thực hiện nội dung thi đua phù hợp, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học;
Kiện toàn bộ máy tổ chức và chỉ đạo Hội đồng TĐKT nhà trường hoạt động có hiệu
quả; Tạo động lực cho công tác thi đua, khen thưởng; Tăng cường kiểm tra, giám sát
quá trình tổ chức, thực hiện công tác TĐKT. Hiện nay, các biện pháp này ở các trường THPT tỉnh BRVT đang thực hiện. Tuy nhiên, còn chưa được đầu tư, quan tâm, chưa
chi tiết các nội dung và cách thực hiện nên hiệu quả còn rất thấp.
Bên cạnh, đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số điểm mới trong xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá TĐKT công chức, viên chức trong nhà trường THPT. Ngoài
đánh giá TĐKT bằng định tính còn có cách tính cho điểm cụ thể nhằm đảm bảo, khách
quan, công bằng cho từng nhóm đối tượng. Công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho CC,VC làm công tác TĐKT cũng chưa được quan tâm, chưa đánh giá hết vai trò của những người làm công tác này. Vì vậy, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất nội dung
này vào trong công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác
TĐKTcho công chức, viên chức.
3.1.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác TĐKT cho công chức, viên chức cho công chức, viên chức
Việc nâng cao nhận thức cho CC, VC về tầm quan trọng và ý nghĩa của công
tác TĐKT là biện pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để mỗi người có thể đóng góp
được nhiều hơn, một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng cao nhận thức về
TĐKT trong điều kiện mới đối với CC, VC. Bởi vì, một khi CC, VC nhận thức chưa
được đầy đủ, chưa được thống nhất, chưa được thông suốt thì mọi hoạt động sẽ rơi vào trạng thái cầm chừng, bình quân chủ nghĩa; ngược lại khi CC, VC đã được nhận thức đầy đủ thì họ sẽ tích cực tham gia thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
* Nội dung và cách thực hiện
Để nâng cao chất lượng công tác TĐKT cần tập trung vào việc đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và CC, VC về vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của công tác TĐKT. Hội đồng thi đua, khen thưởng phải tăng cường quán
triệt sâu sắc, đầy đủ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi
mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng
điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng; các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng gắn với
đẩy mạnh việc“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 05-
CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2015 về Hướng
dẫn thi đua khen thưởng trong ngành GDĐT; Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND, ngày
20/11/2014 Quyết định Ban hành Quy chế về quản lý công tác thi đua khen thưởng trên
địa bàn tỉnh.Thường xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng,
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống
tham nhũng trong đội ngũ đảng viên, CC, VC. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức đối với công tác TĐKT Hội đồng TĐKTcần quan tâm một số việc sau đây:
Thứ nhất,tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng bao gồm một số nội dung chính sau:
- Công tác thi đua, khen thưởng phải là nội dung lãnh đạo của cấp uỷ Đảng,
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền nhà trường cần quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước đối với công tác thi
đua, khen thưởng để vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo vào đơn vị mình. Từ đó, có sự
lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn, kịp thời làm cho công tác thi đua, khen thưởng bắt nhịp được hơi thở của cuộc sống thực tiễn, phát huy vai trò to lớn của CC, VC trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng của các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể thuộc phạm vi lãnh đạo.
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng cho các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, đội ngũ CC, VC trong toàn trường. Tuy nhiên, nội dung, hình thức quán triệt với những mức độ khác nhau tuỳ theo đối tượng cụ thể.
Hội đồng thi đua, khen thưởng cần quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác TĐKT; những thay đổi về chế độ chính sách mới của Đảng và Nhà nước tại các buổi họp hội đồng, sinh hoạt công đoàn, sinh hoạt chuyên môn, … Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần tăng cường sự quản lý về công tác này. Vì vậy, các trường có thể xem xét các vấn đề như:
- Tăng cường sự quản lý, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo; sự phối hợp tổ chức
giữa các tổ chức đoàn thể trong trường, tạo sự gắn kết giữa công tác thi đua và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
- Quán triệt các chủ trương, quy định về thi đua, khen thưởng cho CC, VC; giải
thích, định hướng công tác thi đua và động viên kịp thời sau mỗi đợt bình xét thi đua; đảm bảo được sự thống nhất, đoàn kết nội bộ.
- Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen
thưởng, các trường cần phổ biến hướng dẫn quy trình, thủ tục, điều kiện bình xét thi đua kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Hội đồng TĐKTphải làm sao để mỗi CC, VC hiểu rằng: mình là ai, sẽ làm gì,
làm như thế nào và làm bằng cách nào để tham gia tích cực vào phong trào chung cũng
từ lòng tự trọng của chính mình chứ không phải để hưởng lợi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần nhận thấy mỗi người lại có một cách nhìn và cách làm riêng sao cho có hiệu quả trong công việc, không qua loa, đại khái, hình thức hoặc không cần
thiết trước khi làm điều gì đó buộc mọi người phải biết - không biết, không làm. Thi
đua không phải là mạnh được, yếu thua hoặc chỉ nhìn thấy bề nổi mà phải thấy được ý nghĩa sâu sắc để làm sao lôi cuốn được nhiều người tham gia với tinh thần tự giác. Đồng thời, với việc thường xuyên thay đổi cách nhìn, cách làm để tôn vinh được giá trị tinh thần của người lao động khi đạt được danh hiệu thi đua.
Thứ ba,tiến hành sơ kết, tổng kết công tác TĐKT, phát hiện biểu dương những gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến và kết quả công tác thi đua thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nhà trường. Các bản tin, website của trường phải dành một thời lượng nhất định đăng tải các chủ trương, chính sách và
quy chế về công tác TĐKT, chủ động khai thác các tin, bài để tuyên truyền gương
người tốt, việc tốt, phổ biến kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong các nhà trường. Hiện nay, nêu gương điển hình tiên tiến, rút ra bài học kinh nghiệm trong công
tác TĐKT từ thực tiễn sinh động góp phần chuyển biến nhận thức của CC, VC đối với
công tác TĐKTlà hết sức cần thiết, nhất là nhận thức về quản lý của Hiệu trưởng đối
với công tác này.
Các cấp có thẩm quyền công nhận các danh hiệu thi đua phải thực hiện tốt việc
công khai hóa đầy đủ bằng vănbản thi đua, kịp thời gửi về các đơn vị. Đồng thời đăng
tải trên website: kế hoạch tổng thể công tác thi đua hàng năm; hướng dẫn tổng kết thi
đua; kết luận các phiên họp Hội đồng TĐKT; các quyết định khen thưởng, ...
Bên cạnh, chúng tôi muốn đề xuất công tác bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho CC,VC làm công tác TĐKT
Hiện nay, đa số CC,VC làm công tác TĐKT ở các trường THPT đều giao cho
Chủ tịch công đoàn, Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ…làm kiêm nhiệm; làm việc theo kinh nghiệm người đi trước hướng dẫn người đi sau, không được tập huấn, bồi dưỡng. Chính vì lẽ đó, mỗi trường hiểu văn bản một cách, thực hiện không đồng đều. Trường nào quan tâm, chú trọng công tác TĐKT thì phong trào trường đó mạnh, các chế độ, sự quan tâm của nhà trường đối với CC,VC tốt hơn và ngược lại.
Từ thực trạng đó, chúng tôi muốn đề xuất công tác bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho CC,VC làm công tác TĐKT hằng năm nhằm cập nhật các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ GDĐT, Sở GDĐT để có định hướng, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện tốt công tác TĐKT, cụ thể:
- Hội đồng TĐKT các đơn vị phải xây dựng kế hoạch, đề xuất Sở GDĐT nhu
cầu học bồi dưỡng cho CC,VC mới phụ trách công việc này, hay nâng cao nghiệp vụ;
từ đó Sở GDĐT sẽ đưa vào kế hoạch năm học, tổchức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về
chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong Hội đồng, nhất là VC phụ trách công tác thi đua ở đơn vị, giúp cho họ nắm được kiến thức về cơ sở pháp lý trong công tác thi đua, khen thưởng cũng như kỹ năng nghiệp vụ để có thể tham mưu cho Hiệu
trưởng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác TĐKT tại đơn vị. Mặt khác,
VC phụ trách công tác thi đua phải coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin về thi đua, khen thưởng xem đó như là một công việc hàng ngày để nâng cao kỹ năng giải quyết các tình huống trong công tác làm cơ sở cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vấn đề, tự đào tạo, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ luôn luôn là cần thiết.
- Trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng các đơn vị có phong trào thi đua mạnh
có thể chia sẽ kinh nghiệm, thông tin cho nhau trong quá trình làm việc.
- Công việc TĐKT các trường THPT vất vả, mất nhiều thời gian nhưng
thường làm kiêm nhiệm, để động viên CC,VC phụ trách công tác này nhà trường cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích.