* Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua
Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị và có tính khả thi.
- Mục tiêu thi đua phải khoa học, toàn diện và cụ thể, có tính thực tiễn, khả thi.
Có mục tiêu trước mắt và có mục tiêu lâu dài. Mục tiêu thi đua trước mắt tạo điều kiện đạt mục tiêu lâu dài và mục tiêu lâu dài động viên thực hiện mục tiêu trước mắt. Trong từng thời gian, có mục tiêu đột xuất nhằm giải quyết nhiệm vụ quan trọng, then chốt, thúc đẩy các nhiệm vụ khác. Mục tiêu thi đua phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển của
nhà trường và của ngành.
- Phạm vi thi đua, theo quy định tại Khoản 2, Điều 15, Luật Thi đua, khen thưởng
có phạm vi thi đua toàn quốc và phạm vi thi đua Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ sở. Tùy theo cấp phát động hoặc mục tiêu thi đua để xác định phạm vi thi đua cho
phù hợp.
- Đối tượng thi đua: Tùy theo cấp phát động, hình thức, phạm vi, quy mô tổ chức
phong trào thi đua để xác định đối tượng tham gia thi đua cho phù hợp. Đối tượng cụ thể để thực hiện công tác thi đua là cá nhân và các tập thể.
Đối tượng thi đua chủ yếu của đơn vị dưới cơ sở ở trong trường THPT là CC, VC và các tổ chuyên môn. Đối tượng tập thể đơn vị cơ sở là các trường THPT. Sở GDĐT tổ chức động viên thi đua. Công tác động viên thi đua phải đến từng CC, VC, vì CC, VC đóng vai trò quyết định cho việc thực hiện phong trào thi đua. Đánh giá kết quả thi đua đạt được thành tích cao của một đơn vị chính là ở đó đã có nhiều CC, VC đạt thành tích cao.
- Nội dung thi đua cần phải bám sát vào phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm
học của ngành của đơn vị. Điều này được cụ thể hóa bằng các hoạt động thi đua như:
Công tác thi đua “Dạy tốt - học tốt”; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/BCT ngày
14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm
về đạo đức tự học và sáng tạo”;cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; ...
Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải bám sát vào các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, của Bộ GDĐT để xây dựng nội dung thi đua làm cho công tác thi đua trở thành phong trào sâu rộng trong CC, VC và trong toàn ngành.
* Xây dựng chỉ tiêu và thời hạn thi đua
- Chỉ tiêu thi đua đặt ra phải dựa trên đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường,
nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi cao. Chỉ tiêu đặt ra phải từ mức tiên tiến trở lên để đảm bảo
mỗi cá nhân, tập thể cần nỗ lực, tích cực phấn đấu mới hoàn thành; không nên đề ra
chỉ tiêu quá cao sẽ không hoàn thành được trở nên nản chí làm ảnh hưởng đến khí thế của đối tượng tham gia thi đua.
- Phong trào thi đua khi phát động đều phải xác định rõ thời hạn. Các phong trào
thi đua khi phát động và tổ chức thực hiện cũng phải có thời gian kết thúc, trong thời gian đó phải có sơ kết, tổng kết để kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm; đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những nhân tố mới để động viên và nhân điển hình tiên tiến. Thông thường trong nhà trường THPT thời hạn thi đua được xác định theo năm học.
* Xác định biện pháp tổ chức công tác thi đua
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thi đua thì biện pháp tổ chức là khâu
quan trọng để công tác thi đua khi được phát động và thực hiện đem lại hiệu quả cao.
Biện pháp tổ chức thi đua thực chất là một trong những biện pháp để tổ chức thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành.
Biện pháp tổ chức thi đua bao gồm nhiều bước thực hiện như: chia thành các
cụm, khối thi đua, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác thi đua, sơ kết, tổng kết thi đua và tuyên truyền thi đua.
* Phát động, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua
Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường, tính chất đặc thù công việc, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua
cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát
huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
Thi đua thực chất là công tác vận động quần chúng, thu hút quần chúng vào thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Cụ thể, trong nhà trường THPT đó là vận động CC, VC thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, của nhà trường theo từng năm học. Do đó, phát động thi đua là trách nhiệm của Bộ GDĐT, của Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hằng năm, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Công đoàn Ngành ra văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện công tác thi đua. Các trường THPT căn cứ vào nội dung giao ước thi đua đã được ký kết và tình hình thực tế của mỗi đơn vị để tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, tổ chức cho các tập thể, cá nhân trong nhà trường đăng ký giao ước thi đua, thực hiện tốt các nội dung giao ước thi đua.
Thi đua cần phải có sự lãnh đạo thống nhất, có sự phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với các tổ chức đoàn thể, nhằm bảo đảm các mặt hoạt động thi đua phải ăn khớp với nhau, nhằm vào mục đích chung, hướng vào mục tiêu thi đua đó là hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải giải thích cặn kẽ cho CC, VC hiểu rõ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước đối với
công tác TĐKT. Công việc đó phải làm một cách sâu rộng và liên tục, làm cho mọi
người phấn khởi, hăng hái thamgia thi đua hoàn thành tốt kế hoạch công tác của mình.
Lãnh đạo công tác thi đua là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Vì vậy, phải thường xuyên tuyên truyền vận động, giác ngộ, cổ vũ và động viên CC, VC tự nguyện, tự giác tham gia công tác thi đua. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền sẽ đảm bảo cho công tác thi đua trong nhà trường phát triển đúng hướng, thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả cao.
* Sơ kết, tổng kết và khen thưởng
Để công tác thi đua đạt hiệu quả, trong quá trình tổ chức và thực hiện phải tiến hành sơ kết, tổng kết. Đối với những đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm, kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong công tác thi đua.
Trong thi đua, nếu như việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của mỗi
phong trào, mỗi giai đoạn; việc xây dựng kế hoạch tiến hành một cách sát sao là những
khâu có tính chất quyết định thì việc sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và nhân
rộng điển hình tiên tiến có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực. Chỉ thị 35-CT/TW
ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị, Đảng ta khẳng định rõ: “Tiến hành tổng kết công tác
thi đua, khen thưởng 50 năm qua từ cơ sở, rút ra những bài học kinh nghiệm của công tác thi đua, khen thưởng qua các giai đoạn cách mạng biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác TĐKT. Cần đặc biệt chú ý phân tích tìm ra
nguyên nhân của việc coi nhẹ, buông lỏng công tác TĐKTtrong những năm gần đây,
tập trung làm rõ nguyên nhân từ phía lãnh đạo của Đảng đối với công tác này…” [1].
Đối với nhà trường THPT, thông thường công tác sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua được thực hiện sau khi kết thúc năm học. Đây là dịp nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động, trên cơ sở đó lựa chọn các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học để trình các cấp biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến.