Cây công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 28 - 29)

* Khái niệm

Cây công nghiệp hay còn gọi là cây kĩ thuật để chỉ mục đích và tính chất của việc gieo trồng các cây này nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Theo cách này, đây là một quy ước hơn là một định nghĩa. (Nguyễn Minh Tuệ, et, al., 2014).

* Vai trò và đặc điểm cây công nghiệp

Cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Trước hết, nó là nguồn nguyên liệu quan trọng không thể thiếu cho công nghiệp chế biến. Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.

Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của cây công

nghiệp sẽ tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Vì thế trong vùng trồng cây công nghiệp thường xuất hiện xí nghiệp chế biến. Ở nhiều nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, sản phẩm cây công nghiệp trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ.

Đa phần cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưu ẩm, đòi hỏi đất thích hợp với biiên độ sinh thái hẹp. So với cây lương thực các loại cây này cần lao động có kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất và sử dụng nhiều lao động (số ngày công lao động trên một đơn vị diện tích trồng cây công nghiệp thường gấp hai đến ba lần). Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn. Do vậy, cây công nghiệp thường được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất và từ đó tạo nên các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Có thể chia cây công nghiệp thành hai nhóm:

+ Nhóm cây hàng năm hay cây ngắn ngày, có chu kì từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch dưới một năm như đay, cói, mía, thuốc lá, đậu tương…

+ Nhóm cây lâu năm hoặc gọi chung là cây dài ngày, có chu kì kinh doanh dài, trồng một lần, thu hoạch nhiều năm như cao su, điều, chè, cà phê, tiêu…. Từ đây lại chia làm hai phân kỳ: phân kì kiến thiết cơ bản (từ lúc trồng cho tới trước lúc cho sản phẩm) và phân kì kinh doanh (từ khi cho sản phẩm trở đi). Cây ăn quả cũng thường được xếp vào nhóm này.

Ngoài ra còn có cách phân loại khác. Về phương diện sử dụng kinh tế, có thể phân cây công nghiệp thành các nhóm:

+ Cây lấy đường: mía, của cải đường, thốt nốt,… + Các cây lấy sợi: bông, đay, gai, lanh, dứa sợi…

+ Cây lấy dầu: dừa, lạc đậu tương, cọ dầu, hướng dương, + Cây lấy nhựa: cao su, thông, sơn,…

+ Cây cho chất kích thích: chè, cà phê, ca cao,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)