Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 49)

* Các văn bản của cấp trên về hoạt động dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông

Cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về giáo dục nói chung trong đó có môn Toán nói riêng là nhân tố quan trọng đem tới thành công cho hoạt động giáo dục. Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc đổi mới giáo dục:

- Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong đó có xác định mục tiêu: “đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục”. (Quốc hội, 2000).

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết nêu

rõ: “đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. (Ban Chấp hành Trung ương, 2013)

Các văn bản của cấp trên về hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn Toán nói riêng ở trường trung học phổ thông là cơ sở pháp lí để người quản lí, giáo viên, học sinh cùng thực hiện. Việc triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả đến giáo viên, học sinh là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi cấp trên, người quản lí phải thường xuyên theo dõi các trang web của Bộ Giáo dục để cập nhật và triển khai kịp thời đến giáo viên, học sinh quán triệt. Tùy vào tình hình địa phương, điều kiện nhà trường mà người quản lí vận dụng linh hoạt các văn bản chỉ đạo của cấp trên sao cho phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục cho nhà trường.

* Môi trường xã hội và điều kiện gia đình học sinh

Môi trường xã hội và điều kiện gia đình có vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học. Nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên HS trên nhiều mặt, từ thái độ, động cơ học tập, động cơ nghề nghiệp đến hình thành và phát triển nhân cách. Vì thế đòi hỏi người QL phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình học sinh, xã hội để tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, làm việc thoải mái, thân thiện, tích cực, ứng xử hòa đồng có văn hóa để tác động tích cực đến các em HS trong giáo dục.

Riêng môn Toán, việc trang bị đầy đủ cho học sinh dụng cụ, trang thiết bị học tập như máy tính cầm tay, máy vi tính có kết nối mạng Internet, ... là điều rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng môn Toán. Để làm tốt việc này thì ngoài việc phối hợp tốt giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, đòi hỏi phải có điều kiện kinh tế thuận lợi của mỗi gia đình và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học từ phía cha mẹ học sinh.

Có được môi trường dạy học tốt, sự quan tâm chu đáo từ phía cha mẹ học sinh, sự nhiệt tình đầy tâm quyết của giáo viên Toán trong giảng dạy, sự phấn đấu, rèn luyện của các em, kết quả dạy học môn Toán sẽ đạt mĩ mãn.

* Chất lượng đầu vào của học sinh

Chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Đây là một trong những căn cứ để xác định vạch xuất phát trên chặng đường dài cần phải đi. Xuất phát điểm thấp trong học tập của học sinh là một khó khăn không nhỏ đối với nhà trường, nhất là môn Toán, một môn học đòi hỏi kỹ năng tính toán, tư duy, suy luận phân tích cao. Điều này đòi hỏi người quản lí cần có những biện pháp phù hợp, khoa học để nâng cao chất lượng môn Toán cho HS

* Kinh phí cho hoạt động dạy học môn Toán

Hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn Toán nói riêng đều phải lập kế hoạch trong quản lí, trong kế hoạch không thể thiếu khâu dự trù kinh phí thực hiện. Nếu kinh phí nhà trường không đủ cho việc tổ chức thực hiện thì kế hoạch khó thực hiện đạt hiệu quả như mong đợi.

Trong thời buổi hiện nay, hầu như các trường đều gặp trở ngại về kinh phí chi cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Kinh phí không đủ, hoặc các văn bản hướng dẫn chi một cách không chi tiết, thiếu rõ ràng, khó thực hiện, ... Từ đó dẫn đến việc dạy học gặp nhiều khó khăn và thiếu đi sự động viên, khích lệ qua các chế độ khen thưởng, làm cho động lực phấn đấu của giáo viên, học sinh có phần suy giảm. Tình hình này đòi hỏi người quản lí phải nắm vững văn bản chỉ đạo về việc thu, chi cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường, phải cân đối ngân sách và lập dự trù hợp lý ngay từ đầu năm cho hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn Toán nói riêng, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, từ đó xây dựng chế độ thi đua, khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy sự phấn đấu của giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của các trường phổ thông, nó được qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Công tác quản lí hoạt động dạy học giữ vị trí trọng tâm, trong đó công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán giữ và trò quan trọng trong nhà trường.

Chương 1 luận văn đã tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý HĐDH; làm rõ một số khái niệm liên quan: hoạt động dạy học; hoạt động dạy học ở trường THPT; hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT; quản lý; quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT. Luận văn cũng hệ thống hóa và xây dựng được cơ sở lý luận của quản lý HĐDH môn Toán, phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT, trên cơ sở đó xác định các yêu cầu đối với GV dạy Toán và HS. Luận văn đã xây dựng khung lý luận về quản lý HĐDH môn Toán gồm những nội dung sau: quản lý phân công giáo viên giảng dạy môn Toán; quản lý thiết kế bài dạy,thực hiện nội dung, chương trình môn Toán; quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy của GV; quản lý công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu; quản lý đổi mới PPDH của GV; quản lý giờ lên lớp, hoạt động kiểm tra đánh giá của GV; quản lý xây dựng động cơ, xây dựng và thực hiện kế hoạch học Toán của HS; quản lý nề nếp, hoạt động học trên lớp, tự học của HS; quản lý về cơ sở vật chất, phương tiện, cơ chế, chính sách cho hoạt động môn Toán. Đây là những nội dung cơ bản cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục đích dạy học môn Toán ở trường THPT.

Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH môn Toán là căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH môn Toán cũng như tìm ra các biện pháp HĐDH môn Toán ở trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong chương 2 và chương 3 của đề tài này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ BÌNH MINH,

TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)