Dựa trên cơ sở lí luận về mặt giáo dục học - lí luận dạy học vần, người viết lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp dạy học vần từ quan điểm của các tác giả Hồng Thị Tuyết (2012) và Đặng Kim Nga (2010). Từ những nguyên tắc và phương pháp đĩ, người viết liên tưởng đến việc rèn luyện kĩ năng phát âm cho các em.
Nguyên tắc dạy học vần
Nguyên tắc chữ quốc ngữ và tính tương hợp giữa âm và chữ
Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập. Ranh giới ngữ âm và hình thức của từ nhìn chung trùng nhau ở cấp độ âm tiết. Mỗi chữ được phát thành một âm tiết (cịn gọi là tiếng) và được viết thành một khối. Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) thể hiện đầy đủ các thành phần của âm tiết như một cấu trúc trọn vẹn.
Khi phát âm, mỗi âm được thể hiện bằng một chữ khác nhau, tương ứng quy tắc tương ứng 1 - 1 giữa âm và chữ, ví dụ: âm /b/ cĩ sự thể hiện trên chữ viết là “b”. Khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn viết chữ thì quy tắc tương ứng 1 - 1 giữa âm và chữ khơng cịn nữa, thay vào đĩ một âm cĩ thể thể hiện bằng nhiều con chữ, ví dụ: âm /k/ nhưng lại tới 3 sự thể hiện trên chữ viết là “c, k, q” với các quy tắc kết hợp tương ứng. Trong việc rèn luyện phát âm hay trong khi nĩi thì việc phân biệt rõ sự thể hiện các chữ ghi âm và các âm tuân theo quy tắc 1 - 1 chính là lợi thế trong việc rèn phát âm cho các em vì các em cĩ thể ghi nhớ dễ dàng sự thể hiện của từng âm trên mặt chữ khi phát âm.
Nguyên tắc chú ý đến học sinh như những cá nhân và phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp Một
Trong lớp học mỗi cá nhân là một thực thể sống động, cĩ sự khác biệt nhau về mọi mặt, việc chú ý đến HS như những cá nhân riêng biệt giúp GV nhận ra những ưu, nhược điểm trong quá trình học tập của các em và GV sẽ áp dụng được các biện pháp thích hợp khi dạy học.
Trong rèn luyện phát âm cũng vậy, khi GV chú ý tới HS như những cá nhân là lúc GV nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm của HS mình trong việc rèn luyện phát âm: Cĩ em phát âm tốt, cĩ em cịn nĩi ngọng, cĩ em nĩi lắp, cĩ em gặp khĩ khăn trong vấn đề phát âm do ảnh hưởng phương ngữ, cĩ em gặp khĩ khăn trong vấn đề uốn lưỡi khi phát âm các âm thể hiện trên mặt chữ là “r, s, tr”, cĩ em gặp khĩ khăn trong vấn đề phát âm trịn mơi, phát âm các âm cĩ âm đệm, các âm dễ lẫn cĩ sự thể hiện trên chữ viết như “iu/ iêu”, “ưu/ ươu”,…Chính vì điều đĩ mà việc chú ý đến vấn đề ngơn ngữ của từng HS khơng chỉ thể hiện ở việc chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của các em mà cịn là sự chú ý đến từng khĩ khăn, thuận lợi trong quá trình các em học phát âm. Qua đĩ, GV đề ra các biện pháp phù hợp giúp phát huy tính tích cực cho từng đối tượng, cho từng nhĩm HS cĩ chung một vấn đề khĩ khăn trong quá trình rèn luyện phát âm.
Nguyên tắc thực hành kĩ năng nhận diện từ
khi đọc và hình dung ra chữ viết của các tiếng khi nghe, đọc một số văn bản ngắn. Kĩ năng này bao gồm một chuỗi những kĩ năng bộ phận như: Xem xét, nhận diện các âm, vần tạo thành từ ngữ; Phân tách một từ ngữ thành các âm, nhận diện sự tương hợp giữa âm thanh và chữ viết, đánh vần, đọc trơn.
Nguyên tắc này là cơ sở cho việc rèn phát âm cho HS thơng qua việc gắn âm/ vần với mặt chữ, từ đĩ HS nhận ra từ gắn với sự vật hiện tượng minh họa và khi các em gặp từ đĩ các em cỏ sự liên tưởng để viết đúng chính tả.
Các phương pháp dạy Học vần
Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp phổ biến trong dạy học, phương pháp này đem lại những giờ học sinh động, giúp HS hứng thú hơn trong học tập. Phương tiện trực quan ở đây bao gồm: tranh ảnh, vật thật (lưu ý: các vật minh họa cần an tồn, lành mạnh). Đối với học sinh lớp 1 là các em trong giai đoạn chuyển từ vui chơi là chính sang giai đoạn học tập là chủ yếu thì việc sử dụng phương tiện trực quan tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với các em.
Trong việc rèn kĩ năng phát âm thì việc sử dụng hình ảnh trực quan minh họa đĩng vai trị rất quan trọng vì giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Ví dụ: khi dạy HS phát âm vần “ưu/ ươu” là vần khĩ, cĩ cách phát âm tương tự nhau thì GV cĩ thể sử dụng các hình ảnh minh họa như “con cừu”, “ốc bươu”, “bưu điện”, “hươu cao cổ”, mặc dù đây đều là những hình ảnh minh họa quen thuộc nhưng lại gĩp phần giúp HS hình dung được việc lựa chọn vần phù hợp trong tiếng thể hiện.
Phương pháp phân tích ngơn ngữ
Phương pháp phân tích ngơn ngữ thể hiện ở sự phối hợp một cách hợp lí các thao tác phân tích và tổng hợp khi dạy học. Đây cũng là phương pháp phổ biến trong vấn đề tách âm, tách vần, ghép âm, ghép vần, tách tiếng, ghép tiếng,… Phương pháp phân tích ngơn ngữ giúp HS hiểu rõ hơn về các thành phần của âm tiết (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) nĩi chung, riêng đối với học sinh lớp 1 chỉ cần nắm được ba thành phần chính cấu tạo nên một tiếng là âm đầu, vần và thanh điệu.
Việc sử dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ khi rèn phát âm cho HS đem lại hiệu quả trong việc giúp HS hiểu rõ các thành phần cấu tạo nên một tiếng, gĩp
phần hiệu quả trong việc rèn phát âm, ví dụ: Tách tiếng: Tiếng “sao” gồm cĩ âm “sờ”, vần “ao”; Ghép tiếng: “sờ” - “ao” - “sao”.
Phương pháp sử dụng trị chơi học tập
Trị chơi học tập là một phần quan trọng khơng thể thiếu trong việc thu hút sự chú ý của HS, phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo và đem lại hiệu quả trong học tập nĩi chung cũng như rèn phát âm nĩi riêng.
Ví dụ: Trị chơi học tập GV cĩ thể ứng dụng khi tiến hành dạy học phát âm cho HS là “Phát âm nhanh, phát âm đúng”.
Cách thực hiện: GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội tự tạo 1 cái chuơng cho đội mình như “meo meo”, “reng reng”,…GV đưa tiếng “cá” (lưu ý: tiếng được chọn cần phù hợp với nội dung bài học hơm đĩ), sau khi đếm từ một đến ba, đội nào kêu chuơng của mình trước đội đĩ sẽ phát âm trước, phát âm đúng được 10 điểm, phát âm sai cơ hội thuộc về đội khác.
Khi trị chơi tiến hành với khoảng 10 tiếng GV sẽ tổng kết và tuyên dương đội chiến thắng. Sau trị chơi, GV cho HS phát âm lại tất cả các từ đĩ. Việc rèn phát âm kết hợp trị chơi sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn, giúp HS hứng thú hơn trong học chữ.
Phương pháp luyện tập theo mẫu
Phương pháp luyện tập theo mẫu là phương pháp phổ biến khi rèn phát âm cho HS. HS thường xuyên phát âm theo GV trong giờ học. Việc rèn phát âm với phương pháp luyện tập theo mẫu là việc làm hết sức cần thiết. GV chỉ ra chỗ sai trong phát âm của HS và hướng dẫn HS cách phát âm, vị trí các bộ phận của phát âm như: điểm đặt lưỡi, vị trí của lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu hoặc kết thúc,… Qua đĩ, hạn chế sự lẫn lộn khi phát âm các âm gần giống nhau do ảnh hưởng phương ngữ và các âm dễ lẫn. Việc luyện tập theo mẫu được tiến hành thường xuyên, cĩ sự lặp đi lặp lại trong dạy học phát âm sẽ đem lại hiệu quả trong việc rèn phát âm cho các em.