mà không bị phạt, kỳ hạn gửi đa dạng và nhiều giải thưởng như xe ô tô Toyota Camry, xe máy Piaggio LX và hàng ngàn giải thưởng khác. Với chương trình cấp số dự thưởng tự động trên toàn quốc, các khách hàng khi gửi tiền sẽ được nhận số dự thưởng khách quan, ngẫu nhiên bằng bội số của số tiền gửi tối thiểu ứng với kỳ hạn gửi quy định. Loại sản phẩm này có tính ưu việt huy động được một món tiền lớn nhanh trong một thời gian ngắn nhưng kỳ hạn khách hàng gửi không dài nếu không trúng thưởng khách hàng sẽ rút ra khi đến hạn vì vậy nguồn vốn không bền.
- Tiết kiệm tích lũy bảo an hoặc tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương: Người gửi tiền ngoài được hưởng lãi suất còn được một phiếu bảo hiểm thân thể. Thực tế khi sản phẩm này ra đời không được khách hàng ủng hộ nên huy động được một lượng rất nhỏ. Mặt khác các ngân hàng thương mại quốc doanh hầu như là có công ty bảo hiểm riêng nhưng lại không liên kết với các công ty bảo hiểm để đưa ra những gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên không được khách hàng ủng hộ và sử dụng sản phẩm này nhiều. Khách hàng chủ yếu của dịch vụ này chủ yếu là các cụ già, người có nguồn thu nhập ổn định như lương... những người trên 60 tuổi trở lên. Mà số lượng khách hàng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư, và cũng không phải tất cả đều sử dụng dich vụ này. Chính vì vậy mà dịch vụ này không phát triển so với các hình thức huy động vốn trên.
- Huy động nhờ Phát hành giấy tờ có giá: Để huy động vốn cho các dự án cụ thể hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động trong những năm gần đây BIDV Từ Sơn đã phát hành các loại giấy tờ có giá để thu hút nguồn vốn. Các loại giấy tờ có giá mà Ngân hàng đã phát hành hiện nay chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ. Những năm qua đồng tiền Việt Nam cũng không ổn định nên khách hàng không dùng sản phẩm có kỳ hạn dài.
Do áp dụng công nghệ hiện đại nên các khách hàng của Ngân hàng có thể gửi tiền một nơi và rút ra tại bất kì chi nhánh nào của ngân hàng ngân hàng cùng hệ thống (BIDV) hoặc các chi nhánh ngân hàng liên kết với nhau trên toàn quốc. Ví dụ như khách hàng nào cùng thẻ của BIDV cũng có thể rút ở Vietinbank, Vietcombank hay Agribank.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 540 68
0^^ 1.329
- Ngoài các hình thức huy động vốn trên BIDV chi nhánh Từ Sơn hiện nay còn áp dụng các hình thức khác như huy động vốn thông qua hình thức trả lương tư động. Với dịch vụ này các khách hàng đăng ký với ngân hàng, ngân hàng mở tài khoản cho từng cá nhân thông qua phát hành thẻ ATM. Hàng tháng đơn vị chuyển file tiền lương đến cho ngân hàng, ngân hàng sẽ tự động trích tiền từ tài khoản của đơn vị chuyển vào từng tài khoản cá nhân. Dịch vụ phát hành thẻ ATM, chi trả kiều hối, mở tài khoản thanh toán cũng là những kênh huy động vốn hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh hay cá nhân đều đang sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản không chỉ đơn giản thuận tiện cho các doanh nghiệp mà nó còn tiết kiệm được thời gian, cắt giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp... hơn thế nữa không phải tất cả khách hàng khi nhận được lương họ lại rút hết mà họ chỉ rút một phần số dư còn lại ngân hàng có thể sử dụng mà phải trả phí rất nhỏ.
- Trong những năm vừa qua BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Từ Sơn nói riêng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt mới mẻ so với những năm trước và thu hút được rất nhiều vốn từ các tổ chức đặc biệt là trong dân cư và góp phần vào mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian sắp tới
2.2.1.1. Ket quả huy động vốn cá nhân tại BIDV Từ Sơn.
Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được BIDV nói chung và BIDV Từ Sơn nói riêng chú trọng với việc cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng. Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn dân cư của Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011.
Theo dữ liệu thực tế, trong 3 năm từ 2009 đến 2011 tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn dân cư cuối kỳ của BIDV Từ Sơn luôn ở mức cao 20% năm 2009, năm 2010 là 22%, năm 2011 là 42% tuy nhiên do sự tăng trưởng mạnh từ tiền gửi của khách hàng tổ chức nên tỷ trọng tiền gửi dân cư có sụt giảm từ 50% năm 2009 xuống còn 48% năm 2010 và còn 35% năm 2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư phụ thuộc vào hiệu quả sinh lời của nhiều kênh đầu tư trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động dân cư có thể sụt giảm hoặc tăng do sự hấp dẫn hoặc kém hấp dẫn của các kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào việc thực hiện lãi suất trần mà NHNN quy định, các Ngân hàng muốn tăng lãi suất để huy động nhiều hơn nhưng lãi suất huy động bị giới hạn bởi trần lãi suất. Luôn chấp hành chính sách lãi suất của nhà nước và có chính sách chăm sóc, thu hút khách hàng nên BIDV Từ Sơn luôn không ngừng nâng cao tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư.
Tiền gửi tiết kiệm (Huy
động vốn dân cư) Tỷ đồng
270 330 470
Huy động vốn dân cư/ Tổng
nguồn vốn huy động %
50 48 35
Tốc độ tăng trưởng vốn huy
động (dân cư). %
(Nguồn: Báo cáo của BIDV Từ Sơn)
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu huy động vốn cá nhân
Trong 3 năm gần đây, cơ cấu tiền gửi dân cư dịch chuyển tích cực với tỷ trọng tiền gửi VND liên tục tăng. Tỷ trọng tiền gửi VND luôn chiếm trên 70% trong tổng huy động vốn cá nhân. Đặc biệt kể từ khi NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi ngoại tệ giảm thì sức hút của việc gửi tiền VND lại càng lên cao mạnh mẽ, đồng thời do yếu tố lạm phát tăng cao, NHNN đưa ra hàng loạt các biện pháp ổn định lưu thông tiền tệ, một trong những biện pháp đó là tăng lãi suất huy động vốn VND, dẫn tới lãi suất huy động VND có sức hấp dẫn mạnh đã thu hút được một lượng tiền gửi khổng lồ từ trong dân cư. Bên cạnh đó do chính sách quản lý ngoại hối của NHNN được đánh giá khá tốt, cho nên trong một khoảng thời gian khá dài, tỷ giá hối đoái ít có sự biến động. Vì vậy, mọi người có xu hướng bán ngoại tệ cho Ngân hàng và gửi tiết kiệm bằng VND thay vì như trước kia dùng VND mua ngoại tệ để gửi.
2.2.2. Ve cho vay cá nhân (tín dụng bán lẻ)
Trong những năm qua cùng với các TCTD là những chủ thể chính cung cấp dịch vụ ngân hàng đã xuất hiện thêm nhiều các trung gian tài chính khác, các tổ chức không phải ngân hàng cũng tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng. Thêm nữa, sự tham gia của chủ thể nước ngoài trong lĩnh vực này, tất cả tạo nên một sự cạnh tranh manh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính. Trong bối cảnh cạnh tranh đó BIDV nói
TT Chỉ tiêu ĐV T Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
chung và BIDV Từ Sơn nói riêng đã có những bước đột phá về lĩnh vực công nghệ, quản trị điều hành, tăng quy mô vốn, mở rộng mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngày càng được mở rộng nhiều loại hình dịch vụ bán lẻ được tung ra thị trường. Ngoài các sản phẩm truyền thống cho vay để sản xuất kinh doanh trung và dài hạn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ủy thác... các NHTM VN còn phát triển một số loại cho vay mới như:
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay mua ô tô, mua nhà trung cư - Cho vay mua nhà dự án
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
Đối với hình thức cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà trung cư, hiện nay Ngân hàng đang trong giai đoạn mới bắt đầu tiến hành cung cấp cho khách hàng. Đối với hình thức cho vay có đảm bảo bằng thu nhập được Ngân hàng sử dụng không những cho cán bộ công nhân viên của mình mà còn đối với các khách hàng hiện có của ngân hàng. Nhưng hình thức này không được khách hàng sử dụng do những hạn chế của nó.
Trong những năm vừa qua sản phẩm tín dụng bán lẻ ngày càng đa dạng và phong phú, các khách hàng được vay vốn ngân hàng để sử dụng cho mục đích cá nhân thoản mãn được nhu cầu của mình và Ngân hàng gia tăng được lợi nhuận của mình. Những sản phẩm mà BIDV cũng như BIDV Từ Sơn cung cấp ra thị trường đều được khách hàng đón nhận và sử dụng. Chính vì thế mà trong những năm gần đây hoạt động tín dụng bán lẻ có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cụ thể như sau:
2.2.2.1. về quy mô tín dụng bán lẻ và tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ:
BIDV từ lâu đã có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (tín dụng bán buôn). Hoạt động cho vay bán lẻ mới chỉ bắt đầu được quan tâm từ vài năm trở lại đây, đặc biệt chỉ đến năm 2008, cùng với việc nhận thức quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ và việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, hoạt động cho vay bán lẻ mới bước đầu quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng.
BIDV Từ Sơn là một chi nhánh mới được thành lập từ năm 2006. Mới ban đầu thành lập đã gặp không ít khó khăn. Được sự quan tâm chú ý của BIDV Trung ương hoạt động cho vay nói chung và cho vay bán lẻ nói riêng được chú trọng phát triển, tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV Từ Sơn đã dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh.
Quy mô tín dụng bán lẻ: có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2008 dư nợ tín dụng bán
lẻ là 220 tỷ chiếm 29,69% tổng dư nợ tại chi nhánh, đến năm 2009 dư nợ tín dụng bán lẻ la 367 tỷ chiếm 41,86% tổng dư nợ tăng 66,8% so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ tín dụng bán lẻ là 408 tỷ chiếm 32,6% tổng dư nợ. Tỷ nợ dư nợ tín dung bán lẻ có giảm so với năm 2009. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dung bán lẻ là 11,7% giảm so với năm 2009 là 66,8%. Tỷ lệ dự nợ tín dụng bản lẻ và tốc độ tăng trưởng giảm là do tình hình kinh tế năm 2010 có biến động, lãi suất ngân hàng tăng cao vào cuối năm. Năm 2011 tổng dư nợ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh là 725 tỷ chiếm 54,7% tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng là 77,7%.
về tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/ tổng dư nợ: Năm 2008 chiếm 29,69%, năm 2009
chiếm 41,86%, năm 2010 chiếm 32,6%, đến năm 2011chiếm 54,7%. Ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. So với tỷ lệ này của BIDV năm 2008 là 11%, 2009 là 14%, năm 2010 là 15% điều đó cho thấy BIDV Từ Sơn có tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ Tổng dư nợ so với toàn hệ thống BIDV là tương đối cao, để có được điều đó BIDV Từ Sơn đã lỗ lực trong công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng và vận dụng linh hoạt các sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Tổng dư nợ Tỷ đồng 74 1 89 8 1.24 8 1.324 ~2 Dư nợ tín dụng bán lẻ đồngTỷ 22 0 7 36 408 725
^3 Tăng trưởng dư nợ
tín dụng bán lẻ % 66,8 11,1 7 77, 7 ^4 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/ Tổng dư nợ % 29,6 9 41,86 32,6 54, 7
5 Tỷ lệ nợ quá hạn/