THPT
Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng quản lý: Các chức năng quản lý là các dạng hoạt động tương đối độc lập được tách ra từ hoạt động quản lý. Thường quản lý các các chức năng sau: Kế hoạch hóa (Planning); tổ chức (Oganizing); Chỉ đạo (Leading); Kiểm tra (Controlling).
1.3.3.1. Lập kế hoạch TĐKT phù hợp, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ năm học của ngành
* Ý nghĩa
Chức năng lập kế hoạch là chức năng trung tâm trong các chức năng quản lý. Vì, người quản lý không làm cho người được quản lý hiểu được nhiệm vụ của họ và phương pháp đạt được mục tiêu đó thì sự quản lý sẽ không hiệu quả và mục tiêu đặt ra chắc chắn sẽ không hoàn thành.
Lập kế hoạch là việc xác định mục đích, các mục tiêu, xác định các giai đoạn phát triển, xây dựng các phương án tổ chức, tính toán những điều kiện đảm bảo, lựa chọn những giải pháp phù hợp; xác định bước đi cụ thể, hình dung quá trình diễn biến từ khởi đầu đến kết thúc; xác định các tiêu chí và công cụ đánh giá kết quả các giai đoạn
*Nội dung và cách thực hiện
- Để thực hiện tốt công tác thi đua, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
của ngành đề ra thì mỗi đơn vị, nhà trường phải quan tâm xây dựng được kế hoạch công tác thi đua. Công tác thi đua là hoạt động đặc biệt trong việc truyền tải nhiệm vụ
nămhọc của ngành, đưa ra các biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện để đạt mục
tiêu đề ra. Tổ chức thực hiện công tác thi đua với nội dung thiết thực, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của CC, VC trong nhà trường sẽ tập hợp, thu hút, khơi dậy tính
năng độngvà khả năng sáng tạo của mỗi CC, VC.
- Hiệu quả của công tác thi đua phụ thuộc phần lớn vào việc xây dựng kế hoạch
tổ chức thi đua cho phù hợp với thực tế. Kế hoạch thi đua phải khoa học gắn với việc thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của trường và nguyện vọng của quần chúng một cách thiết thực. Kế hoạch đề ra phải căn cứ vào điều kiện thực tế, khả năng có thể đạt được nhằm động viên mọi cá nhân phấn đấu vươn lên. Kế hoạch thi đua phải được toàn thể CC, VC tham gia bàn bạc dân chủ, để khi triển khai thực hiện được toàn thể CC, VC tham gia tích cực thì phong trào thi đua mới đạt hiệu quả cao.
Việc đề ra và tổ chức, triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng phải luôn xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ năm học của ngành. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, của UBND tỉnh về nhiệm vụ trọng tâm năm học; căn cứ các văn bản pháp luật Nhà nước liên quan đến công tác TĐKT; các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT mà cụ thể hóa thành nội dung thi đua trong phạm vi thẩm quyền.
Khi lập kế hoạch phải xác định rõ mục đích, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng, làm cho mỗi CC, VC trong toàn trường hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, thông qua các phong trào thi đua nhằm khắc phục, đẩy lùi những hạn chế, những yếu kém, phát hiện bồi dưỡng những nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học để biểu dương, khen thưởng kịp thời.
Yêu cầu đặt ra cho các tổ chức đoàn thể đó là: Phải xác định rõ mục tiêu, đề ra
các tiêu chí phấn đấu, biện pháp thực hiện trong từng thời gian cụ thể, sát hợp với tình
hình, đặc điểm cụ thể của nhà trường. Cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong nhà trường thường xuyên theo dõi và hưởng
ứng tốt các phong trào thi đua, có kế hoạch kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá để công tác thi đua nhà trường đạt kết quả.
- Đồng thời, ngoài kế hoạch chung của nhà trường, các cá nhân căn cứ kế
hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành, nhà trường để xây dựng kế hoạch cá nhân. Trong
đó, có kế hoạch viết sáng kiến, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động của Ngành để tránh các hoạt động chồng chéo, không khả thi. Khi lên kế hoạch cần ưu tiên các hoạt động chuyên môn trước.
- Đăng ký danh hiệu thi đua là công việc đầu năm, căn cứ vào phong trào thi
đua, mục tiêu, kế hoạch, nội dung thi đua của ngành của đơn vị đã đề ra và tiêu chuẩn thi đua; Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường tổ chức cho CC, VC trong đơn vị đăng ký danh hiệu thi đua, gửi về Thường trực thi đua ngành để theo dõi, xem xét đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận hoặc tặng thưởng danh hiệu thi đua vào cuối năm.
Sau khi đăng ký danh hiệu thi đua, các tập thể và cá nhân tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao thông qua phong trào thi đua của ngành, của đơn vị đã được phát động để phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua đã đăng ký.
Trên cơ sở tổng kết công tác thi đua, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học và căn cứ vào tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đã đăng ký, Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp có thẩm quyền quyết định công nhận hoặc tặng thưởng danh hiệu thi đua
1.3.3.2. Tổ chức thực hiện các nội dung thi đua khen thưởng * Ý nghĩa
Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bố công việc một cách khoa học, hợp lý cho các bộ phận, các thành viên để mọi người có thể hoạt động một cách hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Chức năng này giúp hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức, đồng thời có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, khoa học.
* Nội dung và cách thực hiện
- Kiện toàn bộ máy tổ chức và chỉ đạo Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà
Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy sức lao động sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội một cách tốt nhất, động viên các nguồn lực của xã hội tham gia một cách tự nguyện và tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thì yếu tố con người (cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng) có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố hàng đầu và là khâu then chốt trong việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua đạt kết quả tốt, hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Như vậy, đối với trường THPTphải thành lập Hội đồng TĐKT nhà trường, phân
công nhiệm vụ từng thành viên, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, CC,
VC phụ trách công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền về việc tổ chức các phong trào thi đua. Đồng thời, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường có trách nhiệm trong việc tổ chức và chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng nhà trường hoạt động có hiệu quả.
- Vì vậy, muốn quản lý công tác này được tốt, trước hết Hội đồng TĐKT ở
trường THPT phải thường xuyên được củng cố, tổ chức và hoạt động phải có sự thống nhất. Nếu có thành viên Hội đồng TĐKT nghỉ hưu, chuyển công tác phải bổ sung, thay
thế kịp thời.CC, VC phụ trách công tác TĐKTphải được bồi dưỡng để nâng cao phẩm
chất đạo đức, chính trị cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác TĐKT. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với CC, VC phụ trách công tác thi
đua, khen thưởng ở trường THPT là rất cần thiết. Nếu CC,VC phụ trách công tác này
không có những kiến thức cơ bản, những hiểu biết nhất định về công tác thi đua, khen thưởng thì rất khó khăn trong việc tham mưu, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền về việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm học và đề xuất xét duyệt những danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được chính xác, kịp thời, …
- Hội đồng thi đua, khen thưởng ở trường THPT phải có nhận thức tốt, thường
xuyên tiếp cận thông tin mới, kịp thời nắm bắt các nghị quyết, chỉ thị, các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng thì mới đáp ứng được yêu cầu trong việc tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền về các giải pháp
TĐKT mới hướng dẫn quy trình đánh giá TĐKT; phổ biến các tiêu chí, các danh hiệu thi đua cho mỗi CC,VC sát sao và hiệu quả.
- Tổng kết công tác TĐKT, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình
tiên tiến
Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích toàn diện, nổi bật,
điển hình là một công việc cần thiết. Chỉ thị 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính
trị, Đảng ta đãnhấn mạnh: “Tiến hành tổng kết công tác thi đua, khen thưởng 50 năm
qua từ cơ sở, rút ra những bài học kinh nghiệm của công tác thi đua, khen thưởng qua các giai đoạn cách mạng biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng. Cần đặc biệt chú ý phân tích tìm ra nguyên nhân của việc coi nhẹ, buông lỏng công tác thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây, tập
trung làm rõ nguyên nhân từ phía lãnh đạo của Đảng đối với công tác này…” [1].
Để tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quan điểm của Đảng ta hết sức chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Nghị quyết Đại hội X của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, trong
lĩnh vực văn hóa - xã hội, cần tập trung tuyên truyền nhân rộng các tập thể cá nhân tiêu
biểu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, phát triển giáo dục toàn diện; sự nỗ lực vươn lên trong học tập và giảng dạy, ý thức học tâp, học tập suốt đời; … Chỉ
thị 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị, Đảng ta nêu rõ: “Tập trung chỉ đạo
xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến. Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi đơn vị cần xây dựng và lựa chọn được những điển hình tốt, tiêu biểu toàn diện hoặc về
từng lĩnh vực của địa phương, đơn vị để nêu gươnghọc tập…” [2].
Như vậy, đối với nhà trường THPT thì mục đích, yêu cầu của sơ kết, tổng kết là cũng nhằm đánh giá được kết quả của công tác thi đua, khen thưởng những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được; đồng thời chỉ rõ những ưu, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đối với công tác thi đua, khen thưởng. Qua sơ kết, tổng kết cấp uỷ Đảng, chính quyền rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn tiếp theo để phấn đấu hoàn
thành các mục tiêu, nhiệm vụ, đã đề ra nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường cũng như của ngành, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển GDĐT,
kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của đất nước.
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, cấp uỷ Đảng, chính quyền phải tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức thực hiện công tác thi đua có hiệu quả. Về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến phải rà soát các hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào đặc điểm tình hình của từng trường cho phù hợp. Trên cơ sở đó, có những đề xuất đối với Sở GDĐT, Bộ GDĐT, UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý, chỉ đạo, quy trình, thủ tục xét duyệt để có các hình thức tặng thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời.
1.3.3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung thi đua, khen thưởng. * Ý nghĩa
Chỉđạo là quá trình định hướng, điều phối, tác động đến hệ thống tổ chức nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động, giải quyết những vướng mắc để bộ máy tổ chức hoạt
động thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả. Hoạt động chỉđạo là làm việc với con người,
cá nhân, nhóm, tập thể.
Chỉ đạo cònlà quá trình sắp xếp, phân bố công việc một cách khoa học, hợp lý cho
các bộ phận, các thành viên để mọi người có thể hoạt động một cách hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Chức năng này giúp hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức, đồng thời có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, khoa học.
* Nội dung và cách thực hiện
- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng công chức,
viên chức ở trường THPT là công việc rất quan trọng trong công tác chỉ đạo TĐKT
nhà trường.
Điều 12 và Điều 13 Luật Thi đua, khen thưởng có nêu: “Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi
của mình tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua; giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, cổ động
phong trào thi đua, khen thưởng” [30, tr.10].
Như vậy, đối với các trường THPT, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng. Sau khi được quán triệt và hướng
dẫn tổ chức thực hiện, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường vận dụng vào đặc điểm cụ thể của đơn vị từ đó có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Phải giải thích cặn kẽ cho CC, VC hiểu rõ các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như các văn bản phápluật
của Nhà nước liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng. Công việc đó phải làm một cách sâu rộng và liên tục, làm cho mọi người phấn khởi, hăng hái tham gia thi đua hoàn thành tốt kế hoạch công tác của mình.
Khi các trường THPT trong toàn ngành thựchiện nhiệm vụ này một cách đồng
bộ sẽ tạo ra được sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn ngành đối với các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì có tổ chức hướng dẫn, thực hiện thì Luật và các văn bản pháp luật của Nhà nước mới trở thành hiện thực trong cuộc sống và khi CC, VC hiểu rõ được