Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 34 - 41)

Về phương diện lí luận, ở nước ta có rất ít tài liệu nghiên cứu sâu về TCLTNN. Liên quan đến vấn đề này chỉ có một vài nghiên cứu về phân vùng nông nghiệp Việt Nam (Minh Chi – 1960), Nhà giáo Nguyễn Văn Quang đã đưa vào giảng dạy giáo trình “Phân vùng nông nghiệp” ở ĐHSP Hà Nội. Vận dụng lí luận của nước ngoài vào thực tiễn sinh động trong TCLTNN của nước ta; có thể thấy nổi lên một số hình thức TCLTNN cụ thể như: xí nghiệp nông nghiệp (nông hộ, nông trường, HTX, trang trại); thể tổng hợp nông nghiệp (manh nha là các vành đai xung quanh các TP lớn, các vùng chuyên canh cây lượng thực, cây công nghiệp…) và vùng nông nghiệp sinh

thái. Tất nhiên, lí luận về TCLTNN Việt Nam còn là mảng trống khá lớn, đòi hỏi công sức của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

* Kinh tế hộ gia đình

Ở nước ta kinh tế hộ đã tồn tại và phát triển từ lâu đời, sự vận động của kinh tế hộ đã trải qua các giai đoạn phát triển từ sản xuất để sinh tồn đến sản xuất tự cung tự cấp rồi tới sản xuất hàng hóa. Đây là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp điển hình ở nước ta. Từ sau chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư trung ương (năm 1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) hộ nông dân đã được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ. Kinh tế hộ ngày càng được khẳng định sau Nghị quyết TW 5 (khóa VII tháng 6-1993) hộ nông dân được giao đất để sử dụng ổn định và lâu dài (Lê Thông, 1986).

Nước ta có dân số đông, kinh tế hộ vẫn chiếm tỉ trọng lớn thì hình thức gia đình đóng vai trò cực kì quan trọng. Trước hết, nó giúp chúng ta giải quyết được vấn đề việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Về lâu dài, sẽ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên một trình độ cao hơn – nông thôn sản xuất hàng hóa. Đây cũng là tiền đề để thực hiện quá trình CNH – HĐH nông thôn.

Hiện nay, trên cả nước đã xuất hiện ngày càng nhiều nông hộ sản xuất hàng hóa, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có và sử dụng lao động địa phương để sản xuất. Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình cánh đồng đạt giá trị cao, hộ nông dân có thu nhập cao, mô hình hộ gia đình sản xuất rau, hoa, cây thực phẩm, cây công nghiệp… đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha canh tác/năm.

* Trang trại

Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính công nghiệp hóa đã tạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.

Trang trại xuất hiện lần đầu tiên ở các nước Tây Âu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau đó phổ biến ở tất cả các nước công nghiệp châu Âu, Bắc Mĩ, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện ở nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hóa thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.

- Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ... do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta.

- Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng . Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng hiệu

quả tài nguyên đất đai - những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thaí trên các vùng đất nước.

* Hợp tác xã

HTX là hình thức phổ biến trong nông nghiệp đã phát triển từ lâu và ở nhiều nước với các trình độ phát triển khác nhau. Ở nước ta, HTX đã phát triển ở miền Bắc từ thập niên 50 và đã trải qua những giai đoạn với những thăng trầm khác nhau.

+ Hợp tác xã kiểu cũ (1958 – 1980)

Dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất, tập thể hóa lao động và thống nhất sản xuất, phân phối theo kế hoạch tập trung từ Nhà nước. HTX ra đời và phát triển tới đâu, thì chức năng kinh tế của nông hộ bị triệt tiêu tới đó. Nông dân trở thành xã viên và làm việc theo chế độ lao động tập thể, được phân phối thu nhập theo sơ đồ chung với số lượng ngày công đã đóng góp. Ngoài nguồn thu nhập đó, xã viên còn có nguồn thu từ kinh tế phụ của gia đình.

Có thể nhận thấy những nét nổi cộm của mô hình HTX trong giai đoạn này là: tập trung cao độ lên cấp HTX lớn đã làm cho đại bộ phận nông dân – xã viên từ chỗ là chủ thể kinh tế trong nông thôn thành những người chỉ biết những công việc cụ thể và công điểm để dự phần phân phối. Do đó, ở HTX ngày càng mất đi nền tảng cơ bản là quyền hạn, trách nhiệm, sức năng động sáng tạo của xã viên. Tập trung cao độ cũng dẫn đến sự bất cập về quản lí, dẫn đến tập trung quan liêu, xa rời đại chúng và nảy sinh tiêu cực trong bộ máy quản lí.

+ HTX trong giai đoạn chuyển đổi (1981-1988)

HTX của giai đoạn này là HTX chuyển đổi từ từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước HTX với những đặc trưng: Giao khoán ruộng đất cho gia đình xã viên, theo đó giao một phần công việc trực tiếp canh tác trên đồng ruộng về cho gia đình xã viên chủ động làm nhằm thực hiện kế hoạch sản lượng của HTX và phấn đấu tạo phần sản lượng vượt kế hoạch cho hộ gia đình xã viên. Từ nét đặc trưng đó, có thể thấy sự xuất hiện những dấu hiệu của sự tái xác lập chức năng kinh tế của hộ gia đình nông dân và trở về với chức năng đích thực của HTX là hoạt động dịch vụ. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đang đứng trước một sự đòi hỏi phải thay đổi.

+ HTX kiểu mới

Với việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nghị quyết 6 của ban chấp hành TW khoá VI (1988 và 1989) Luật đất đai (1993). Đây là giai đoạn trực tiếp tục chuyển đổi và xác lập những yếu tố cơ bản cho HTX kiểu mới. Những đặc trưng chính: giao khoán đất ổn định lâu dài, giao hết các khâu trực tiếp canh tác trên đồng ruộng cho hộ gia đình xã viên, ổn định sản lượng khoán ít nhất 5 năm; hoá giá trâu, bò và các tư liệu sản xuất gắn với các khâu canh tác giao khoán cho hộ; bỏ chế độ phân phối theo công điểm và thực hiện khoán gọn theo đơn giá thanh toán.

Như vậy, quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích đối với hai mảng sản xuất trực tiếp của gia đình và hoạt động dịch vụ của HTX đã được phân định rạch ròi. Chức năng kinh tế của hộ thực chất đã được khẳng định, kinh tế hộ đã thoát ra khỏi sự lệ thuộc và đã có đủ tư cách trong quan hệ bình đẳng sòng phẳng với HTX và là cơ sở tồn tại của HTX kiểu mới. Theo đó bộ máy quản lí HTX được tinh giảm gọn nhẹ thiết thực hơn.

Sự ra đời của HTX kiểu mới (mới so với HTX kiểu cũ ở giai đoạn 1958-1980) ở nước ta trên cơ sở phát triển từ sự chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới, từ xây dựng mới (bao gồm cả từ các hình thức hợp tác phát triển lên). HTX chuyển đổi và HTX mới xây dựng được hình thành và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 1996).

* Nông trường quốc doanh

Ở nước ta NTQD được thành lập chủ yếu ở vùng trung du, trên các cao nguyên hay là vùng mới khai hoang. Các NTQD hiện nay có sự thay đổi về hình thức và chức năng. Nhiều nông trường đã giao khoán đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình, một số nông trường bán cả vườn cây cho công nhân.

Ví dụ: Một số NTQD ở Việt Nam như nông trường lúa sông Hậu, nông trường Bò sữa Mộc Châu (Sơn La), nông trường Chè Phú Hộ (Phú Thọ), nông trường cà phê Đoàn Kết, Thắng Lợi (Đắc Lắc)....

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ Khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất mới và tiếp quản những cơ sở của chế độ cũ.

+ Phát triển sản xuất nông - lâm sản hàng hóa, cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những nơi xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Khi nền kinh tế đất nước mang nặng cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, nông, lâm trường quốc doanh vừa đảm nhiệm tốt vai trò doanh nghiệp nhà nước, một mặt sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội, vừa là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

* Thể tổng hợp nông nghiệp

Thể tổng hợp nông nghiệp ở nước ta còn là một hình thức khá mới mẻ và manh nha là các vành đai xanh quanh các thành phố lớn (thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành). Các thể tổng hợp nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp (chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và trang trại) với các xí nghiệp công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến).

Đối với nước ta việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp mang lại ý nghĩa rất lớn, nó cho phép ta tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát huy vai trò của các thành phố, thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm, vấn đề việc làm, mang lại hiệu quả và năng suất xã hội.

Xét về điều kiện, các nhân tố thúc đẩy để hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp ở nước ta là rất thuận lợi. Nước ta có những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đã Nẵng. Các thành phố này có quy mô dân số khá đông, có vị trí thuân lợi. Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng - vùng trọng điểm lương thực, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều phân hoá rõ nét. TP Hồ Chí Minh có dân số đông nhất cả nước (khoảng 8,5 triệu người), vị trí khá thuận lợi, tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long - vùng lương thực lớn nhất nước ta… Các thành phố này đồng thời là những trung tâm công nghiệp lớn, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩn nông nghiệp, lương thực thực phẩm là rất lớn.

Trên thực tế các thành phố lớn ở nước ta cũng đã phát huy được vị trí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đủ sức thu hút hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành. Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành ở nước ta gồm các xí nghiệp nông nghiệp chuyên trồng rau xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy thịt, trứng, sữa. Các xí nghiệp này một phần cung cấp trực tiếp cho nhu cầu dân cư thành thị, một phần liên kết với các xí nghiệp công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm để đảm bảo nhu cầu lâu dài trên phạm vi rộng lớn.

Quanh các huyện ngoại thành và các tỉnh kế cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc… là các vùng cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho nhu cầu của vùng nội thành Hà Nội. Tương tự các vùng phụ cận ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… cũng hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp lớn phục vụ nhu cầu tiêu thụ và chế biến trên địa bàn rộng.

Ví dụ: Xung quanh thành phố Hà Nội đã hình thành một số các vành đai nông phẩm như lúa, ngô, rau, hoa, đàn lợn, đàn bò, gia cầm và thủy sản.

* Vùng nông nghiệp

Các vùng nông nghiệp ở nước ta tập trung chủ yếu vào 2 hình thức là vùng chuyên canh (lương thực, cây công nghiệp…) và vùng sinh thái nông nghiệp. Việc phân chia ra các vùng nông nghiệp chủ yếu dựa vào sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp (điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước…), điều kiện kinh tế xã hội (sự phân bố dân cư, nguồn lao động kinh nghiệm truyền thống sản xuất, thị trường tiêu thụ, cơ sở vật chất kĩ thuật) và dựa vào trình độ thâm canh, cơ cấu sản phẩm chuyên môn hóa.

Sau khi thống nhất, đất nước đã chia ra làm 7 vùng nông nghiệp. Các vùng này có điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau, có sự phân hóa về điều kiện KT-XH, trình độ thâm canh và hướng chuyên môn hóa. Trong qua trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến, trong đó Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, trong đó cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế với hơn 90% diện tích các cây công nghiệp.

* Ngoài các hình thức tổ chức lãnh thổ trên, thực tiễn SXNN ở nước ta đang phát triển rộng hình thức sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn. Về mặt lý luận, cho đến nay có rất ít những công trình nghiên cứu về cánh đồng mẫu lớn, có nhiều cách hiểu và chưa thật thống nhất nhưng nhiều người vẫn cho rằng đây là hình thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ, thường được gọi là “liên kết 4 nhà” (Đặng Văn Phan, 2008).

Đặc điểm cốt lõi của CĐML là xây dựng các liên kết ngang (nông dân – nông dân) để thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc (nông dân – doanh nghiệp) để xây dựng kênh phân phối của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng cùng có lợi. Nói cách khác, CĐML là một hình thức mới để tập hợp nông dân sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 34 - 41)