Tạo động lực cho công tác thi đua,khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng công chức, viên chức ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 98 - 102)

* Ý nghĩa của biện pháp

Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân và cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương và

thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Lấy thi đua để phát triển, lấy khen thưởng

để thúc đẩy thi đua. Vì vậy, việc tạo động lực tốt trong công tác thi đua, khen thưởng là hết sức quan trọng. Một mặt vừa tránh các kiểu thi đua hình thức, mặt khác tạo được sự gắn bó của mỗi cá nhân trong công việc, giúp họ phát huy hết năng lực, trí tuệ và sự sáng tạo. Từ đó, công tác thi đua, khen thưởng trở thành một hoạt động đảm bảo sự ghi nhận công lao đóng góp của từng tập thể hay cá nhân.

*Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến

Để nâng chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong mỗi nhà trường nói riêng và ngành GDĐT nói chung, đẩy mạnh việc xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến lên một tầm cao mới, nhằm khích lệ động viên và

tạo động lực cho các tập thể, cá nhân tích cực thamgia thi đua, phấn đấu hoàn thành

nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp GDĐT, trong thời gian tới phải tiếp tục nâng cao nhận thức, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đối với công tác này. Vì vậy, các trường phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Bằng nhiều hình thức và cách thức khác nhau, Hội đồng TĐKT phải tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho CC, VC thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của thi đua yêu nước và công tác xây dựng, bồi dưỡng những gương điển hình tiên tiến.

- Xây dựng nội dung cụ thể, thiết thực, tập trung xây dựng, nhân rộng các tập

thể, cá nhân tiêu biểu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GDĐT, phát triển giáo dục toàn diện; sự nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập, ý thức tự học tập, học tập suốt đời, …

- Đổi mới công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến, cụ thể: xây dựng,

nhân rộng điển hình tiên tiến phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua để tạo ra sức mạnh tập trung, giải pháp hiệu quả thúc đẩy công tác thi đua; phải gắn với Luật Thi đua, khen thưởng để đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động; phải kiên trì bám sát nhân tố mới, điển hình tiên tiến đó để nhân rộng điển hình từ một nhân tố cá biệt phát triển

thành phổ biến,góp phần hình thành một phong trào thi đua rộng lớn.

- Các trường phải làm tốt công tác tuyên truyền những gương người tốt, việc

tốt, qua phát thanh tuyên truyền, đăng tải trên trang website của trường hoặc qua các

cơ quan thông tin đại chúng báo, đài địaphương…để những tấm gương đó thực sự có

sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành.

- Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể

trong công tác xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, thể hiện:

+ Vận động, tập hợp quần chúng thực hiện tốt công tác thi đua; động viên quần chúng tham gia phát hiện, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến.

+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kịp thời biểu dương, phổ biến, nhân rộng

nhân tố mới, điển hình tiên tiến để mọi ngườinoi theo; uốn nắn những lệch lạc, xử lý

những vi phạm trong nhận thức và thực hiện.

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá, lựa chọn những kinh nghiệm của điển hình tiên tiến để giới thiệu, học tập, áp dụng vào thực tiễn; từ đó mà nhân điển hình tiên tiến từ

“điểm”đến ‘diện”, từ hẹp ra rộng.

- Huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chế độ khen thưởng

Khen thưởng là một hình thức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Khen thưởng thường là đoạn kết của phong trào thi đua, nhưng khen thưởng có thể giúp phong trào

thi đua tiếp tục phát huy tác dụng hoặc ngược lại. Trên thếgiới, kể cả các quốc gia, các tổ chức không phát động thi đua như chúng ta cũng rất chú trọng đến việc khen thưởng, xem đó là động lực quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực. Để thực hiện tốt chế độ khen thưởng, tạo động lực cho các tập thể, cá nhân tích cực, hăng hái thi đua, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thi đua trong đơn vị cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

- Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể phải có nhận thức đúng về

vai trò, ý nghĩa của công tác khen thưởng đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường. Quán triệt và thực hiện tốt Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích và kịp

thời, gópphần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Ngoài nguồn ngân sách từ quỹ TĐKTtheo quy định của Nhà nước, các đơn vị

phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân, những mạnh thường quân để bổ sung vào nguồn kinh phí khen thưởng tại đơn vị để phục vụ cho công tác khen thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất …

- Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách khen thưởng theo

quy định của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách và các quy định về khen thưởng tại đơn vị.

- Đa dạng hóa các hình thức thi đua, khen thưởng

Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự góp phần thúc đẩy quá trình phát triển

nhà trường, động viêncông chức, viên chức nỗ lực phấn đấu, tích cực đổi mới phương

pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, vượt khó vươn lên hoàn

thành xuất sắc kếhoạch, nhiệm vụ đặt ra, để thi đua thực sự “cải tạo con người”, giúp

mỗi người trưởng thành hơn vềchuyên môn, nghiệp vụ thì trước hết cần phải đa dạng

hóa các hình thức thi đua, khen thưởng. Cụ thể:

- Cùng với việc tổ chức công tác thi đua thường xuyên, cần tổ chức công tác thi

đua ngắn hạn, thi đua theo chuyên đề là việc mở rộng các hình thức khen thưởng

- Thực hiện tốt việc khen thưởng bằng nhiều hình thức như biểu dương, thư khen, giấy khen, bằng khen, hiện vật khen thưởng thích hợp, ... Ngoài việc khen thưởng thường xuyên theo năm học cần phải chú ý đến khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề cho các cá nhân, tập thể nhỏ đạt được thành tích xuất sắc trong

công tác thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu,

kém; đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm; nhất là những gương người tốt, việc tốt tiêu biểu.

- Chuyển dần việc đề nghị hình thức khen thưởng theo thủ tục hành chính các

cấp sang hình thức khen thưởng theo thẩm quyền phát hiện, lựa chọn được các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác.

- Tạo điều kiện để các tập thể, cá nhân phát huy ảnh hưởng sau khen thưởng

Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Nói một cách khác khen

thưởng vừa là kết quả, vừalà yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển. Vì vậy, cấp

ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để các tập thể, cá nhân tiếp tục phát huy ảnh hưởng sau khi được khen thưởng

- Khen thưởng phải kết hợp giữa động viên tinh thần và khuyến khích thưởng

vật chất, song phải bảo đảm đúng nguyên tắc và chế độ tài chính của Nhà nước. Kết

quả khen thưởng là căn cứ để đánh giá cán bộ, xét tăng lương trước thời hạn hàng

năm; để xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệmvà bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo các cấp.

- Việc trao tặng các hình thức khen thưởng mặc dù đã có quy định, nhưng việc

thực hiện vẫn chưa được nghiêm túc. Sự tồn tại này chủ yếu do Hội đồng thi đua nhà trường chưa quan tâm, hoặc không có điều kiện thực hiện, hoặc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Cần tổ chức trao thưởng các danh hiệu thi đua vào các dịp Lễ Tổng kết

năm học, tổng kết đợt thi đua, Kỷ niệm 20-11, Hội nghị CCVC,..., đảm bảo đúng nghi

thức tôn vinh.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh truyền hình địa

phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt. Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng công chức, viên chức ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)