Mục đích thi đua,khen thưởng công chức, viên chức ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng công chức, viên chức ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 26 - 28)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến công tác thi đua, khen

thưởng, Người từng nói: “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp

quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày” [1].

TĐKT là biện pháp để xây dựng con người mới phát triển toàn diện. TĐKT có

nhiệm vụ phát huy mọi nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Luật Thi đua, khen thưởng của Nhà nước ta quy định: “Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [30, tr.7 - 8].

TĐKT còn là công cụ để quản lý nhà nước. Bởi vì, mọi công việc suy cho cùng

là đều do nhân dân và tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi kịp thời, phải biểu dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển và lấn át, đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực.

Trải qua hơn 60 năm từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái

quốc” (11/6/1948) đến nay, cách mạng Việt Nam luôn phải đương đầu với biết bao khó khăn, thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân cả

nước đãđoàn kết một lòng, vượt qua mọi hy sinh gian khổ, đánh thắng thực dân Pháp,

đế quốc Mỹ và tay sai, thống nhất đất nước và đang vững bước trên con đường đổi mới. Phong trào thi đua yêu nước luôn gắn liền với các giai đoạn cách mạng và đã góp

phần xứng đángvào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước những thời cơ và thách thức to lớn, công tác thi đua luôn là một nhiệm vụ quan trọng. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp cách mạng,

đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới. Trong đó, Đảng ta khẳng

định rõ trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơvà thách thức

vô cùng to lớn, công tác thi đua, khen thưởng càng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (kỳ

họp thứ 4) đã thông qua Luật Thi đua, khen thưởng và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/7/2004. Đây là chủ trương lớn, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Luật thi đua, khen thưởng đã khẳng định phong trào thi đua phải được sự quan tâm lãnh đạo

trực tiếp của các cấp ủy Đảng, đề cao trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp chính

quyền, của thủ trưởng cơ quan đơn vị.

Sau khi tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ

Chính trị, ngày 21/5/2004, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số

39-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện

bồi dưỡng, tổng kết và nhân các điển hình tiên tiến. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tiếp tục quán

triệt nội dung đổi mới công tác TĐKTtheo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

và tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), qua đó

nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng ...” [2]. Trong sự nghiệp GDĐT, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến công tác

thi đua, khen thưởng. Năm 1968, trong thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công

nhân, nhân viên, học sinh các cấp, Người căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải

tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” [27, tr.245]. Thực hiện lời dạy của Người, trong

những năm công tác thi đua “Dạy tốt - học tốt”đã được triển khai sâu rộng trong toàn

ngành. Hiện nay, toàn ngành GDĐT đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 29-

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế”. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết công tác TĐKT công chức, viên chức luôn là một

nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi nhà trường THPT, góp phần không nhỏ trong việc động viên, khuyến khích mọi người giảng dạy, quản lý và phục vụ tốt hơn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ GDĐT và Nghị quyết của Đảng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng công chức, viên chức ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)