Nhóm giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu 001 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH từ SƠN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 80)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.2. Nhóm giải pháp lâu dài

3.2.2.1. Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh trên thị trường NHBL ngày càng gay gắt, phát triển dịch vụ NHBL được xác định là một định hướng chiến lược quan trọng của BIDV Từ Sơn. Trong đó, việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp tiên quyết, đòi hỏi phải tích cực phát triển mở rộng thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đồng thời tăng cường quản lý phân phối nhằm tối đa hóa vai trò của từng kênh phân phối một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi như:

- Tăng cường hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấp hệ thống ATM thành những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khu vực. Đồng thời, phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cường liên kết với các NHTM để nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM và thẻ POS; Giải pháp này được quyết định chính bởi BIDV trung ương.

- Phát triển loại hình ngân hàng qua máy vi tính và ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet. Trong đó, Ngân hàng cần sớm đưa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn số dư tài khoản và thông tin về cam kết giữa ngân hàng và khách hang...

- Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, đây là mô hình phổ biến với chi phí rất thấp, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ thời gian, địa điểm nào;

- Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý như, đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM, đại lý thanh toán.

Quá trình phát triển và hoàn thiện dịch vụ NHBL phải được thực hiện từng bước, vững chắc, đồng thời có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh chóng trên cơ sở giữ vững thị phần đã có và mở rộng thị trường, tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ, kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng với lợi ích của ngân hàng và có lợi cho nền kinh tế.

Chìa khóa của Chiến lược NHBL là phát triển CNTT, làm nền tảng phát triển kinh doanh và mở rộng các loại hình dịch vụ mới theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai mô hình giao dịch một cửa, hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực. Tăng cường xử lý tự động trong tất cả qui trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.

3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại và tiện ích.

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Các NHTMVN cần có sự đánh để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới tiện ích đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Căn cứ thế mạnh cũng như đặc thù đối tượng khách hàng của mình, BIDV Từ Sơn cần thực hiện các giải pháp theo các định hướng sau đây nhằm phát huy tối ưu những lợi thế của mình.

* Giải pháp tăng cường dịch vụ tín dụng bán lẻ

Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý theo từng phân đoạn khách hàng. Phát triển các sản phẩm tín dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: Tài khoản cá nhân kết hợp với các dịch vụ gia tăng như trả lương, thẻ, sao kê, trả các hóa đơn dịch vụ, các sản phẩm đầu tư, quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung, phát triển các tiện ích mới của thể ATM, phát triển dịch vụ cho vay bảo lãnh, các sản phẩm cho vay cầm cố, thế chấp.

Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm hướng đến khách hàng các nhân như: Cho vay mua nhà, xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, xe máy, cho vay du học, cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình, cho vay cán bộ quản lý Dự án...

Cải cách thủ tục hồ sơ vay vốn theo tiêu chí an toàn đơn giản hóa thủ tục. Đặc biệt là cần đưa ra giải pháp cho vay đối với làng nghề. Cần ban hành quy trình xử lý hồ sơ theo hướng chuẩn hóa và áp dụng quy trình này vào công tác thi đua khen thưởng của từng cán bộ tín dụng để mang lại uy tín cho ngân hàng. Tránh các trường hợp tiêu cực, vì mục đích cá nhân mà khi xử lý thẩm định hồ sơ không mang tính khách quan.

Mở rộng đối tượng phục vụ: Xem cán bộ công nhân viên ngân hàng là đối tượng khách hành tiềm năng, tiếp tục mở rộng công tác cho vay tiêu dùng CBCNV về nhiều lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở... Đối với đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải có riêng bộ phận chuyên trách để theo dõi đối tượng này. Mặc dù đây là đối tượng đang rất cần tiếp cận nguồn vốn vay nhưng cong nhiều hạn chế như tài chính chưa minh bạch, lãnh đạo điều hành chưa được đào tạo bàn bản, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế. Do đó, để đảm bảo hạn chế rủi ro cán bộ tín dụng nên thường xuyên thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng này.

Xây dựng triển khai hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng cá nhân, triển khai sản phẩm tín dụng bán lẻ chuẩn: Hiện nay, việc xây dựng các sản phẩm tín dụng bán lẻ theo cách thức mới, “bán tự động” trên cơ sở khách hàng được xếp hạng tín nhiệm (chấm điểm theo thẻ chấm điểm) đang được Ngân hàng nghiên cứu triển khai. Hệ thống xếp hạng đối với khách hàng cá nhân đang được triển khai xây dựng. Khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng tư nhân cá thể được áp dụng thì cần xây dựng và quản lý các sản phẩm tín dụng bán lẻ chuẩn áp dụng cho từng đối tượng khách hàng (Xem phụ lục II). Ngoài ra, cần nghiên cứu phát triển phần mền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng cá nhân phê duyệt hàng loạt.

Từng bước tiến hành quản lý các sản phẩm tín dụng bán lẻ theo dòng sản phẩm. Cần tập trung triển khai trong toàn hệ thống các ngân hàng để đạt hiệu quả cao. Việc quản lý hạn mức của từng sản phẩm sẽ do Hội sở chính của Ngân hàng quyết định và thực hiện phân tách thu nhập, chi phí đối với từng sản phẩm cụ thể.

- Tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hành cho đội ngũ làm công tác tín dụng. Củng cố lực lượng làm công tác tín dụng vững vàng về nghiệp vụ để hạn chế rủi ro tín dụng. Cần thay đổi tư duy làm việc đổi mới với cán bộ ngân hàng và khách hành với phương châm đôi bên cùng có lợi, cùng bình đẳng khi hợp tác cùng nhau.

* Giải pháp huy động vốn dân cư

Ngân hàng phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển vốn dài hạn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, đặc biệt chú trọng khai thác tới việc huy động vốn trong dân cư. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hiện nay đang được tích trữ dưới dạng vàng, các loại ngoại tệ để đáp ứng nhu

cầu tín dụng của nền kinh tế đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng tiền đồng trong tổng nguồn vốn. Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn đó là:

- Xác định khách hàng tiềm năng: Ngân hàng tổ chức khảo sát thị trường để có chính sách thu hút và phát triển các sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đồng thời nhận thấy cần phân đoạn khách hàng để có chính sách huy động vốn thích hợp, đặc biệt là trong giai đoạn này khu vực Từ Sơn có nhiều điểm được nhà nước đền bù đất đai, tiền dư thừa trong dân cư là rất lớn. Do đó Ngân hàng cần biết cách tiếp cận khối dân cư có tiền nhàn rỗi bằng nhiều cách khác nhau.

- Phát triển các tiện ích cho khách hàng khi khách hàng đến gửi tiền bằng các hình thức: chi trả lương hàng tháng, tra cứu thông tin về số dư thông qua dịch vụ nhắn tin, phát hành thẻ ATM kèm theo hạn mức thấu chi để khách hành có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi có nhu cầu.

- Đẩy mạnh việc huy động vốn bằng nhiều hình thức sẵn có như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ dài hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang... theo thông báo của ngân hàng với nhiều loại kỳ hạn khác nhau kể cả VNĐ và ngoại tệ.

- Tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, các dịch vụ tiện ích. Phát triển phong phú các hình thức huy động, lãi suất linh hoạt. Cần tiếp tục đưa ra các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng.

- Nghiên cứu, mở rộng các điểm giao dịch thực hiện chức năng ngân hàng bán lẻ.

* Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối.

Trong thời gian qua lượng kiều hối chuyển tiền về Việt Nam tăng lên nhanh chóng và trở thành nguồn thu nhập, góp phần cải thiện thu nhập của người dân trong nước. Để phục vụ cho khách hàng, Ngân hàng tăng cường nghiên cứu cải tiến công nghệ đưa ra các sản phẩm và các hình thức chuyển tiền kiều hối mới. Thiết lập các kênh chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, đặc biệt đối với các quốc gia có nhiều Việt kiều sinh sống như Mỹ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia. Đối với việc phát triển dịch vụ kiều hối cần làm tốt các giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng khi mở tài khoản, khách hàng chuyển tiền và nhận tiền kiều hối.

- Có chính sách ưu đãi về phí dịch vụ hoặc tặng quà cho đối tượng là khách hàng lớn,

khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống, các khách hàng thường xuyên giao dịch với số lượng lớn.

- Áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt và phí chuyển tiền phù hợp nhằm thu đổi được lượng ngoại tệ rất lớn từ dịch vụ này.

- Đối vói các khoản chi kiều hối với số lượng lớn cần nghiên cứu hình thức chi trả kiều hối tại nhà để đảm bảo an toàn cho khách hàng.

- Trong các mùa cao điểm vào dịp Noel, tết nguyên đán... nên tăng thêm thời gian phục vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng.

- Nghiên cứu áp dụng phần mềm hiện đại phục vụ cho việc chuyển tiền kiều hối nhanh nhất.

Mở thêm các đại lý phục vụ cho việc chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ để giảm chi phí đầu tư các điểm giao dịch nhưng phục vụ được nhu cầu của khách hàng. Thường xuyên triển khai công tác tập huấn các nghiệp vụ ngân hàng đơn giản nhất cho chủ đại lý để đại lý có thể tiếp xúc và giải thích với khách hàng về những vướng mắc hoặc hướng dẫn sử dụng dịch vụ.

* Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ công nghệ cao đòi hỏi đối tượng sử dụng phải am hiểu và biết sử dụng công nghệ điện tử. Trong xu hướng trung của tiến trình hội nhập, dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai phục vụ rộng rãi trong tất cả các đối tượng.

+Giải pháp về dịch vụ thẻ

Trong những năm gần đây, thẻ ATM xuất hiện tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Đối tượng sử dụng thẻ ngày nay đã chuyển sang giới trẻ, sinh viên học sinh. Theo xu hướng hiện nay thẻ ATM đối với khách hàng không những là phương tiện sinh hoạt trong xã hội mà còn dùng để thể hiện mình, thể hiện cá tính, đẳng cấp và tầm nhìn của giới trẻ. Việc phát triển dịch vụ thẻ ATM là phù hợp vơi xu thế hiện nay.

- Đẩy mạnh công tác phát triển thẻ ATM thông qua việc tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng có thu nhập không cao và không có tích lũy.

- Mở rộng các tiện ích đi kèm cho khách hàng khi sử dụng thẻ ATM như dịch vụ cung cấp hạn mức thấu chi, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, phí bảo

hiểm, tiền gửi tiết kiệm thông qua thẻ. Đặc biệt nên nới lỏng điều kiện phát hành thẻ thấu chi để có nhiều người hơn nữa được tiếp cận với đồng vốn vay của Ngân hàng hơn.

- Phát triển thêm số lượng các POS tại các nhà hàng, khách sạn, các shop mua sắm tiêu dùng để nâng cao hiệu quả sử dụng ATM. Chi nhánh chưa hề có đặt Pos tại một số siêu thị mà các Pos chủ yếu đặt trước các Ngân hàng hoặc các phòng giao dịch của Chi nhánh. Do đó khi khách hàng mua hàng tại các siêu thị mà phát sinh thêm nhu cầu thanh toán sẽ gây khó khăn cho khách hàng.

Xây dựng chính sách Marketing quảng bá dịch vụ thẻ sao cho ấn tượng đi vào công chúng trương trình quảng cáo thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và các điểm công cộng, phát tờ rơi quảng cáo... nhằm làm cho khách hàng sử dụng thẻ ATM trong hoạt động hàng ngày.

- Thẻ ATM là sản phẩm công nghệ cao trên nền tảng hệ thống tiên tiến, do đó cần phải củng cố lại hệ thống mạng và thiết lập đường truyền ổn định đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống 24 giờ/ngày nhằm tạo lòng tin nơi khách hàng khi sử dụng thẻ ATM.

- Phát triển thêm hệ thống máy ATM phục vụ cho dịch vụ chi hộ lương hàng tháng để phục vụ khách hàng. Nếu muốn phát triển dịch vụ chi hộ lương phải đi kèm với việc phát triển đồng bộ máy ATM.

+Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử SMS banking, home banking, internet banking.

- Bước đầu triển khai phục vụ các dịch vụ ngân hàng điện tử: Homebanking, Phonebanking, Iternetbanking. với những tính năng đơn giản, sau khi khách hàng quen với dịch vụ công nghệ này, ngân hàng sẽ bước sang phục vụ dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử.

- Thực hiện các chương trình quảng bá, tuyên truyền về các dịch vụ ngân hàng điện tử, những tiện ích khi sử dụng dịch vụ này trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng tờ rơi, panô áp phích để quảng cáo.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ thao tác dịch vụ ngân hàng điện tử đối với các nhân viên giao dịch của ngân hàng để hướng dẫn cho khách hàng sử dụng dịch

vụ.

Tại chi nhánh, dịch vụ thanh toán hóa đơn chưa được sử dụng phổ biến, hiện tại mới áp dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn điện thoại. Trong tương lai chi nhánh cần tập trung đưa ra các biện pháp phối hợp với điện lực Bắc Ninh, công ty nước sạch để thực hiện dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước. Đây là dịch vụ hứa hẹn mang lại nhiều doanh thu cho Chi nhánh.

* Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng khác

Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng (kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán- môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, cho vay, quản lý tiền mặt, quản lý

Một phần của tài liệu 001 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH từ SƠN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 80)