Hiện trạng tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 64 - 74)

* Các hình thức tổ chức lãnh thổ

Dựa trên những thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã được hình thành, áp dụng trong tổ chức sản xuất cây công nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh. Bao gồm:

- Hộ gia đình (Nông hộ) - Trang trại gia đình - Hợp tác xã

- Doanh nghiệp nông nghiệp, chủ yếu là các nông trường mía và cao su thuộc quản lý của các công ty hoặc doanh nghiệp nhà nước.

- Vùng sản xuất tập trung - Cánh đồng mẫu lớn

Cánh đồng mẫu lớn là một mô hình TCLT sản xuất nông nghiệp mới xuất hiện so với các hình thức TCLT còn lại. Mô hình này đang được tỉnh Tây Ninh áp dụng thí điểm ở một vài địa phương trên địa bàn, và nếu thành công sẽ nhân rộng với tầm nhìn dài hạn hơn.

* Tình hình liên kết nông – công nghiệp

- Thực trạng công nghiệp chế biến nông sản

Bảng 2.4. Các cơ sở chế biến sản phẩm KV I trên địa bàn tỉnh (cơ sở)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Số cơ sở công nghiệp chế biến 453 453 472 490 526

Số cơ sở chế biến Nông sản 251 251 260 271 298

Sản xuất chế biến thực phẩm 106 106 106 112 118

Sản xuất đồ uống 17 17 12 14 15

Sản xuất da và SP có liên quan 29 29 28 30 29

Chế biến gỗ và SP từ gỗ 19 19 26 26 33

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

SX sản phẩm từ cao su 29 29 35 34 42

SX giường tủ, bàn ghế 22 22 25 23 23

Chế biến, chế tạo khác 20 20 21 23 30

Nguồn: (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) Qua bảng số liệu 2.24, thấy được: hệ thống cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đến 2015 có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu chế biến nông sản của KV I cũng như các nông sản của ngành trồng cây công nghiệp.

Theo thống kê của Sở NN & PTNN, hiện toàn tỉnh có khoảng hơn 100 cơ sở, nhà máy, công ty chế biến bánh kẹo, các loại thực phẩm, đồ uống từ các sản phẩm của ngành NN, trong đó chủ yếu là các sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi; trong đó, các loại nông sản ngành trồng cây công nghiệp được chế biến ở Tây Ninh gồm có: đường các loại 203 nghìn tấn, cao su mủ khô các loại 700 nghìn tấn, hạt điều khô 15 nghìn tấn, bánh kẹo các loại 242 tấn, gỗ xẻ các loại 168 nghìn m3... (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017)

Bảng 2.5. Công suất và sản lượng một số ngành hàng Tây Ninh năm 2015

Ngành hàng Cao su Mía đường Hạt điều Khoai mỳ Sản lượng (tấn) 182.877 1.046.003 2.000 1.600.000

Công suất (nghìn tấn/năm)

480 3.000 15.000 1.700

Cơ sở chế biến (cơ sở) 30 3 20 75 Nguồn: Xử lý từ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) Có thể thấy, đối với một số ngành hàng, sản lượng nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến như ngành hàng cao su (công suất chế biến gấp 2 lần sản lượng cao su toàn tỉnh); công nghiệp mía đường (công suất gấp 2 lần sản lượng mía toàn tỉnh); công nghiệp chế biến hạt điều hàng năm nhập 13.000 tấn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến…. Như vậy, với công suất hoạt động của các nhà máy, nhiều nông sản trên địa bàn hiện không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến.

Tây Ninh là một trong những tỉnh thực hiện khá tốt chủ trương của Chính Phủ về liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và hiện tại đang thực hiện Quyết định số 62/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh đồng lớn.

Theo đó, các mối liên kết được thể hiện như sau:

- Liên kết ngang: Các nhà nông sản xuất cùng một ngành hàng, cùng địa phương, liên kết với nhau để xây dựng cánh đồng lớn; mỗi cánh đồng lớn thành lập một hợp tác xã, với nhiều mục tiêu; trong đó, có mục tiêu quan trọng là có tư cách pháp nhân để thương thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp.

- Liên kết dọc: Doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông sản và cử đại diện thương thảo, ký kết hợp đồng với nông dân cả về cung ứng vật tư, tư vấn sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng liên kết với các hợp tác xã (cùng ngành hàng) xây dựng phương án thành lập quỹ bình ổn giá đối với từng ngành hàng.

KHUYẾN NÔNG NHÀ NÔNG - HTX - Tổ HT - Hộ nông dân - DN sản xuất NN NHÀ KHOA HỌC

DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Giống, Xăng dầu, Phân bón, Thuốc BVTV, TY, TAGS

Ghi chú: Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo Quan hệ hợp đồng Quan hệ tư vấn và thông tin phản hồi

- Các tác nhân hỗ trợ giá trị, bao gồm: Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, Sở, phòng nông nghiệp huyện khuyến nông các cấp, khuyến nông, bảo vệ thực vật, các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, ngân hàng và các cơ quan truyền thông; các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học khác... Trong đó, Nhà nước mà trực tiếp là Sở NN và PTNT tỉnh, phòng NN và PTNT huyện là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức liên kết, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu.

Trên thực tế, mối quan hệ này vẫn còn nhiều điều bất cập; quan hệ hợp đồng đầu tư hoặc hợp đồng thu mua sản phẩm giữa “nhà nông” với cơ sở chế biến, nhà nông với các doanh nghiệp trên thực tế rất ít được thực hiện nên khi giá bán sản phẩm trên thị trường biến động theo hướng giảm thì phần thiệt hại luôn thuộc về nhà nông. Đây được xem là tồn tại cần khắc phục nhất khi nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối yêu cầu truy nguyên nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

- Thực trạng về hạ tầng, kỹ thuật sản xuất

- Kỹ thuật sản xuất: theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trong lĩnh vực trồng trọt, trên địa bàn có đến 84,46% số hộ được điều tra thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn; những cây trồng có tỷ lệ hộ áp dụng đúng quy trình cao gồm cao su (97,56%) và mía (94,36%); mức trung bình có lạc (64,42%); ở mức thấp đậu các loại (49,20%), điều (42,40%)… Những lỗi sai quy trình mà người nông dân thường mắc phải gồm: sử dụng phân bón quá liều lượng; sử dụng ít hoặc không sử dụng phân bón (đối với cây mía, đậu các loại, điều…); sử dụng quá nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng (cao su), thâm canh tăng vụ quá nhiều, kết hợp việc không vệ sinh vườn cây làm cho sản phẩm không đạt chất lượng, có nhiều sâu bệnh.

Nhìn chung lao động trong lĩnh vững trồng cây công nghiệp của tỉnh có chất lượng khá, đa số các hộ áp dụng đúng quy trình khuyến cáo nên năng suất và chất lượng sản phẩm khá cao; tuy nhiên, vẫn còn không ít hộ nông dân áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

+ Công tác giống: về đại thể, các giống mới được nghiên cứu, sau khi trồng thử nghiệm được đưa sản xuất phù hợp với từng vùng đất; nhiều giống có khả năng tái sinh tốt, chịu hạn, kháng sâu bệnh và cho năng suất cao.

+ Cơ giới hóa: Sở NN và PTNT cũng đã phối hợp với sở Khoa học – Công nghệ và các sở ngành liên quan, các công ty, nhà máy chế biến trong tỉnh nghiên cứu ứng dụng các máy móc, thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch.

+ Công trình thủy lợi: về cơ bản, hệ thống công trình thủy lợi gồm các kênh, đạp, trạm bơm... đã phục vụ tưới, tiêu toàn 03 vụ/năm; chất lượng và diện tích tưới đều được nâng lên với diện tích hưởng lợi bằng các hình thức tưới trên 132.000 ha, tiêu trên 110.000 ha hàng năm; kỹ thuật tưới tiết kiệm nước như tưới tấm, tưới nhỏ giọt... được áp dụng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).

+ Hệ thống giao thông: nhìn chung hệ thống giao thông đáp ứng được nhu cầu vận chuyển vật tư NN, nông sản sau thu hoạch kịp thời, kịp vụ; tuy nhiên, giao thông nọi đồng vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt ở những khu vực địa hình bất lợi vận chuyển rất khó khăn.

Tóm lại, trong TCLT CCN tỉnh Tây Ninh, các hình thức tổ chức sản xuất như

trang trại, cánh đồng mẫu lớn, kinh tế hợp tác là những hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh NN được khuyến khích phát triển. Mối liên kết giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản được thực hiện, song thực tế còn nhiều bất cập.

2.2.3. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ cây cao su tỉnh Tây Ninh

* Hình thức tổ chức lãnh thổ cây cao su

Cùng với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh được đánh giá là tỉnh có nhiều thế mạnh hơn cả về trồng cây cao su. Quá trình tổ chức lãnh thổ sản xuất cây cao su có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Ở Tây Ninh cây cao su được tổ chức sản xuất chủ yếu theo hai hình thức: cao su quốc doanh và cao su tiểu điền.

Cao su tiểu điền trên địa bàn chủ yếu là phát triển tự phát; mới hình thành và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, được trồng chủ yếu bởi những hộ nông dân. Vốn sản xuất của các hộ cao su tiểu điền nhìn chung không lớn, chủ yếu hộ tự bỏ vốn đầu tư hoặc vay vốn từ các tổ chức cho vay để phát triển cao su; trung

bình đầu tư của các hộ cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB khoảng từ 15-20 triệu đồng (thấp hơn ½ so với cao su quốc doanh).

Quy mô cao su tiểu điền trên dưới 5 ha, cũng có hộ lên đến vài chục, cá biệt có hộ trăm ha. Chủ hộ là người trực tiếp sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là mủ nguyên liệu chưa qua chế biến. Nhìn chung, các hộ cao su tiểu điền trên địa bàn chủ yếu trồng cao su dựa vào diện tích đất nông nghiệp của gia đình và thu nhập chính là từ các sản phẩm cây cao su. Quy mô nhỏ nên lao động chủ yếu là lao động gia đình, đây là nguồn lao động thường xuyên, trung bình mỗi hộ khoảng từ 2-4 người; vào các vụ thu hoạch, các hộ còn thuê mướn thêm lao động thời vụ, trung bình khoảng 2- 3 người.

Để tăng hiệu quả sử dụng đất canh tác và tăng năng suất thu hoạch/ha/năm, nhiều hộ cao su tiểu điền trên địa bàn đã tiến hành luân canh, xen canh, tăng vụ trên vườn cao su như trồng đậu trên đất trồng cao su với mục đích chống hạn, tận dụng phân bón, tận dụng độ ẩm do tưới cây trồng xen cho cao su sinh trưởng, giảm chi phí 1 lần cày chăm sóc do các hộ trồng xen đã cày; xen canh mía trên đất trồng cao su tái canh…

Khác với mô hình cao su tiểu điền, cao su quốc doanh trên địa bàn tỉnh gồm các nông trường cao su đã được hình thành và phát triển từ lâu thuộc quyền sở hữu của công ty hay doanh nghiệp nhà nước. Các nông trường cao su quốc doanh trên địa bàn có quy mô đất đai khá lớn, bình quân > 1000 ha ; lao động thuê mướn và được hưởng lương, thu nhập công nhân cao su sản xuất ở các nông trường khoảng từ 6 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng. Đối với cao su quốc doanh, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đều do một chủ thể tham gia là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần. Hầu hết các nông trường cao su trên địa bàn tỉnh của hai đơn vị thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, đó là Công ty cổ phần cao su Tân Biên và Công ty cổ phần cao su Tây Ninh, còn lại là của một số công ty, nông trường cao su quốc doanh thuộc tỉnh.

Nông trường

cao su

Doanh nghiệp quản lý

Diện tích vườn cây (ha) CB, CNV Số đội SX DTKT DTKTCB Bổ Túc Công ty cổ phần cao su Tân Biên

2.057,81 277,34 640 6 Suối Ngô 1.557,75 374,63 592 5 Xa Mát 660,11 126,33 212 3 Tân Hiệp 854,68 261,8 320 3 Bến Củi Công ty cổ phần cao su Tây Ninh

2.253,85 20.25 644 3 Cầu Khởi 1.962,11 676,04 532 3 Gò Dầu 2.072,28 15,88 531 4

Nguồn: Xử lý và tổng hợp từ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) và nnk

Ngoài ra, còn nhiều nông trường khác như nông trường cao su Đồng Rùm (Tân Châu), Tân Biên, Châu Thành trực thuộc Công ty TNHH MTV cao su 30/4 Tây Ninh; nông trường cao su Chà Là (Dương Minh Châu); Công ty TNHH MTV cao su Tây Ninh...

Theo điều tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp tham gia chế biến cao su, tổng công suất chế biến 480 ngàn tấn/năm (gấp khoảng 2 lần sản lượng cao su toàn tỉnh). Toàn bộ sản phẩm cao su sau khi thu hoạch đều được đưa vào chế biến tại các nhà máy có công nghệ khá nên chất lượng sản phẩm có chất lượng khá cao; các doanh nghiệp chế biến cao su đã và đang không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới; trong đó, công ty cổ phần cao su Tây Ninh là một trong những công ty cao su tự nhiên có năng suất cao nhất ngành và giá thành thấp nhất; đây là cơ sở để khẳng định lợi thế cạnh tranh cao của ngành hàng cao su Tây Ninh.

Nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực, đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao su trong nước và xuất khẩu, trên địa bàn tỉnh đã phân thành các vùng sản xuất cao su tập trung, trong đó, có 59 xã có quy mô trên 100 ha, cụ thể:

- Huyện Tân Biên 28.054ha, phân bố ở toàn bộ số xã trên địa bàn huyện. - Huyện Dương Minh Châu 10.300 ha, phân bố ở toàn bộ số xã.

- Huyện Châu Thành, khoảng 8.000 ha, phân bố chủ yếu ở 10/14 xã - Huyện Trảng Bàng, 5.283 ha, phân bố chủ yếu ở 3/10 xã.

- Huyện Gò Dầu, khoảng 5.000 ha, phân bố chủ yếu ở 4/9 xã.

Theo đó, tỉnh chủ trương giảm diện tích trồng cao su đối với các vùng đất trồng cao su có mức thích nghi thấp (đặc biệt là vùng đất thấp), một phần diện tích cao su tiểu điền (trong vùng đã quy hoạch trồng khoai mì, mía), cao su già cỗi cho năng suất thấp và đất trồng cao su trong vùng đã và sẽ được quy hoạch chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp…

Như vậy, vùng sản xuất cao su tập trung có toàn bộ diện tích thuộc các huyện Tân Châu, Tân Biên, phần lớn huyện Châu Thành (ngoại trừ các xã giáp thành phố Tây Ninh) và các xã phía Tây sông Vàm cỏ thuộc huyện Bến Cầu, Trảng Bàng. Vùng này chiếm 69,82% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp của tỉnh; một trong số đó là cây cao su, vùng tập trung đến 2/3 nông trường cao su hoạt động trên địa bàn, trong đó nhiều nhất là ở 2 huyện Tân Biên và Tân Châu.

* Tình hình liên kết nông – công nghiệp

- Thực trạng về công nghiệp chế biến cao su

Trên địa bàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp tham gia chế biến cao su phân bố ở các huyện: Châu Thành 3 cơ sở, Tân Biên 8 cơ sở, Tân Châu 10 cơ sở, Dương Minh Châu 3 cơ sở, TP. Tây Ninh 3 cơ sở và các huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)