Trong những năm qua, tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Toàn ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; tiếp tục Đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học; đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và trung học phổ thông; thực hiện giáo
dục cho mọi người, xây dựng xã hộihọc tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và
thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa; tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và hội nhập giáo dục.
2.1.3.1. Những kết quả đạt được
Chất lượng giáo dục và đào tạo các bậc học, cấp học được nâng lên đáng kể.
Tỉnh hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở (THCS) vào cuối năm 2004 và đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tính đến nay, đã có 228/425 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó:
Mầm non là 65/165, Tiểu học là 83/141, THCS là 61/87, THPT là 19/32.
Về quy mô: hệ thống mạng lưới trường học phát triển tương đối đồng đều. Tính
đến năm 2016 toàn tỉnh có tổng cộng 165 trường mầm non, nhà trẻ và 2.291 nhóm lớp
với 67.004 trẻ; 143 trường tiểu học với 98.514 học sinh; 87 trường THCS với 68.257
học sinh; 33 trường THPT với 30.878 học sinh. Bình quân mỗi phường, xã có 02
trường mầm non, 02 trường tiểu học, ít nhất 01 trường THCS. Mỗi huyện, thành phố
Quy mô giáo dục thường xuyên:
- Hiện nay toàn tỉnh có có 9 trung tâm, trong đó:01 trung tâm GDTX cấp tỉnh
và 03 trung tâm GDTX, 02 trung tâm GDTX-HN, 03 TTGDTX-DN-GTVL cấp huyện
trên tổng số 8 huyện, thành phố. Với 2.445 học viên.
- 82/82 xã, phường, thị trấn có trung tâm Văn hoá-Học tập cộng đồng.
Toàn tỉnh có 28 trung tâm ngoại ngữ, 103 cơ sở ngoại ngữ, tin học ngoài công lập đang hoạt động; đa số học viên là học sinh các trường THPT, THCS, Tiểu học trên địa bàn huyện, thành phố, số còn lại là cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan có nhu cầu để nâng cao năng lực công tác.
Quy mô giáo dục chuyên nghiệp:
Toàn tỉnh hiện nay có 06 trường đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp trực thuộc tỉnh, hiện 06 trường đang tiếp tục công tác tuyển sinh đầu nămhọc.
Về đội ngũ: Tính đến tháng 10/2016, toàn ngành có 16.465 người(chưa tính số
giáo viên, nhân viên hợp đồng), trong đó: 1033 cán bộ quản lý, 3211 nhân viên; 11984 giáo viên, (GV MN: 2780; GV tiểu học: 4258, tỷ lệ GV/lớp 1.34; GV THCS: 3735
trong đó công lập 3735, ngoài công lập 0, tỷ lệ GV/lớp 1.79). Đảng viên 3762 người,
tỷ lệ 24.0%;
-Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản và toàn diện GDĐT:
+ Tiếp tục đầy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
theo chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị để giáo dục đạo đức tư tưởng cho đội ngũ;
lồng ghép với cuộc vận động mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, chống tiêu cực trong ngành giáo dục…
+ Tổ chức tập huấn tại địa phương về côngtác sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn,
đẩy mạnh đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn ở các đơn vị.
- Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức tập huấn tại địa
phương về công tác sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đẩy mạnh đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn ở các đơn vị.
- Tổ chức các lớp tập huấn tập trung cho giáo viên cốt cán của phòng giáo dục, của
nghiệm sáng tạo, tập huấn giáo viên thực hiện giảng dạy theo mô hình trường học mới
cho lớp 6 cấp THCS, tập huấn xây dựng chuyên đềDạy học theo chủ đề tích hợp - liên
môn, …; sau các đợt tập huấn, tổ chức đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm thông qua các báo cáo, các chuyên đề trên hệ thống “Trường học kết nối”.
Về đầu tư cho giáo dục: Cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập ở các cấp học phổ thông cho con em nhân dân địa phương, không có tình trạng thiếu chỗ học. 100% các trường học kiên cố hoá.
2.1.3.2. Những tồn tại cần giải quyết
- Chất lượng giáo dục toàn diện ở các vùng sâu, vùng xa chưa đạt do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là trình độ dân trí và nhận thức của người dân chưa cao, một phần do đời sống kinh tế khó khăn.
- Ở một số đơn vị trường học, do thiếu giáo viên nên chưa đảm bảo việc giảng
dạy một số bộmôn như giáo dục thể chất, kỹ thuật- công nghệ, nhạc họa. Đội ngũ giáo
viên còn thiếu, chưa đồng bộ cũng là một khó khăn lớn cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học.
Nhìn chung, giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm gần
đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đặc
biệt là vùng sâu, vùng xa đã được rút ngắn, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, về cách thức quản lý cũng như tầm nhìn chiến lược…và đây cũng chính là mấu chốt cần cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà. Vì vậy, để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và tăng cường đội ngũ giáo viên.