Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 91 - 96)

* Giải pháp về đất đai

Cùng với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Tây Ninh, quỹ đất NN sẽ phải giảm xuống nhường chỗ cho đất đô thị và đất phục vụ cho quá trình CNH, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TCLT cây công nghiệp. Do đó điều cần thiết là cần có giải pháp quy hoạch và chính sách phát triển hợp lí.

- UBND tỉnh cần phối hợp với các ban ngành liên quan của các huyện, thành để khảo sát, thống kê lại tình hình quản lý, sử dụng đất của các đối tượng trên địa bàn, hoàn thành dứt điểm về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất NN.

- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất NN cho phù hợp với chương trình chuyển đổi cơ cấu cây, con. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất các vườn trồng cao su già cỗi và các vùng đất chuẩn bị trồng mới; đất canh tác nhiều vụ trong năm.

- Có những chính sách đền bù thỏa đáng, phù hợp thực tế trong khâu quy hoạch quản lý, sử dụng đất nhằm khai thác tốt hơn quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất NN, di dời, giải phóng mặt bằng…

* Phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật trong nông nghiệp

- Về thủy lợi: ưu tiên đầu tư phát triển công trình thủy lợi phục vụ cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, trong đó có mía, lạc, hồ tiêu. Xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; nâng cấp và bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa.

- Về giao thông nội đồng: Các cấp, các ngành cần xem xét hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng, đặc biệt hệ thống giao thông trên các cánh đồng mía. Mặt đường tối thiểu rộng 3,5 – 5,0 m, kết cấu sỏi đỏ để các loại xe máy kéo, máy nông nghiệp có thể lưu thông và thực hiện tốt nhiệm vụ cơ giới hóa.

- Đổi mới công tác giống cây trồng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong canh tác một số cây trồng.

* Phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung nguồn nhân lực của tỉnh Tây Ninh đang có xu hướng “già hóa”, cơ cấu cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đặc biệt rất ít lao động có năng lực trình độ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong khi phát triển NN sản xuất hàng hóa phải được tiến hành bằng phương thức canh tác hiện đại, có hàm lượng kỹ thuật - công nghệ cao. Chính vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất NN nói chung và trong sản xuất cây công nghiệp, các giải pháp được đưa ra:

- Liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trong và ngoài nước; nhất là với các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển để đào tạo lao động.

- Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kĩ thuật, chuyên sâu về ngành trồng trọt về công tác tại UBND các xã, phòng NN và PTNN các huyện để có thể dễ dàng hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất.

- Tiếp tục thu hút nhân tài về Tây Ninh công tác trong lĩnh phát triển nông nghiệp, nông thôn.

* Giải pháp về thị trường

Thị trường nông sản nói chung và các sản phẩm cây công nghiệp Tây Ninh được tiêu dùng trong và ngoài nước, song chú trọng xuất khẩu hơn tiêu dùng trong nước; các đơn vị sản xuất còn hạn chế và thụ động trước các thông tin về thị trường . Do đó, để phát triển thị trường nông sản Tây Ninh, cần đẩy mạnh hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra, công nghệ sản xuất, tình hình dịch bệnh, kỹ thuật; thông tin về sản phẩm nông nghiệp về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dự báo quan trọng….. Xây dựng hệ

thống thương hiệu sản phẩm; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các loại vật tư và sản phẩm nông nghiệp.

Theo đó, tăng cường liên doanh, liên kết giữa các nhà máy chế biến với các vùng nguyên liệu, thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực là cao su, mía đường ..; nâng cao năng lực xúc tiến thương mại và dự báo thị trường.

* Xây dựng hệ thống tổ chức liên kết sản xuất

Xu thế sản xuất mới hiện nay là khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Theo đó, có 2 loại hình tổ chức sản xuất cần được tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng; đó là các hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động NN; trong đó, cần lưu ý hài hòa cả hai loại doanh nghiệp cung ứng vật tư NN và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Trên các cánh đồng lớn thành lập các hợp tác xã, tổ sản xuất tạo cơ sở pháp lý để liên kết với các công ty, nhà máy đóng trên địa bàn. Thành lập các tổ chức của những nông dân trồng cây công nghiệp trên địa bàn, cụ thể như tổ hợp tác trồng cao su, tổ hợp tác trồng lạc, tổ hợp tác trồng mía, tổ hợp tác trồng thuốc lá, trồng điều….

Khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, các trang trại sản xuất phải từng bước được liên kết để hình thành các hợp tác xã, liên kết được với các doanh nghiệp; mặt khác, khi hội đủ điều kiện, các trạng trại sẽ phát triển thành các doanh nghiệp.

Xem xét và học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả (các câu lạc bộ, cây con, hội ngành hàng, hiệp hội…) đã được áp dụng trên thế giới và trong nước, xây dựng ở Tây Ninh các loại hình câu lạc bộ, các hội ngành hàng.

* Hình thành các vùng sản xuất tập trung

Để khai thác có hiệu quả hơn mọi tiềm năng về tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, việc hình thành các vùng sản xuất NN nói chung và vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung nói riêng là thực sự cần thiết.

Những căn cứ để phân vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung:

1) Trong báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020” ghi rõ: xét về các điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có thể chia tỉnh thành 3 vùng kinh tế:

+ Vùng phía Bắc tỉnh bao gồm các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành, tổng diện tích 2.988,13km2 (chiếm 74,20% diện tích toàn tỉnh).

+ Vùng Trung tâm bao gồm thành phố Tây Ninh và huyện Hòa Thành, diện tích 223,12km2 (chiếm 5,2% diện tích toàn tỉnh)

+ Vùng phía Nam gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu, diện tích 824,25 km2 (chiếm 20,6% diện tích toàn tỉnh).

Trong đó, vùng trung tâm và vùng phía Nam tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; vùng phía Bắc là vùng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2) Ngoài ra, đối với phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cần gắn với các tiêu chí: + Cấp địa hình tương đối (thấp trũng, bằng, giồng, cao…).

+ Loại phát sinh đất (phù sa, dốc tụ, xám, phèn, đất nâu vàng …).

+ Nguồn nước và chế độ thủy văn (nước mặt, nước ngầm, úng ngập …). + Hiện trạng cây trồng, vật nuôi và ao hồ nuôi thủy sản.

+ Mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, ảnh hưởng của các ngành khác đối với nông nghiệp…

3) Dựa trên cơ sở đó, NN tỉnh Tây Ninh thành 2 vùng phát triển:

Vùng 1

+ Diện tích tự nhiên 286.252 ha (chiếm 69,82% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) bao gồm toàn bộ các huyện Tân Châu, Tân Biên, phần lớn huyện Châu Thành (ngoại trừ các xã giáp thành phố Tây Ninh) và toàn bộ các xã phía Tây sông Vàm cỏ thuộc huyện Bến Cầu, Trảng Bàng.

Hướng phát triển của vùng là hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung (cao su, khoai mì, lúa, mía), bảo đảm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trồng cây lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Diện tích tự nhiên 123.744 ha (chiếm 30,18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) bao gồm một phần phía Đông huyện Châu Thành (các xã giáp TP. Tây Ninh); toàn bộ thành phố Tây Ninh, toàn bộ các huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Dương Minh Châu; một phần phía Tây sông Vàm Cỏ huyện Trảng Bàng và khu kinh tế của khẩu Mộc Bài.

Định hướng phát triển của vùng là phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, ít sử dụng đất, ứng dụng công nghệ cao với các loại cây trồng chủ lực như: lúa chất lượng cao, rau các loại (chuyên canh và luân canh với lúa), hoa, cây cảnh, trái cây đặc sản (mãng cầu, chuối, xoài), nuôi trồng sinh vật cảnh, tạo mảng xanh đô thị... chăn nuôi, gà, heo, bò; riêng bò sữa sẽ phát triển ở huyện Trảng Bàng. Nuôi thủy sản và thủy đặc sản…

Từ (1), (2) và (3) có thể nhận định: đối với phát triển cây công nghiệp, vùng 1 có nhiều tiềm năng về phát triển cao su và mía; vùng 2 trồng đậu phộng, thuốc lá, vừng… với các vùng sản xuất tập trung như sau:

+ Các huyện trồng tập trung cao su: Thành phố Tây Ninh, các huyện Gò Dầu, Châu Thành, Trảng Bàng, Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu.

+ Các huyện trồng tập trung mía gồm huyện Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Bến Cầu.

Tóm lại, kết quả phân vùng NN và vùng sản xuất cây công nghiệp, định hướng sản xuất các loại cây trồng chủ lực của từng vùng là cơ sở khoa học quan trọng để phát triển ngành NN, ngành trồng trọt, ngành trồng cây công nghiệp của tỉnh Tây Ninh đến 2020, tầm nhìn đến 2030.

* Bảo vệ môi trường sinh thái

Nhìn chung, các hoạt động SXNN trên địa bàn đều có những tác động nhất định đến môi trường cảnh quan sinh thái. Trước những tác động tiêu cực mà ngành trồng trọt, trong đó có ngành trồng cây công nghiệp đối với môi trường sinh thái, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Cần ứng dụng rộng rãi công nghệ phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất.

- Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục cho phép. Sau khi phun thuốc phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm… Các công tác này góp phần giúp nông dân sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng một cách đúng đắn, phù hợp, tiết kiệm, đảm bảo môi trường sinh thái và sức khỏe người sử dụng.

- Sử dụng các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại thủ công, truyền thống nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV như trồng hoa trên các ruộng mía đề thu hút côn trùng hại cây, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, làm người nộm trên các ruộng lạc, trồng xen lạc trên đất cao su để tận dụng phân bón…

- Để ngăn chặn, hạn chế việc đốt rơm, rạ, các phế phẩm sau thu hoạch, một số mô hình được nghiên cứu và triển khai như: sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ, phụ phẩm ngay tại ruộng để trả lại lượng mùn, chất hữu cơ cho đất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp tỉnh tây ninh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)