Nhìn chung, giai đoạn 2005-2015, diện tích CCN tỉnh Tây Ninh tăng nhưng có nhiều biến động; mặc dù diện tích tăng song sản lượng lại giảm do những hạn chế về giống, thâm canh và cơ giới hóa trong sản xuất; mặt khác do một số cây trồng có diện tích giảm mạnh nên sản lượng cũng giảm theo. Tiềm năng tăng năng suất các cây công nghiệp của tỉnh còn cao, đặc biệt là cây cao su và cây mía, nếu có các chính sách thúc đẩy việc chuyển đổi giống, thâm canh, đầu tư 4 hóa và tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung trên toàn tỉnh.
So với các CCN khác, xét về diện tích, tổng diện tích cao su (100.818 ha) và mía (14.245 ha) chiếm tới 90% diện tích CCN của tỉnh. Xét về sản lượng, tổng sản lượng cao su (182.877 tấn) và mía (1.046.003 ha) chiếm 79,81% sản lượng CCN toàn tỉnh (Cục thống kê, 2005-2015). Qua đó có thể thấy cao su và mía là cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp của Tây Ninh nói riêng và ngành trồng trọt nói chung, có ảnh hưởng quyết định đến quy mô của 2 ngành hàng cao su và mía đường của tỉnh. Song sự thăng trầm và những biến động của cây cao su và cây mía trong thời gian qua đã làm Tây Ninh giảm dần thế mạnh của mình so với các tỉnh khác trong vùng. Do đó đánh giá rõ thực trạng phát triển của cây mía và cây cao su trong thời gian qua là thực sự cần thiết để xây dựng các giải pháp TCLT phù hợp ở hiện tại và tương lai. nâng cao vị thế của 2 ngành hàng trong thời gian tới.
Bảng 2.3. Hiện trạng phát triển cây cao cu và cây mía so với CCN khác của Tây Ninh giai đoạn 2005-2015
Chỉ tiêu 2005 2015 Cao su Mía CCN khác Cao su Mía CCN khác Diện tích (ha) 45.965 31.572 35.689 100.818 14.245 12.240 Năng suất (tạ/ha) 17,78 615,81 37,00 20,92 734,28 64,30
Sản lượng (tấn) 54.528 1.944.225 135.213 182.877 1.046.003 77.501 Nguồn: Tổng hợp từ (Cục thống kê, 2005-2015)