công nghiệp tỉnh Tây Ninh
Qua phân tích, đánh giá về các nguồn lực có liên quan, thực trạng phát triển, cơ cấu ngành nông nghiệp và thực trạng về TCLT cây cao su và cây mía tỉnh Tây Ninh, tác giả rút ra được một số đánh giá như sau:
* Tổ chức lãnh thổ sản xuất cây cao su + Những kết quả đạt được
- Đã xác định và phân vùng sản xuất tập trung, trong đó 4 huyện trọng điểm là Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành quy hoạch và tập trung thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, kĩ thuật…trong thời gian tới, đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu trên địa bàn. Một khi phát triển các vùng chuyên canh cao su, các khu dân cư mới, khu hành chính mới sẽ ra đời, tạo nên vùng kinh tế mới.
- Đối với các vườn cao su ngoài vùng quy hoạch, đã tiến hành giảm diện tích, thực hiện chuyển đổi các vườn cao su hiệu quả thấp.
- Về khả năng gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, cây cao su đứng thứ nhất trong nhóm các cây công nghiệp của tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2017). Đây là lợi thế cũng là động lực để phát triển hơn nữa mối liên kết nông – công nghiệp trong TCLT cây cao su trên địa bàn tỉnh.
- Cao su Tây Ninh chủ yếu được tổ chức sản xuất theo hình thức nông trường cao su quốc doanh với quy đất đai lớn, được đầu tư, trang bị công nghệ, hạ tầng kỹ thuật từ sản xuất đến chế biến.
Cao su quốc doanh mặc dù chỉ chiếm khoảng 40% diện tích cao su toàn tỉnh nhưng giữ vai trò chủ đạo trong TCLT cây cao su trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 150.000 lao động, qua đó góp phần vào ổn định kinh tế của người lao động. Bình quân thu nhập của 1 lao động trong nông trường cao su từ 6- 7triệu đồng/tháng (ngoài ra còn có tiền thưởng quý/năm, lao động giỏi..), cao hơn so với mức bình quân chung của lao động trong lĩnh vực NN khoảng 2,2 -2,6 triệu đồng (Tính toán từ Cục thống kê tỉnh Tây Ninh).
- Việc mở rộng hợp tác phát triển trồng rừng cao su ra các nước bạn như Lào, Myanmar, Campuchia.. đã tạo ra cơ hội mở rộng diện tích trồng và khai thác đối với các doanh nghiệp cao su trong tỉnh (công ty cổ phần cao su Tân Biên đã ký hợp đồng thuê hơn 8.000 ha đất tại tỉnh Kampong Thom với chính phủ Campuchia trong vòng 70 năm để trồng cao su, kế hoạch đến năm 2023 sẽ xây dựng xong một nhà máy chế biến công suất 26.000 tấn thành phẩm/năm) (Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2008).
- Cao su tiểu điền là hình thức tổ chức sản xuất đang phát triển trên địa bàn, được Tây Ninh khuyến khích phát triển lâu dài, ổn định trong thời gian tới. Các hộ sản xuất đã tận dụng được lợi thế về đất đai, lao động gia đình (đặc biệt là lao động nhàn rỗi) và các nguồn vốn có được để phát triển cây cao su; bên cạnh đó còn hình thành và phát triển các mô hình sản xuất kết hợp trên đất cao su như xen canh với một số cây trồng khác trên đất cao su, nông – lâm kết hợp... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 hecta đất canh tác.
- Quá trình TCLT cây cao su đã có những tác động tích cực đến môi trường sinh thái: tận dụng các vùng đất nghèo để cải tạo trở thành các nông lâm trường cao su, các vườn cao su góp phần bảo vệ môi trường hữu hiệu, có tác dụng trong việc giữ và tạo nguồn nước..
+ Một số tồn tại, hạn chế
- Cao su tiểu điền có xu hướng tăng song quy mô sản xuất nhỏ, hạn chế về giống, công nghệ, kỹ thuật khai thác và sơ chế; do đó năng suất thấp, lại phải qua khâu trung gian là các thương lái nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính đối với 1 ha cao su tiểu điền kỳ kinh doanh
STT HẠNG MỤC ĐVT Đơn giá
(1.000đ) Số lượng Thành tiền (1.000đ) 1 TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT 55.291,80 1.1 CHI PHÍ VẬT CHẤT 19.525,00 1.1.1 Phân bón 14.025,00 1.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ 3.500,00 1.1.3 Chi khác 1000đ 2.000,00
1.2 CÔNG LAO ĐỘNG Công 200,0 110 22.000,00
1.3 CHI KHÁC 13.766,80
1.3.1 Khấu hao vườn cây 1000đ 11.814,30 1.3.2 Lãi vay vốn ngân hàng 1000đ 1.952,50
2 HIỆU QUẢ
2.1 Năng suất bình quân Kg/ha 30,00 2.100,00 63.000,00
2.2 Giá thành Ngàn/kg 26,3
2.3 Lãi 7.708,20
2.4 Thu nhập (lãi + công gia đình) 20.908,20
Nguồn: (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). - Việc phát triển cao su tiểu điền tuy tận dụng tốt các lợi thế về nội lực của các hộ, của địa phương song quy mô sản xuất và thu nhập thiếu ổn định. Nguyên nhân, do chạy theo nhu cầu lợi nhuận nên khi giá mủ giảm thấp, nhiều hộ sẵn sàng chặt bỏ cao su để chuyển sang trồng cây khác (Tây Ninh chặt bỏ khoảng 1.700 ha, trong đó chủ yếu cao su tiểu điền). Vì vậy, cao su tiểu điền thường xuyên chuyển đổi khi có biến động, còn cao su quốc doanh thì phát triển ổn định hơn.
- Hoạt động sản xuất của các hộ tiểu điền chưa có sự quy hoạch phát triển của tỉnh, chủ yếu là phát triển tự phát; vẫn còn phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu. Vốn đầu tư cho cao su còn hạn chế và thụ động, chủ yếu vốn tự có của gia đình (từ vài triệu đến vài chục triệu) hoặc vay từ các đơn vị, tổ chức vay vốn. So với
lao động đang làm việc tại các nông trường cao su quốc doanh, lao động tiểu điền phần lớn sản xuất theo kinh nghiệm, trình độ còn hạn chế.
- Mặc dù đã triển khai quy hoạch, khoanh vùng sản xuất tập trung song trên thực tế các chính sách triển khai vẫn chưa đồng bộ, công tác đầu tư cho vùng sản xuất còn rời rạc. Hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến nguyên liệu còn rất hạn chế đối với các hộ tiểu điền.
- Vấn nạn ô nhiễm môi trường từ quá trình thu hoạch, vận chuyển mủ; các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh...
* Tổ chức lãnh thổ sản xuất cây mía + Những kết quả đạt được
- Cây mía trên địa bàn được tổ chức sản xuất trên quy mô đất đai khá rộng lớn dưới các hình thức chủ yếu là các nông trường, vùng sản xuất tập trung và triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu lớn. Nhờ đó, có nhiều cơ hội để cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, tăng diện tích mía có khả năng được tưới mở ra cơ hội lớn để trồng rãi vụ, tăng thời gian và công suất hoạt động của nhà máy.
- Trên địa bàn đã xây dựng được các cánh đồng mía mẫu, với diện tích từ 20 ha trở lên, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn song mang lại hiệu quả.
Khảo sát ý kiến của 3 hộ tham gia cánh đồng mía mẫu 20 ha tại xã Hòa Thạnh (Châu Thành) được biết, trước đó nhiều năm năng suất mía chưa khi nào đạt 60 tấn/ha hoặc vượt số đó, nhưng từ sau khi tham gia cánh đồng mía mẫu, năng suất mía bình quân đạt đến 100 tấn/ha. (phụ lục)
Một hộ khác, ông Hồ Văn Sỹ (ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu), một trong những hộ tham gia cánh đồng lớn 30ha. Gia đình ông trồng mía được gần 20 năm, lợi nhuận bình quân khoảng 30 triệu đồng/vụ, so với những năm trước trồng mía đơn lẽ thì bình quân khoảng từ 10- 15 triệu đồng/vụ, năng suất bình quân khoảng 70 tấn/ha. Theo ông, tham gia trồng mía theo cánh đồng lớn thực sự có lợi cho người nông dân.
Tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn tạo dựng tiền đề để xây dựng thêm nhiều cánh đồng mía trong những niên vụ tiếp theo đồng thời làm thay đổi tập quán, tư duy canh tác manh mún, nhỏ lẽ của nông dân.
- Có sự liên kết khá chặt chẽ giữa nông dân và nhà máy, chính quyền trong quá trình sản xuất, các chính sách hỗ trợ của nhà máy được triển khai đến các hộ trồng mía thực sự là động lực lớn đối với người nông dân.
- Các nhà máy chế biến đang hoạt động trên địa bàn về cơ bản đã thực hiện thành công công nghiệp hóa, đáp ứng đủ công suất chế biến mía nguyên liệu trên địa bàn.
+ Những hạn chế
- Mô hình cánh đồng mía mẫu lớn hoạt động có hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng, mới chỉ dừng lại ở một vài xã (bảng 2.23), quy mô còn nhỏ so với cánh đồng lớn ở một số tỉnh như huyện Thạch Thành, tỉnhThanh Hóa (hơn 250 ha), huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (hơn 3.000 ha).
- Sự thiếu vắng vai trò hổ trợ (kỹ thuật sản xuất, tìm nguồn tiêu thụ) của các hợp tác xã trên các cánh đồng lớn, trong khi các HTX là cầu nối, khâu trung gian quan trọng liên kết người nông dân và các doanh nghiệp chế biến.
- Trên thực tế, việc mở rộng vùng trồng mía theo cánh đồng lớn hiện nay vẫn còn gặp khó khăn, do một số nơi địa hình đất trũng như khu vực huyện Bến Cầu, độ cao chỉ từ 1-2m nên thường bị ngập nước, do đó rất khó để sử dụng máy liên hợp hoặc các loại máy có công suất lớn để canh tác và thu hoạch. Những khu vực địa hình đồi, cao, không bằng phẳng (khu vực các huyện phía Bắc như Tân Châu, Tân Biên…) việc thực hiện cơ giới hóa cũng gặp khó khăn.
- Trên địa bàn vẫn tồn tại hình thức trồng mía quy mô nhỏ lẽ, chỉ từ vài công, cá biệt chỉ có số ít hộ vài mẫu (Theo kết quả Điều tra kinh tế nông hộ đợt tháng 12/2015 của Sở NN & PTNN), tận dụng lao động gia đình, canh tác thủ công; khó áp dụng cơ giới hóa; không có ký kết hợp đồng bao tiêu với các nhà máy mía đường, thường bị ép giá thu mua nên hiệu quả sản xuất không cao.
- Liên kết nông – công nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa nhà máy chế biến và nông dân trồng mía còn nhiều vấn đề bất cập; trong đó, điển hình là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu chưa đúng mức. Nguyên nhân chính khiến các nhà máy thiếu tập trung xây dựng hạ tầng vùng nguyên liệu là do có nhiều cây trồng cùng xen canh trên vùng
nguyên liệu do đó nếu đầu tư các nhà máy lo lắng hiệu quả không như mong muốn; mặt khác, trên cùng một vùng nguyên liệu nhưng lại có nhiều nhà máy cùng đầu tư nên không nhà máy nào muốn đầu tư để các nhà máy khác hưởng lợi.
- Sự cạnh tranh về hiệu quả kinh tế của các cây trồng khác với cây mía (trên cùng một mảnh đất, cùng hình thức tổ chức sản xuất) là nguyên nhân chính khiến cho nhiều hộ bỏ mía chuyển sang trồng cây khác, khiến quy mô sản xuất vùng nguyên liệu không ổn định. (ảnh phụ lục)
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính đối với 1 ha mía
STT HẠNG MỤC ĐVT Đơn giá
(1.000đ) Số lượng Thành tiền (1.000đ) 1 TỔNG CHI PHÍ SX 45.329,75 1.1 CHI PHÍ VẬT CHẤT 14.769,75 1.1.1 Phân bón 11.224,75 1.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ 1.850,00 1.1.3 Chi khác 1000đ 1.695,00
1.2 CÔNG LAO ĐỘNG Công 170,5 136 23.235,00
1.3 CHI KHÁC 7.325,00
1.3.1 Vật rẻ tiền mau hỏng 1000đ 4.712,50 1.3.2 Lãi vay vốn ngân hàng 1000đ 2.612,50
2 HIỆU QUẢ
2.1 Năng suất bình quân Kg/ha 940,00 65,38 61.452,50 2.2 Giá thành Nghìn/kg 693,4
2.3 Lãi 16.122,75
2.4 Thu nhập (lãi + công gia đình) 25.416,75
Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính đối với 1 ha khoai mì
(so sánh với cây mía)
STT HẠNG MỤC ĐVT Đơn giá (1.000đ) Số lượng Thành tiền (1.000đ)
1 TỔNG CHI PHÍ SX 30.374,50
1.1 CHI PHÍ VẬT CHẤT 15.795,00
1.1.1 Phân bón 10.095,00
1.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ 700,00 1.1.3 Chi khác 1000đ 5.000,00
1.2 CÔNG LAO ĐỘNG Công 150,0 85 12.750,00
1.3 CHI KHÁC 1.829,50
1.3.1 Vật rẻ tiền mau hỏng 1000đ 250,00 1.3.2 Lãi vay vốn ngân hàng 1000đ 1.579,50
2 HIỆU QUẢ
2.1 Năng suất bình quân Kg/ha 2,00 31.700,00 63.400,00 2.2 Giá thành Nghìn
đ/kg 1,0
2.3 Lãi 33.183,45
2.4 Thu nhập (lãi + công gia đình) 42.183,45
Nguồn: (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). - Ô nhiễm môi trường từ hoạt động trồng và sản xuất, chế biến mía đường: phân bón hóa học, thuốc BVTV; chất thải, nước thải của các nhà máy…
Tiểu kết Chương 2
Qua nghiên cứu hiện trạng tổ chức lãnh thổ cây cao su và cây mía, tác giả rút ra được nhận xét sau:
- Các hình thức TCLT sản xuất cây cao su và cây mía:
Bảng 2.11. Một số hình thức TCLT sản xuất chủ yếu
CCN Cây cao su Cây mía
Các hình thức TCLT
- Cao su tiểu điền
- Cao su quốc doanh (nông trường quốc doanh)
- Vùng sản xuất tập trung
- Nông trường mía - Cánh đồng mẫu lớn - Vùng sản xuất tập trung
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả Ngoài ra, còn có: hộ gia đình trồng mía, quy mô nhỏ; các hợp tác xã, tổ hợp tác hổ trợ và cung ứng các dịch vụ sản xuất cho người trồng mía; đối với cánh đồng lớn , HTX đảm nhận vai trò quan trọng là thương thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp mía đường.
- Quá trình tổ chức lãnh thổ cây cao su và cây mía trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần ổn định cuộc sống người dân, phát triển kinh tế địa phương và cải thiện phần nào cảnh quan môi trường. Song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế: các hình thức sản xuất quy mô nhỏ (hộ gia đình) hiệu quả không cao; các mối liên kết hợp tác sản xuất chưa thực sự sâu rộng, mối liên kết nông – công nghiệp trong quá trình TCLT chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn nhiều vướng mắc.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÂY CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH 3.1. Những căn cứ ban đầu
3.1.1. Chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh
Phát triển nông nghiệp nông thôn hợp lý, hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững là mục tiêu của Đảng, nhà nước nói chung và Tây Ninh nói riêng. Với mục tiêu đó, ngày 10/06/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt đề án CCL ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngày 26/9/2013, tại hội nghị triển khai đề án, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị: “Mỗi địa phương phải có đề án riêng”.
Xuất phát từ yêu cầu trên, UBND tỉnh Tây Ninh chủ trương triển khai xây dựng đề án CCL ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của cơ cấu lại ngành nông nghiệp là nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng chủ lực nói riêng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh nói chung. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là chính sách phát triển nông nghiệp trong thời gian tới của tỉnh.
Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian tới của tỉnh cụ thể như sau:
- Về mục tiêu tốc độ tăng và cơ cấu các ngành, lĩnh vực
Bảng 3.1. Tốc độ tăng và tỷ trọng GTSX các lĩnh vực Lĩnh vực Tăng BQ (%/năm) Tỷ trọng (%) Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 Toàn khu vực I 5,24 5,15 5,34 100,00 100 100 Nông nghiệp 5,35 5,14 5,40 96,02 96,54 97,53 Trồng trọt 5,18 3,79 5,03 76,61 65,66 57,32 Chăn nuôi 2,31 10,83 5,57 14,99 25,17 29,42 Dịch vụ NN 17,23 9,21 8,18 8,40 9,18 13,26
Lĩnh vực Tăng BQ (%/năm) Tỷ trọng (%) Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 Lâm nghiệp (2,85) 1,53 1,30 1,94 1,45 0,88 Thủy sản 7,48 8,66 4,04 2,04 2,01 1,59
- Tiến hành phân vùng nông nghiệp - Xác định hệ thống cây, con chủ lực
- Cơ cấu lại các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp chế biến