Hiện trạng tổ chức lãnh thổ cây mía tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 74 - 81)

* Hình thức tổ chức lãnh thổ cây cây mía

Cây mía là một trong những thế mạnh của tỉnh Tây Ninh, với điều kiện thổ nhưỡng được đánh giá là rất phù hợp cho việc trồng mía. Kết hợp những lợi thế về điều kiện tự nhiên và sau thành công của công cuộc CNH ngành mía đường, Tây Ninh sớm đã hình thành và phát triển được các vùng nguyên liệu mía rộng lớn trên địa bàn. Theo những nghiên cứu của tác giả, cây mía được tổ chức sản xuất chủ yếu theo các hình thức sau:

- Nông trường mía: gồm một số nông trường sau:

+ Nông trường mía Biên Hòa – Thành Long (Châu Thành) với khoảng hơn 1000 ha mía.

+ Nông trường mía Biên Giới diện tích hơn 200 ha (H.Châu Thành)

Cả 2 nông trường này đều dưới sự quản lý của Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành công - Tập đoàn Thành Thành Công.

+ Nông trường mía Ninh Điền (H.Châu Thành) với quy mô khoảng 1.300 ha thuộc Công ty TNHH Hưng Thịnh và một số nông trường khác như nông trường mía Bến Cầu, Tân Hưng…. quy mô từ 200- 500 ha.

Trong đó, nông trường mía Ninh Điền là nông trường lớn nhất Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ với tổng diện tích 1.300 ha. Số lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật khoảng 40 người làm việc ở nông trường này, công việc chính là giám sát và bấm nút

điều khiển. Nông trường được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu đạt năng suất thu hoạch cao gấp hai lần, từ 50 đến 70 tấn lên 100 đến 120 tấn/ha và cải thiện chất lượng trữ đường tăng từ 2 đến 3 CCS (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). Thời gian tới, nông trường sẽ xây dựng nhà máy đường hữu cơ và sản xuất các sản phẩm hữu cơ khác hướng đến thị trường xuất khẩu.

Các nông trường mía trên địa bàn tỉnh cung cấp nguyên liệu cho 3 nhà máy, công ty chế biến đường với công suất chế biến mía trên địa bàn khoảng 3 triệu tấn mía cây/năm.

+ Nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh với công suất 4.000 tấn mía cây/ngày, dự kiến triển khai xây dựng thêm cụm chế biến phía Tây sông Vàm Cỏ trong thời gian tới với công suất trước mắt khoảng 2.000 tấn mía cây/ ngày. Nhà máy chủ yếu sản xuất sản phẩm đường thô, từ niên vụ 2012-2013, nhà máy bắt đầu sản xuất đường tinh luyện với công suất ép 4.000 tấn nguyên liệu/ngày.

+ Công ty cổ phần đường Nước Trong (thuộc Tập đoàn Thành Thành Công), công suất khoảng 1.000 tấn mía cây/ngày. Nhờ chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào nên thời gian chế biến của nhà máy một niên vụ kéo dài trong 8 tháng và đưa công suất chế biến lên 1.350 tấn, đạt sản phẩm gần 19.000 tấn đường tinh luyện/mỗi năm. Công ty có sự liên kết chặt chẽ với nông dân, gắn chặt lợi nhuận của nông dân trồng mía với công ty bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể như: đầu tư cho nông dân áp dụng các biện pháp tiến bộ KHKT và giống mới có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo rải vụ vào sản xuất; hợp đồng dài hạn với nông dân trồng hơn 2.000 ha mía. Công ty đầu tư vốn, giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý cho nông dân…. Nhờ áp dụng các biện pháp KHKT trong canh tác, diện tích nông dân hợp đồng trồng mía luôn được nâng cao năng suất từ 75 đến 80 tấn/ha/vụ.

+ Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (trước đây là Công ty Bourbon Tây Ninh), trong số các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành Thành Công thì Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh là doanh nghiệp lớn nhất, với công suất ép lên đến 9.800 tấn mía nguyên liệu/ngày với sản lượng đường thô từ 90.000- 110.000 tấn/năm.

Nhìn chung, các nhà máy mía đường trên địa bàn đã thực hiện thành công công nghiệp hóa, được trang bị dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, được vận hành bởi đội ngũ lao động dày dạn kinh nghiệm đã được đào tạo trong và ngoài nước, đã và đang khẳng định vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực sản xuất đường tại Việt Nam. Đây là một thế mạnh lớn mà ít địa phương có được, tuy nhiên, sự giảm mạnh diện tích mía trong những năm gần đây đã đặt ra nỗi băn khoăn cho người nông dân có nên giữ lại cây mía hay không trong khi phía các nhà máy lại lo lắng thiếu hụt nguyên liệu chế biến.

- Cánh đồng mía mẫu lớn

Cánh đồng mẫu lớn là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Mục tiêu của cánh đồng mẫu lớn là tạo đầu ra ổn định cho người nông dân, nâng cao giá trị sản xuất, giá thành và chất lượng sản phẩm.

Việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất NN của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đề án TCC ngành NN, tỉnh đã chủ trương xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong đó có cánh đồng mía.

Về tổng quan, cho đến nay, vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh phần lớn canh tác còn nhỏ lẻ, đan xen với các cây trồng khác, hiệu quả kinh tế còn thấp nên nhiều hộ dân bỏ mía chuyển sang trồng cây khác, do đó ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu mía cho các doanh nghiệp. Do vậy,cần phải xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, bền vững; một trong những giải pháp tối ưu là quy hoạch đồng ruộng thành những vùng sản xuất với quy mô lớn và tập trung, để có thể ứng dụng đồng bộ những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất và tiết giảm chi phí cho người trồng mía. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình cánh đồng mía mẫu lớn đã thu hút được sự quan tâm của nông dân.

Với sự đồng hành của các doanh nghiệp và sự hợp tác của người nông dân, Tây Ninh đã xây dựng được các cánh đồng lớn, cụ thể:

Các doanh nghiệp tham gia

Cánh đồng lớn/ địa điểm Quy mô (ha)

Công ty mía đường Thành Thành Công -

Tây Ninh

3 cánh đồng lớn

1. Ở xã Trà Vong, huyện Tân Biên 2. Xã Cầu Khởi (huyện Dương Minh Châu)

3. Xã Long Phước (huyện Bến Cầu)

20 ha/ cánh đồng

Nhà máy đường Nước Trong

- 1 cánh đồng lớn tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu

30 ha

Nhà máy đường Biên Hòa – Tây

Ninh

2 cánh đồng lớn

1. Xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành. 20 ha 2.Xã Ninh Điền, huyện Châu Thành 24 ha

Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) và nnk

Các doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn mía gồm Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công, thực hiện cánh đồng lớn tại các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Dương Minh Châu. Công ty CP Đường Nước Trong thực hiện tại huyện Tân Châu và công ty CP Đường Biên Hoà – Tây Ninh thực hiện tại huyện Châu Thành.

Các cánh đồng lớn được tổ chức quy hoạch theo lô thửa, xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, đảm bảo cho việc áp dụng cơ giới hoá vào canh tác mía và vận chuyển mía được thuận lợi. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu nước cũng được thiết kế hợp lý, bảo đảm cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa khô, cũng như tiêu thoát nước cho ruộng mía vào mùa mưa.

Việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn là hướng đi tất yếu trong sản xuất NN bền vững nói chung và ngành mía đường nói riêng. Đối với Tây Ninh, việc xây dựng các cánh đồng mía mẫu lớn này sẽ là tiền đề để xây dựng nhiều cánh đồng khác trong những niên vụ tiếp theo. Tuy nhiên, để mô hình ngày càng được nhân rộng và có hiệu quả, liên kết giữa các bên phải thực sự bền chặt và có chiều sâu. Nhà nông phải từ bỏ lối tư duy sản xuất nhỏ lẻ, tiến hành liên kết để sản xuất theo quy mô công nghiệp; nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp, tổ chức quy hoạch

vùng nguyên liệu mía đường hợp lý; nhà khoa học phải xây dựng quy trình canh tác chuẩn cho từng vùng nguyên liệu, thường xuyên nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ khoa học- công nghệ, những kỹ thuật canh tác mía hiệu quả cho nông dân; còn nhà doanh nghiệp phải luôn đồng hành cùng nông dân trồng mía, bảo đảm đầu ra để người nông dân yên tâm sản xuất.

- Vùng trồng mía tập trung: ở các huyện Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Bến Cầu với tổng diện tích 13.134 ha, chiếm 92,2% diện tích mía toàn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). Tại các vùng chuyên canh mía nguyên liệu, tỉnh chủ động đầu tư công trình thủy lợi nhằm tăng diện tích mía được tưới, đầu tư hạ tầng giao thông nội đồng; thực hiện cơ giới hóa vào các khâu sản xuất mía, tăng cường sử dụng các giống mía mới, đạt năng suất và chữ đường cao, các giống có thể rải vụ để chủ động nguồn nguyên liệu.

Bên cạnh đó, nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên các vùng chuyên canh, nhiều hộ đã tiến hành trồng xen cây họ đậu trên ruộng mía từng bước tăng độ phì nhiêu của đất, cân bằng hệ sinh thái, góp phần ổn định sản xuất cây mía trên địa bàn tỉnh.…. Điển hình là các hộ nông dân trên địa bàn huyện Dương Minh Châu và Châu Thành đã trồng xen cây họ đậu trên đất mía với tổng diện tích khoảng hơn 40 ha, nông dân huyện Châu Thành trồng xen được khoảng 45 ha; đồng thời, năng suất của cây mía trồng xen cây đậu tăng từ 10-20%.

* Tình hình liên kết nông – công nghiệp - Công nghiệp chế biến đường

Toàn tỉnh hiện có 3 công ty chế biến đường, bao gồm: công ty Cổ phần đường Biên Hòa, công ty cổ phần đường Thành Thành Công Tây Ninh và công ty mía đường Nước Trong.

Tổng công suất 3 triệu tấn/năm, gấp khoảng 2 lần sản lượng mía sản xuất trên địa bàn tỉnh. Trên thực tế, do giá mía giảm mạnh nên nhiều nông dân chặt bỏ mía chuyển sang trồng cây khác khiến cho quy mô vùng nguyên liệu bị biến động, vì thế trong niên vụ 2014 – 2015 sản lượng mía sản xuất ở Tây Ninh chỉ đáp ứng được 59% nhu cầu mía của các công ty, nhà máy, số còn lại phải nhập từ CamPuChia và các tỉnh khác. Tổng sản lượng đường sản xuất trong niên vụ 2014 – 2015 là 199.788 tấn;

trữ đường bình quân toàn vụ 9,13 CCS, tỷ lệ tiêu hao mía bình quân 10,94 mía/1đường, tỷ lệ tạp chất 3,6% (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).

- Thực trạng liên kết sản xuất

Trong mối liên kết này (hình 2.3.) nông dân trồng mía có thể nhận đầu tư từ các nhà máy hoặc có thể tự đầu tư để mua vật tư từ nhà cung ứng vật tư; sản phẩm mía cây sau khi thu hoạch được nông dân bán trực tiếp cho nhà máy (do bộ phận nông vụ nhà máy đảm nhận mua), không qua các thương lái; các nhà khoa học tư vấn sản xuất, tiếp nhận, phản hồi thông tin từ thực tiễn, nghiên cứu và phản hồi lại cho các chủ thể trong chuỗi liên kết; các đơn vị Sở, phòng NN& PTNN chủ trì quá trình thực hiện, tổ chức sản xuất, gắn kết các nhà sản xuất lại gần nhau. Như vậy, trong quá trình TCLT sản xuất cây mía, các mối liên kết sản xuất giữa các chủ thể được thực hiện; tuy nhiên,

NÔNG DÂN TRỒNG MÍA NHÀ NƯỚC - Bộ, ngành - Sở NN & PTNN - Phòng NN huyện

NHÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NHÀ MÁY ĐƯỜNG NHÀ KHOA HỌC NHÀ KHOA HỌC

Ghi chú: Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo Quan hệ hợp đồng Quan hệ tư vấn và thông tin phản hồi

trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là vấn đề thương thảo, cam kết đầu tư, tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Thực trạng hạ tầng, kỹ thuật sản xuất và tiến bộ KHKT

+ Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất mía: Về công tác giống: Các giống mía mới được đưa vào sản xuất nhiều giống mía có khả năng tái sinh tốt, lưu gốc được nhiều năm, chịu hạn, kháng sâu bệnh và cho năng suất, chữ đường cao như các giống mía Thái Lan, giống mía DLM24…. Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng của TTCs đã nhân được 43 giống mía các loại, trong đó có 13 giống phát triển khá tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Tây Ninh.

Về cơ giới hóa: công tác cơ giới hóa trên các ruộng mía được các sở ban ngành phối hợp cùng các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện khá tốt những chưa đồng bộ. Trong niên vụ 2014 – 2015 một số diện tích mía được cơ giới hóa đạt tỷ lệ khá cao (95%); điển hình là nông trường mía Biên Hòa – Thành Long và nông trường mía Hưng Thịnh.

Các kỹ thuật tưới mía tiết kiệm nước được áp dụng trên các ruộng mía, theo đó diện tích mía được tưới tiết kiệm nước là 8.805 ha; trong đó, phương pháp tưới phun cục bộ 7.780 ha, tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân 5,7 ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).

+ Hạ tầng vùng nguyên liệu mía: trong niên vụ 2014 – 2015, các công ty, nhà máy đường đã đầu tư 1,23 tỷ đồng cho các vùng nguyên liệu để thực hiện một số công trình như nạo vét mương tưới tiêu, đặt ống thoát nước, sửa chữa và làm mới các tuyến đường vận chuyển; duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các trạm biến áp….

- Chính sách của nhà máy đường và của tỉnh

Những hổ trợ, chính sách từ phía các nhà máy và từ phía tỉnh, các ban ngành có tác động trực tiếp đối với nông dân trồng mía và hiệu quả của quá trình tổ chức lãnh thổ sản xuất cây mía trên địa bàn. Một số chính sách được triển khai như chính sách trợ giá thu mua mía cây, chính sách hổ trợ trồng mía mới…, cụ thể:

Về phía các doanh nghiệp, trong niên vụ 2014 – 2015, công ty Cổ phần Đường Nước Trong mua mía 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển là 900.000

đồng/tấn (trợ giá từ 50.000 đồng/tấn giảm dần đến 10.000 đồng/tấn từ đầu vụ đến cuối vụ); đầu tư mía trồng mới 20 triệu đồng/ha; mía gốc 14 triệu đồng/ha. Công ty Thành Thành Công và nhà máy đường Biên Hòa Tây Ninh thu mua tại ruộng trên phương tiện vận chuyển 900.000 đồng/tấn (trợ giá từ 10.000 – 50.000 đồng/tấn tùy thời điểm). Cũng trong niên vụ này, công ty CP Thành Thành Công đầu tư mía trồng mới 30 triệu đồng/ha; mía gốc 20 triệu đồng/ha; Nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh đầu tư mía trồng mới 30 triệu đồng/ha; mía gốc 20 triệu đồng/ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).

Về phía tỉnh, đã ban hành chính sách hỗ trợ trồng mới cây mía trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015; theo đó, niên vụ 2013 – 2014 tỉnh đã hỗ trợ cho các hộ trồng mới cây mía là 3,811 tỷ đồng với diện tích 3.811,51 ha (bình quân 1 triệu đồng/ha) (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)