Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 96 - 111)

* Đối với cây cao su

- Đối với các hộ cao su tiểu điền, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, chúng tôi đưa ra một số giải pháp:

+ Trước hết về phía tỉnh, các sở, ban ngành liên quan cần rà soát, xem xét tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ vì trên thực tế diện tích đất quy hoạch trồng cao su đan xen nhiều loại đất của nhiều chương trình, dự án; trên cơ sở đó xem xét quy hoạch quỹ đất phù hợp trồng cao su lâu dài, ổn định; có chính sách hổ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy mô sản xuất của các hộ để giảm bớt sự thụ động về vốn trong đầu tư phát triển các vườn cao su.

+ Tiếp tục thực hiện thanh lý, trồng mới những vườn cây cho năng suất thấp, chất lượng kém nhằm nâng cao năng suất bình quân; trồng xen canh một số cây trồng khác trên đất cao su như sắn, đậu, dưa … để tăng giá trị sản xuất/ha.

+ Khuyến khích các hộ phát triển cao su theo hình thức trang trại nông – lâm nghiệp, nông nghiệp – chăn nuôi (xen canh các vườn cỏ trên các vườn cao su để làm nguồn thức ăn cho gia súc), thực hiện chủ trường “lấy ngắn nuôi dài” trên các vườn đất cao su. Như vậy, trên một diện tích đất canh tác vừa có thể đa dạng hóa

cây trồng, vừa tạo thêm nhiều nguồn thu trực tiếp và gián tiếp, nhờ đó góp phần ổn định thu nhập của các hộ sản xuất cao su tiểu điền.

Các hộ cao su tiểu điền có thể tham khảo và học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng xen canh cao su với một số cây trồng ngắn ngày khác cả trong nước và ngoài nước, chẳng hạn: trong nước có tỉnh Quảng Bình, đạt hiệu quả cao trong việc phát triển cao su theo mô hình nông – lâm kết hợp và xen canh trên đất cao su; ngoài nước có Ấn Độ - là một trong những nước có diện tích cao su tiểu điền lớn nhất, quốc gia này đã đạt được 2 thành tựu quan trọng là năng suất cao nhất và giá bán tại vườn cao nhất (năm 2008, năng suất cao su của Ấn Độ là 1.896kg/ha, so với các nước Thái Lan 1.706kg/ha, Việt Nam 1.660kg/ha, Malaysia 1.430kg/ha)

Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất cây cao su theo mô hình nông - lâm kết hợp, nông – nuôi khi áp dụng rộng ở Tây Ninh sẽ tận dụng được quỹ đất còn khá ở các vùng địa hình đồi, dốc thoải; góp phần cải tạo đất, địa hình các khu vực này.

+ Cao su tiểu điền cần phát triển các cơ sở sơ chế nguyên liệu thô, xem xét điều kiện kinh tế thực tế của các hộ, các xã có thể thành lập mỗi xã 1 -2 cơ sở trên nền tảng kiểm soát ở mức cho phép chất thải ra môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh. Giải pháp này vừa tăng giá trị kinh tế mủ sau thu hoạch, vừa gắn sản xuất của các hộ tiểu điền với công nghiệp sơ chế, chế biến.

+ Các doanh nghiệp cao su trên địa bàn nên phối hợp với các tổ chức ban ngành NN tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao công nghệ trồng cao su chất lượng cao cho các chủ vườn cao su tiểu điền. Thực hiện đào tạo nghề cho lao động trồng cao su đến từng huyện, từng xã; tổ chức các chương trình dịch vụ tư vấn kỹ thuật trồng cao su, vận động nông dân tham gia để các chủ vườn có thể tiếp cận trực tiếp, lắng nghe và trao đổi kinh nghiệm làm ăn.

- Trước thực trạng “chưa tập trung” của các vùng sản xuất cao su tập trung, phía tỉnh, các doanh nghiệp nên khuyến khích, vận động nông dân tự nguyện góp đất (cổ phần) vào các doanh nghiệp, họ sẽ trở thành cổ đông của công ty và được hưởng quyền lợi theo quy định nhưng quyền sử dụng đất vẫn đứng tên họ. Khi đó, lợi ích kinh tế sẽ khiến mối liên kết hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp chặt chẽ hơn,

các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư vào phát triển tại các vùng cao su này, nông dân yên tâm sản xuất.

- Đối với hình thức cao su quốc doanh, mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn; linh động chuyển đổi cơ cấu vườn cây và phát triển các nông trường theo hướng các nông lâm trường quy mô lớn.

Để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp có thể mua lại các vườn cao su tiểu điền của các hộ khi họ không còn đủ năng lực tài chính để tiếp tục duy trì và phát triển vườn cây, như vậy sẽ hạn chế tình trạng chặt bỏ ồ ạt của các hộ trồng cao su và các doanh nghiệp chỉ cần rót thêm vốn đầu tư tiếp tục phát vườn cây.

- Có thể nghiên cứu, xem xét phát triển cao su tiểu điền theo hình thức “Cánh đồng lớn”.

- Để hạn chế chế những tác động tiêu cực trong quá trình TCLT sản xuất đến môi trường sinh thái, có thể vận dụng một số giải pháp sau:

+ Tận dụng cao su phế thải để làm nhiên liệu (chất cháy) cho các nhà máy gạch, gốm sứ, sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện… Xử lý cao su phế thải thành nhiên liệu xanh (dầu FO-R và than CBM-R) góp phần vào giải quyết vấn đề môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Kiểm tra chặt chẽ về việc lắp đặt và hoạt động hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chế biến cao su trên địa bàn, có biện pháp xử lý nghiêm khắc nếu thực hiện chưa tốt. Có thể tạm ngưng hoạt động của các nhà máy đến khi nào đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải và được ngành chức năng nghiệm thu mới được phép hoạt động trở lại.

+ Vận động, khuyến khích, cần thiết xem xét để có các chính sách hổ trợ các doanh nghiệp, các hộ gia đình tham gia vào các chương trình phủ xanh đất, phục hồi và bảo vệ rừng; phát huy vai trò cây cao su như cây rừng thu hút các khí phát thải.

* Đối với cây mía

-Để nhân rộng và phát triển mô hình cánh đồng mía mẫu có hiệu quả, các nhà máy và chính quyền địa phương nên tổ chức, vận động nông dân vào các hợp tác xã để tạo cánh đồng lớn thay cho các hoạt động sản xuất độc lập, riêng lẻ; từ đó có những hỗ trợ nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, giống cây trồng…

Tuy nhiên, đối với những hộ trồng mía quy mô nhỏ, muốn người dân thay đổi tư duy sản xuất để tham gia vào hợp tác xã, vào cánh đồng lớn trước hết phải cho người dân thấy được lợi lích khi họ tham gia; có thể minh chứng bằng gương người thật việc thật. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về trồng mía trực tiếp tại địa phương và vận động các hộ tham gia học tập, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm giữa những hộ sản xuất giỏi với những hộ chưa giỏi; đưa kỹ sư trực tiếp xuống các ruộng mía hướng dẫn cho bà con.

Trên mỗi cánh đồng lớn nên thành lập một hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để ngoài vai trò hỗ trợ và cung ứng vật tư nông nghiệp, còn thương thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp mía đường, tạo đầu ra ổn định, vững chắc cho người trồng mía. Nên xây dựng hợp đồng ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp về liên kết sản xuất và tiêu thụ mía, có bảo hiểm lợi nhuận tối thiểu cho nông dân khi tham gia cánh đồng lớn.

- Đối với những khu vực địa hình thấp, trũng như khu vực huyện Bến Cầu – một huyện trọng điểm trồng mía của tỉnh, cần ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống tiêu thoát nước cho các ruộng mía, thực hiện trợ giá thu mua mía cho các hộ thuộc khu vực này.

- Trường hợp trên vùng nguyên liệu vẫn có nhiều cây trồng đang canh tác, chưa thu hoạch thì doanh nghiệp và nông dân tự thoả thuận mức hỗ trợ tương xứng. Đối với các vùng đã xây dựng hạ tầng cần xây dựng chính sách cụ thể hoặc áp dụng chế tài để tránh trường hợp nông dân chuyển sang cây trồng khác hoặc bỏ hoang vùng nguyên liệu khi có những biến động xảy ra; như vậy các nhà máy mới mạnh dạn đầu tư lớn, ổn định lâu dài để giữ các vùng mía nguyên liệu trên địa bàn.

- Đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình TCLT sản xuất cây mía trên địa bàn tỉnh, tác giả đưa ra các giải pháp sau:

+ Tăng cường tối đa việc sử dụng các phương pháp phòng trừ sâu bệnh thủ công, truyền thống nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV trên các ruộng mía như trồng hoa mười giờ, hoa thọ nhái… xung quanh các ruộng mía để thu hút côn trùng hại cây, hạn chế sự phát triển của cỏ dại…; có thể tận dụng các phế, phụ phẩm sau thu hoạch

(rơm rạ, cây mía khô, chết…) làm tro hữu cơ, xử lý ngay tại ruộng mía trả lại lượng mùn cho đất để trồng vụ kế tiếp.

+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất mía công nghệ Organic (dùng 100% phân bón hữu cơ). Tận dụng các phế phẩm phụ phẩm mía sau chế biến vừa giúp cải thiện môi trường vừa gia tăng chuỗi giá trị mía đường, đảm bảo giá thành đường giảm, giữ ổn định giá thu mua nguyên liệu cho người trồng mía.

Tiểu kết Chương 3

Dựa trên chính sách phát triển nông nghiệp và hiện trạng tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp của tỉnh Tây Ninh, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp trên địa bàn được xây dựng, bao gồm nhóm giải pháp chung về đất đai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, thị trường, tổ chức liên kết trong sản xuất) và nhóm giải pháp cụ thể đối với 2 cây trồng chủ lực của tỉnh.

Nhìn chung, các giải pháp được xây dựng khuyến khích phát triển hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất; tận dụng tối ưu và có hiệu quả các nguồn nội, ngoại lực từng chủ thể sản xuất, của địa phương; chú ý đến việc sự phát triển bền vững của môi trường địa phương. Tuy nhiên, để triển khai và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữ cơ quan chính quyền địa phương – nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học (4 nhà).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tạo ra mối quan hệ chặt chẽ và hợp lý giữa sản xuất và chế biến, giữa nông nghiệp – công nghiệp nhằm khai thác tiềm năng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Tây Ninh có nhiều tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cao su và mía. Quá trình tổ chức lãnh thổ sản xuất cây công nghiệp trên địa bàn đã hình thành các hình thức sau: hộ gia đình, TT, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp, vùng chuyên canh và cánh đồng lớn. Đối với cây cao su, phổ biến là cao su quốc doanh (chủ yếu) và cao su tiểu điền (mới phát triển trong những năm gần đây); đối với cây mía bước đầu đã hình thành và phát triển mô hình cánh đồng mía mẫu có hiệu quả và các nông trường mía, quy mô từ hơn 1000 ha.

Tuy nhiên, có thể thấy quá trình TCLTCCN vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của từng địa phương, từng địa bàn; quy mô tổ chức sản xuất còn nhỏ bé, hạn chế các mối liên kết hợp tác trong sản xuất, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng.

Chính vì vậy, đề tài “Tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh Tây Ninh” được thực hiện nhằm giải quyết phần nào những vấn đề trên.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

- Tây Ninh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít những khó khăn trong TCLT CCN. Một số hình thức TCLT CCN trên địa bàn tỉnh gồm hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn.

- TCLT cây cao su: Cây cao su được tổ chức sản xuất chủ yếu theo 2 hình thức: cao su quốc doanh và cao su tiểu điền. Cao su quốc doanh gồm các nông trường cao su được hình thành và phát triển từ lâu thuộc quyền sở hữu của công ty hay doanh nghiệp nhà nước; có quy mô đất đai khá rộng lớn. Cao su tiểu điền có quy mô nhỏ (trên dưới 5 ha), được trồng chủ yếu bởi các hộ nông dân.

Cao su quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong TCLT cây cao su của tỉnh, hoạt động sản xuất có hiệu quả và khá ổn định; cao su tiểu điền chỉ mới phát triển mạnh sau này, phần lớn là phát triển tự phát, quy mô sản xuất không ổn định và hiệu quả không cao. Mối liên kết nông công nghiệp còn bộc lộ nhiều bất cập, thực sự chưa hiệu quả.

- TCLT cây mía: cây mía ở Tây Ninh được tổ chức sản xuất chủ yếu theo các hình thức như cánh đồng mẫu lớn, nông trường thuộc quản lý của các doanh nghiệp và vùng sản xuất tập trung; ngoài ra còn có hộ gia đình, trang trại (thường là các trang trại trồng trọt tổng hợp trong đó kết hợp trồng mía).

Trong đó, trồng mía hộ gia đình quy mô nhỏ, manh mún, các công tác từ giống, hạ tầng, kỹ thuật, tiêu thụ… còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất không cao. Trang trại là hình thức sản xuất được khuyến khích phát triển nhưng các hộ lại chưa biết tận dụng các nguồn lực để phát triển quy mô lớn. Cánh đồng mía mẫu lớn (từ 20 ha) tuy chỉ mới xây dựng sản xuất thí điểm một vài xã trên đia bàn nhưng bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, tạo động lực lớn đối với nông dân. Xác định vùng trồng mía tập trung gồm các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu và Bến Cầu, các công tình hạ tầng, kỹ thuật, cơ giới hóa được chủ động đầu tư, xây dựng tại vùng nguyên liệu. Liên kết nông – công nghiệp trong quá trình TCLT được thực hiện, song trên thực tế chưa hiệu quả, còn nhiều vướng mắc giữa doanh nghiệp và nông dân chưa được tháo gỡ.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu TCLTCCN của tỉnh Tây Ninh có phạm vi khá rộng về mặt không gian (cấp tỉnh) và đối tượng nghiên cứu (tất cả các CCN trên địa bàn), vì vậy, tác giả chỉ giới hạn phạm vi tập trung nghiên cứu ở 2 cây công nghiệp chủ lực là cây cao su và cây mía. Hơn nữa, còn hạn chế về các nguồn tài liệu tham khảo chuyên sâu về cây công trên địa bàn tỉnh, do đó tác giả cần nhiều thời gian và tài liệu hơn nữa để nghiên cứu. Vì thế đề tài vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

- Chưa đi sâu đánh giá các điều kiện ảnh hưởng tới TCLTCCN một cách hoàn chỉnh để đưa ra hệ thống giải pháp đúng đắn nhất.

- Chưa đi sâu phân tích các hình thức TCLT CCN trên địa bàn tỉnh; chỉ tập trung vào một số hình thức TCLT sản xuất chủ yếu của cây cao su và cây mía. Nguyên

nhân: do hạn chế và không có đầy đủ nguồn tư liệu sơ cấp và thứ cấp nên tác giả chưa đi sâu làm rõ, mới chỉ đánh giá ở một chừng mực nhất định.

2. Kiến nghị

Những kết quả đạt được của đề tài chỉ mới là bước đầu, để có thể áp dụng vào thực tế và khắc phục những hạn chế liên quan đến TCLT cây cao su và cây mía trên địa bàn, tác giả mạnh dạn đưa ra các kiến nghị sau:

* Kiến nghị về TCLT cây cao su và cây mía đến cơ quan, ban ngành địa phương:

- Về TCLT cây cao su, vẫn tiếp tục duy trì và phát triển hình thức cao su tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 96 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)