Thực trạng rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1 tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1 (Trang 32 - 49)

trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh

Người viết tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu nhận thức, thực trạng dạy học của giáo viên và thực trạng âm lời nĩi của học sinh lớp 1 trong việc rèn luyện kĩ năng phát âm, bao gồm: Một số khái niệm chung; Nhận thức của giáo viên về vấn đề rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh; Thực

trạng âm lời nĩi của học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh.

A.Một số khái niệm chung

Bài tập, hệ thống bài tập

Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng, luyện tập và ghi nhớ, lưu giữ lại những điều đã học.

Hệ thống bài tập là tập hợp nhiều bài ra cho HS làm để tập vận dụng, luyện tập và ghi nhớ, lưu giữ lại những điều đã học. Đồng thời, các bài này được sắp xếp theo một trình tự nhất định hay theo cùng một chủ đề, cĩ quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ.

Lời nĩi, âm lời nĩi

Định nghĩa về lời nĩi, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Lời nĩi là kết quả

của việc vận dụng các phương pháp khác nhau của ngơn ngữ để truyền đạt thơng tin, kêu gọi người nghe cĩ hành động tương ứng.”

Theo từ điển Tiếng Việt thì lời nĩi là “Những gì con người nĩi trong một hồn

cảnh giao tiếp cụ thể (nĩi tổng quát)” hoặc là “Sản phẩm hoạt động cụ thể của ngơn ngữ, trong quan hệ đối lập với ngơn ngữ.”

Âm lời nĩi phải được xem xét về mặt vật lí: là âm thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của con người; Về mặt sinh lí: lời nĩi tinh vi, phức tạp hơn nhiều so với các loại âm thanh khác; Về mặt xã hội: là âm thanh dùng trong giao tiếp thường nhật của xã hội, cần xem xét chức năng của nĩ trong một cộng đồng ngơn ngữ nhất định (Dẫn theo tác giả Trần Thị Hồng Vân, 2015)

Tác giả Trần Thị Hồng Vân (2015) cũng đưa ra định nghĩa về âm lời nĩi như sau:

Âm lời nĩi chính là âm thanh của ngơn ngữ, hay cịn gọi là ngữ âm - một loại âm thanh đặc biệt do con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy. Âm lời nĩi bao gồm các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và giọng điệu trong một từ, một câu của ngơn ngữ.

Từ những quan điểm trên, trong nghiên cứu này người viết sử dụng cách hiểu về âm lời nĩi chính là âm thanh của ngơn ngữ, tức ngữ âm, do con người phát ra và

dùng để thực hiện các chức năng ngơn ngữ tương ứng.  Phát âm, lỗi phát âm và phương ngữ

Phát âm, theo Bách khoa tồn thư phát âm nghĩa là: “Cách đọc một từ hay một

ngơn ngữ nào đĩ” hay phát âm là “Cách ai đĩ thốt ra một từ nào đĩ”.

Theo từ điển Tiếng Việt thì phát âm là “Phát ra các âm thanh của một ngơn

ngữ bằng các động tác của mơi, lưỡi, v.v.” hoặc là “Nĩi lên âm thanh của một thứ tiếng.”

Ở nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng cách hiểu phát âm chính là cách phát ra âm thanh của một ngơn ngữ cĩ sự kết hợp các cơ quan phát âm (mơi, lưỡi, răng,…).

Lỗi phát âm cĩ thể được hiểu là sự phát âm đã bị lệch đi so với chuẩn phát âm đã được quy định. Sự phát âm lệch chuẩn đĩ khơng những làm cho nội dung truyền tải của người nĩi đến người nghe trở nên mơ hồ, mà cịn làm cho người nghe cảm thấy khĩ hiểu thậm chí hiểu sai ý được truyền tải. Ở nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng cách hiểu lỗi phát âm chính là sự phát âm bị lệch so với chuẩn chính âm, chuẩn chính tả đã được quy định.

Phương ngữ được hiểu là cách phát âm cụ thể của từng vùng, các nhà ngơn ngữ học đã dựa vào nét tương đồng và khác biệt ngữ âm để phân vùng phương ngữ. Cĩ 3 vùng phương ngữ: Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam (Võ Xuân Hào, 2009).

Tác giả Hồng Thị Châu (2009) định nghĩa:

Phương ngữ là một thuật ngữ ngơn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nĩ so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác.

Bên cạnh đĩ, phương ngữ hiểu một cách đơn giản, đĩ là các từ ngữ được dùng ở địa phương, nhưng cĩ những khác biệt về hình thức (âm thanh) và nội dung (ý nghĩa) so với tiếng Việt chung, cĩ thể dùng từ “biến thể” ở đây. Biến thể này gồm cả hai mặt (âm và nghĩa) (ngonngu.net, 2006).

Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng cách hiểu phương ngữ là cách phát âm cụ thể của từng vùng, cĩ sự khác biệt về hình thức (âm thanh) và nội dung (ý

nghĩa) so với chuẩn phát âm.

B.Nhận thức của giáo viên về vấn đề rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh

Mục đích khảo sát

Người nghiên cứu tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của GV về vai trị, nhiệm vụ, hệ thống bài tập, những nguyên nhân và những lỗi phát âm mà HS thường mắc phải. Bên cạnh đĩ là nhận định của GV về những thuận lợi, khĩ khăn trong quá trình rèn phát âm cho HS.

Nội dung khảo sát

Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu tập trung khảo sát về quá trình dạy học rèn phát âm cho học sinh lớp 1 trong nhà trường tiểu học hiện nay. Cụ thể: người nghiên cứu gửi phiếu xin ý kiến đến đối tượng khảo sát phù hợp. Sau thời gian khảo sát, người nghiên cứu thu thập và ghi nhận tất cả những ý kiến nhận xét, đĩng gĩp trên các phiếu.

Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp khảo sát

- Đối tượng khảo sát: người nghiên cứu tiến hành khảo sát 30 GV về vấn đề rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1.

- Phạm vi khảo sát: Giáo viên tiểu học (ưu tiên GV đang giảng dạy lớp 1) đang

giảng dạy tại một số trường tiểu học ở TP.HCM: trường Tiểu học C.D - quận 1, trường Tiểu học L.N.H - quận 1, trường tiểu học QT.C - quận 3, trường Tiểu học T.V.D - quận 3, trường Tiểu học N.V.T - quận 4, trường Tiểu học V.T.T - quận 10, trường Tiểu học A.C - quận 11, trường Tiểu học H.V.T - quận T.B, trường tiểu học T.Q.T - quận T.B.

- Thời gian khảo sát: khảo sát được tiến hành từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018.

- Phương pháp khảo sát: chúng tơi lựa chọn phương pháp thống kê. Cụ thể: từ kết quả khảo sát, người viết thống kê số lượng cho từng phương án lựa chọn, tính tốn tỉ lệ phần trăm giữa các phương án, phân tích và rút ra kết luận phù hợp.

khảo sát dựa trên “Phiếu xin ý kiến giáo viên về việc rèn phát âm cho học sinh lớp 1” (Phụ lục 1). Trong phiếu này, chúng tơi xây dựng các câu hỏi xoay quanh vấn đề rèn phát âm cho HS bao gồm những đánh giá của GV về vai trị của việc rèn phát âm và ý nghĩa của phân mơn Học vần với việc rèn phát âm; Đánh giá của GV về HTBT rèn phát âm trong chương trình sách giáo khoa hiện hành; Đánh giá của GV về lỗi phát âm của HS, nguyên nhân HS phát âm sai và những thuận lợi, khĩ khăn của GV khi rèn phát âm cho HS. Người viết hy vọng hệ thống câu hỏi đi từ khái quát đến cụ thể sẽ đem lại cái nhìn khách quan trong vấn đề dạy học rèn phát âm cho học sinh lớp 1 trong nhà trường hiện nay.

Kết quả khảo sát và phân tích kết quả

Qua khảo sát 30 giáo viên tiểu học đang giảng dạy lớp 1 và bằng phương pháp thống kê, chúng tơi thu được kết quả sau:

Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về vai trị của việc rèn phát âm và ý nghĩa của phân mơn Học vần đối với việc rèn phát âm cho học sinh

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất quan trọng và cần thiết 25 83.3%

Quan trọng và cần thiết 5 16.7%

Bình thường 0 0.0%

Khơng quan trọng, khơng cần thiết 0 0.0%

Bảng 1.2 cho thấy cĩ 25 GV cho rằng vai trị của việc rèn phát âm và ý nghĩa của phân mơn Học vần đối với việc rèn phát âm cho HS là “Rất quan trọng và cần thiết” chiếm tỉ lệ 83.3%, và cĩ 5 GV cho rằng “Quan trọng và cần thiết” chiếm tỉ lệ 16.7%. Cĩ thể thấy rằng phần lớn GV đều đặt tầm quan trọng của việc rèn phát âm lên hàng đầu, đặc biệt là rèn phát âm trong phân mơn Học vần - là phân mơn đầu tiên khởi đầu cho việc học chữ.

Bảng 1.3. Đánh giá của giáo viên về hệ thống bài tập rèn phát âm cho học sinh trong chương trình sách giáo khoa hiện hành

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%)

Đa dạng, phong phú 0 0.0%

Bình thường 10 33.3%

Cịn hạn chế 20 66.7%

Bảng 1.3 cho thấy HTBT rèn kĩ năng phát âm cho HS trong chương trình sách giáo khoa hiện hành nhận được rất nhiều sự quan tâm của GV, đối với việc nhận xét về nguồn ngữ liệu bài tập được cung cấp trong sách giáo khoa hiện hành cĩ tới 20 GV cho rằng “Cịn hạn chế” (chiếm 66.7%), 10 GV cho là “Bình thường” (chiếm 33.3%). Sở dĩ GV đưa ra nhận xét như vậy cĩ thể xuất phát từ việc khi rèn phát âm âm - vần khĩ cho HS, thường chỉ dừng lại ở mức độ lặp đi lặp lại nhiều lần từ khĩ đĩ mà khơng cĩ một hệ thống các từ tương tự đi kèm để HS cĩ thể tự luyện đọc ở nhà.

Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về lỗi phát âm của học sinh

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%)

Lỗi về phụ âm 20 66.7%

Lỗi về phần vần 25 83.3%

Lỗi về thanh điệu 5 16.7%

Bảng 1.4 cho thấy cĩ đến 25/30 GV cho rằng HS thường phát âm lỗi về phần vần (chiếm 83.3%) xếp hạng 1, 20/30 GV cho rằng HS phát âm lỗi về phụ âm (chiếm 66.7%) xếp hạng 2 và 5/30 GV cho rằng HS phát âm lỗi thanh điệu (chiếm 16.7%) là con số thấp nhất, xếp hạng ba. Người viết cũng đồng quan điểm với các GV trong đánh giá này vì phần vần là phần khá phức tạp trong dạy học vần, cĩ những vần cĩ 2 âm tiết, thậm chí cĩ những vần lên tới 3 âm tiết, hơn nữa trong quá trình dạy phần vần cịn xuất hiện những vần cĩ cách thức phát âm khĩ như phải trịn mơi, uốn lưỡi,…cũng là một thách thức lớn đối với GV khi rèn phát âm cho HS.

Bảng 1.5. Nguyên nhân học sinh phát âm sai

Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ (%)

Học sinh phát âm chưa chuẩn 2 6.7%

Học sinh khơng phân biệt được các từ khĩ, dễ lẫn 21 70.0% Học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ 29 96.7%

Học sinh nĩi ngọng, nĩi lắp 4 13.3%

Học sinh khơng thường xuyên tự rèn luyện phát âm 5 16.7% Học sinh rụt rè, nhút nhát, khơng tự tin khi phát biểu

trong lớp 2 6.7%

Ý kiến khác: Do cơ quan phát âm của học sinh 20 66.7%

Từ bảng 1.5 cĩ thể thấy cĩ đến 29/30 GV cho rằng nguyên nhân hàng đầu của việc phát âm sai là do “Học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ” (chiếm 96.7%), xếp thứ hai là do “Học sinh khơng phân biệt được các từ khĩ, dễ lẫn” cĩ 21/30 GV đồng tình (chiếm 70.0%) và nguyên nhân quan trọng khác cĩ đến 20/30 GV đã đưa ra trong phần “Ý kiến khác”, các GV cho rằng HS phát âm sai là do “Cơ quan phát âm của học sinh” (chiếm 66.7%). Cĩ thể kết luận rằng đĩ là 3 nguyên nhân then chốt mà GV đã lựa chọn trong việc nhìn nhận và đánh giá chủ quan. Điều này cũng là một cơ sở quan trọng để người viết xác định đúng trọng tâm nguyên nhân chính dẫn đến việc HS phát âm sai, qua đĩ, xây dựng được HTBT cũng như biện pháp khắc phục phù hợp.

Bảng 1.6. Những thuận lợi và khĩ khăn của giáo viên khi rèn phát âm cho học sinh

Ý kiến Số lượng Tỉ lệ

(%)

Thuận lợi

Giáo viên phát âm chuẩn, nắm cách thức

phát âm 25 83.3%

Học sinh người Việt, nĩi tiếng việt chiếm

100% 25 83.3%

Học sinh tập trung lắng nghe và chịu khĩ

sửa cách phát âm 22 73.3%

Đồng nghiệp giúp đỡ, trao đổi với nhau về

cách rèn phát âm cho học sinh 3 10.0%

Khĩ khăn

Sỉ số lớp đơng, thời gian 1 tiết học Âm -

vần ít 10 33.3%

Học sinh nhút nhát, thụ động 15 50.0% Học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ khi

phát âm 29 96.7%

Chưa cĩ bài tập rèn phát âm cụ thể 29 96.7% Phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn

phát âm cho học sinh tại nhà 5 16.7% Kết quả thu thập được từ bảng 1.6 về những thuận lợi cũng như khĩ khăn mà GV gặp trong quá trình rèn phát âm cho HS là phần trả lời cá nhân từ hai câu hỏi mở, GV trình bày ý kiến trực tiếp trên giấy mà khơng phải lựa chọn thơng tin cĩ sẵn như những câu hỏi khác. Từ bảng thống kê trên chúng tơi ghi nhận được 4 thuận lợi và 4 khĩ khăn tiêu biểu mà GV gặp phải trong quá trình rèn phát âm cho HS. Việc “Giáo viên phát âm chuẩn, nắm cách thức phát âm” và “Học sinh người Việt, nĩi tiếng việt chiếm 100%” là 2 thuận lợi được 25/30 GV đưa ra ý kiến (chiếm 83.3%). Đồng thời, 29/30 GV cũng đưa ra 2 khĩ khăn lớn trong quá trình rèn phát âm cho HS là “Học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ khi phát âm” và “Chưa cĩ bài tập rèn phát âm cụ thể” (chiếm 96.7%). Từ đĩ, cĩ thể thấy vấn đề phương ngữ và hệ thống bài tập rèn phát âm thực sự rất quan trọng trong quá trình thực hiện rèn phát âm cho HS.

C.Thực trạng âm lời nĩi của học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh

Mục đích khảo sát

Người nghiên cứu tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm ra những lỗi phát âm mà học sinh lớp 1 thường mắc phải. Việc tìm ra và hệ thống được những lỗi này sẽ gĩp phần rèn luyện kĩ năng phát âm và tạo điều kiện cho việc học các phân mơn khác được hiệu quả.

Nội dung khảo sát

Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu tập trung khảo sát về lỗi phát âm, cụ thể là lỗi phát âm của học sinh lớp 1 - là những HS đầu cấp tiểu học. Việc tìm ra và xác định lỗi phát âm ngay từ những lớp đầu cấp thật sự rất quan trọng vì nếu đã xác định được lỗi và cĩ sự rèn luyện kịp thời sẽ đem lại kết quả tốt trong quá trình học sau này của các em. Đối với việc đánh giá phát âm, người nghiên cứu dựa trên “Hệ thống âm vị tiếng Việt hiện đại với việc rèn phát âm” (đã nêu trong phần 1.2.2). Cụ thể sẽ xác định lỗi phát âm trong các trường hợp sau: Lỗi thay âm (“bếp”  “bết”); Lỗi thêm âm (“vịt”  “việt”); Lỗi bớt âm (“thuốc”  “uốc”) (Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Hải Lê, 2014)

Đối với các trường hợp phát âm do ảnh hưởng phương ngữ (ở đây phương ngữ Nam chiếm phần lớn số HS được khảo sát) sẽ khơng tính thành lỗi. Ví dụ: “voi”  “doi”, “rết”  “rít”, “tiền”  “tiềng”,… Tuy nhiên trong ngơn ngữ nĩi hằng ngày của học sinh lớp 1 với sự thâm nhập của phương ngữ dù ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến việc rèn luyện của các em trong phân mơn Chính tả, phân mơn Tập đọc,…. Chính vì thế những trường hợp này sẽ được xét theo diện ảnh hưởng của phương ngữ đối với việc phát âm và được trình bày cụ thể trong phần kết quả khảo sát.

Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp khảo sát

- Đối tượng khảo sát: nghiên cứu tiến hành khảo sát âm lời nĩi của 337 học sinh lớp 1 (162 HS nam và 175 HS nữ) cĩ sự phát triển bình thường về tâm sinh lí, thể chất. Việc chọn ngẫu nhiên học sinh lớp 1 sẽ giúp đề tài nghiên cứu mang tính khách quan hơn trong việc đánh giá phát âm của các em, hơn nữa là tìm được những lỗi phát âm chung, những lỗi phát âm phổ biến mà HS thường mắc phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1 (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)