THPT
1.3.1.1. Quản lý
Trong lịch sửphát triển loài người từ khi có sựphân công lao động đã xuất hiện
một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định. Dạng lao động đó được gọi là hoạt động quản lý. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống ở tầm vĩ mô và vi mô. Đó là những hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Ngày nay, thuật ngữquản lýđã trở nên phổbiến nhưng chưa cómộtđịnh nghĩa
thống nhất. Cónhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý.
- Theo Các Mác: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có
nhạc trưởng” [10, tr.480].
- “Quản lý là sự tác động liên tục cótổchức, cóđịnh hướng của chủthể quản
lý lên khách thểquản lývềcác mặt chính trị, văn hóa xãhội, kinh tế, bằng hệ thống
các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể
nhằmtạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [24, tr.7].
Từ những quan niệm về quản lý nêu trên ta thấy có một số điểm cốt lõi đó là: Quản lý bao giờ cũng có mục tiêu đã định bằng các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra đánh giá; quản lý là tác động có định hướng từ chủ thể quản lý
đến đối tượng quản lý; quản lývừa cótính khoa học vừa cótính nghệ thuật. Như vậy,
chúng ta có thể hiểu: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra công việc của các thành viên tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của nó” [23, tr.12].
1.3.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản chất của
hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển. Giáo dục là một hiện tượng xã hội. Do vậy, QLGD cũng là một loại hình của quản lý xã hội,
nằm trong quản lý văn hóa - tinh thần.
Quản lý hệ thống giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QLGD là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật
các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo
dục đã đề ra” hoặc “QLGD là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [24, tr.15-16].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN
Việt Nam, mà tiêuđiểm là hội tụ quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [29, tr.31].
Còn theo tác giả Trần Kiểm thì khái niệm QLGD được hiểu trên hai cấp, đó là cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Đối với cấp độ vĩ mô: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội” hoặc “QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động” hoặc cũng có thể định nghĩa: “QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo
dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [18, tr.241].
Đối với cấp độ vi mô: “QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng
xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
giáo dục của nhà trường”. Cũng có thể định nghĩa: “QLGD (vi mô) thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo
viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [18, tr.242].
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: “QLGD là quá trình thực hiện có định
hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” [24, tr.15].
1.3.1.3. Quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng
Quản lý các hoạt động thi đua, khen thưởng là quá trình lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giáđối với các tổ chức, cá nhân về hoạt động thi
đua khen thưởng trong phạm vi quản lý nhằm khuyến khích, động viên mọi người tham gia và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
1.3.1.4. Quản lý hoạt động TĐKT công chức, viên chức ở trường THPT
Quản lý hoạt động TĐKT công chức, viên chứcở trường THPT được hiểu là quá
trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giáđối với công chức,
viên chức về hoạt động TĐKT trong phạm vi quản lý nhằm khuyến khích, động viên
mọi người tham gia và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Cụ thể: Quản lý các hoạt động TĐKT công chức, viên chức ở trường THPT là
quản lý việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá về công tác
giảng dạy, công tác quản lý, công tác phục vụ và các hoạt động của nhà trường, của
ngành GDĐT đối với công chức, viên chức ở trường THPT nhằm khuyến khích, động
viên mọi người tham gia và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
* Đối với CC,VC quản lý: Thực hiện tốt công tác quản lý trong việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá công tác TĐKT hợp lý, hiệu quả cao, sát với yêu cầu nhiệm vụ năm học của nhà trường, của ngành đề ra nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của toàn ngành giáo dục.
* Đối với VC
- VC chuyên môn: thực hiện tốt công việc giảng dạy, chuyên môn, đây là nhiệm
vụ chính. Ngoài ra, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục: đạo đức, thẩm mỹ, hướng nghiệp, thể chất; hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp; các hoạt động của ngành, của nhà trường đề ra.
- VC phục vụ: làm tốt các công việc phục vụ trong nhà trường như: lao công, bảo
vệ, y tế, văn thư...nhằm hỗ trợ hoạt động giáo dục trong nhà trường hiệu quả.
- VC kiêm nhiệm: phải ưu tiên công việc chính của mình là giảng dạy hay công
tác đoàn thể hay quản lý nhưng phải có kế hoạch, bố trí thời gian hợp lý thực hiện tốt công tác kiêm nhiệm.
Dù là VC chuyên môn hay VC phục vụ hay VC kiêm nhiệm đều có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục nhà trường, mỗi nhiệm vụ thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy phong trào thi đua nhà trường đi lên và phấn đấu đạt được nhiệm vụ năm học đề ra.