Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 114)

* Mục đích:

Nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã được đề xuất; trên cơ sở đó, giúp tác giả điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất.

* Nội dung:

- Khảo sát xem các biện pháp được đề xuất có thật sự cần thiết trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hay không?

- Xem xét trong điều kiện thực tế ở địa phương, điều kiện của các trường hiện nay, các biện pháp được đề xuất có khả thi trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hay không?

* Phương pháp khảo sát:

- Khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi gồm 06 biện pháp đề xuất. Bảng hỏi đề nghị khách thể khảo sát đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi đối với 06 biện pháp được đề xuất.

- Khách thể khảo sát: Khảo sát cán bộ quản lí và giáo viên dạy Toán hai trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Cán bộ quản lí: 08 người Giáo viên dạy Toán: 23 người

- Thang đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất: Sử dụng thang điểm 4, mỗi biện pháp được đánh giá với 4 mức độ khác nhau; ý nghĩa của các mức độ được quy ước như sau:

+ 1 điểm: Không cần thiết/Không khả thi; + 2 điểm: Ít cần thiết /Ít khả thi;

+ 3 điểm: Cần thiết/Khả thi;

+ 4 điểm: Rất cần thiết /Rất khả thi.

- Điểm trung bình các nội dung khảo sát được phân loại thành các mức độ:

Điểm Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

Từ 1,0 đến 1,75 Không cần thiết Không khả thi

Từ 1,76 đến 2,50 Ít cần thiết Ít khả thi

Từ 2,51 đến 3,26 Cần thiết Khả thi

Từ 3,27 đến 4,0 Rất cần thiết Rất khả thi

3.4.2. Sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm về mức độ tính cần thiết của các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán của các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán của các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

TT Biện pháp quản lí ĐTB ĐLC Thứ

hạng Mức độ

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

3,71 0,46 1 Rất cần thiết

2 Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ

chuyên môn 3,65 0,49 2 Rất cần thiết

3 Chú trọng QL hoạt động dạy của giáo

viên 3,55 0,51 4 Rất cần thiết

4 Tăng cường QL hoạt động học của

học sinh 3,58 0,50 3 Rất cần thiết

5

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán

3,16 0,58 5 Cần thiết

6 Xây dựng phong trào thi đua khen

thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ

3,16 0,64 5 Cần thiết

Điểm trung bình chung 3,45

Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy với điểm trung bình chung là 3,45 thì các giải pháp được tác giả đưa ra tương đối là rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ và thứ hạng của từng giải pháp có sự khác nhau, điều này sẽ giúp cho CBQL thấy rõ thứ tự ưu tiên của các biện pháp để làm cơ sở điều chỉnh trong cách quản lí của mình nhằm mang lại hiệu quả dạy học môn Toán tốt nhất. Cụ thể:

Biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT” (ĐTB:3,58; ĐLC: 0,56; Mức độ: Rất cần thiết) xếp vị trí ưu tiên hàng đầu trong 06 biện pháp được đề xuất. Hiểu và nhận thức đúng về vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình thì người quản lí sẽ thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, người GV sẽ thực hiện tốt hoạt động dạy học và HS sẽ thực hiện tốt hoạt động hoạc tập và rèn luyện của mình từ đó HĐDH môn Toán trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao.

Ba biện pháp: “Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ chuyên môn”; “Chú trọng QL hoạt động học của học sinh”; “Tăng cường QL hoạt động dạy của giáo viên” đang

được xếp vị trí thứ 2, 3, 4 với ĐTB dao động từ 3,55 đến 3,65, mức độ đánh giá là rất cần thiết. Đây là hệ thống các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học chính của môn Toán trong nhà trường, từ cấp tổ đến GV và cuối cùng là HS. Thực hiện đồng bộ nghiêm túc hệ thống biện pháp này sẽ giúp cho việc dạy học môn Toán diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.

Hai biện pháp: “Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán”; “Xây dựng phong trào thi đua khen thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ” đang cùng xếp thứ 5 trong 06 biện pháp đề xuất với ĐTB là 3,16 mức độ đánh giá cần thiết. Đây là hai biện pháp tạo yếu tố tâm lí, tinh thần và động lực tốt cho cả thầy và trò và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của HĐDH. Đảm bảo được điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, chế độ thi đua, khen thưởng, GV và HS sẽ an tâm và phấn khởi hơn trong HĐDH của mình.

3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán của các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

TT Biện pháp khả thi ĐTB ĐLC Thứ

hạng Mức độ

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

3,58 0,56 2 Rất khả thi

2 Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ

chuyên môn 3,71 0,53 1 Rất khả thi

3 Chú trọng QL hoạt động dạy của giáo

viên 3,55 0,62 3 Rất khả thi

4 Tăng cường QL hoạt động học của

học sinh 3,23 0,67 4 Khả thi

5

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán

3,19 0,54 5 Khả thi

6 Xây dựng phong trào thi đua khen

thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ

3,19 0,60 5 Khả thi

Kết quả thống kê ở bảng 3.2 về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất cho thấy với điểm TBC là 3,41 các biện pháp được đánh giá hầu hết ở mức độ khả thi và rất khả thi. Cụ thể:

Ba biện pháp “Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ chuyên môn” (ĐTB: 3,71; ĐLC: 0,53); “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT” (ĐTB: 3,58; ĐLC: 0,56); “Chú trọng QL hoạt động dạy của giáo viên” (ĐTB: 3,55; ĐLC: 0,62) đang được xếp thứ hạng ưu tiên 1, 2, 3 trong 06 biện pháp khảo sát. Mặc dù so với kết quả khảo sát tính cấp thiết thì thứ hạng của 03 nội dung này có sự thay đổi song đều được đánh giá mức độ rất khả thi.

Hai biện pháp: “Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán”; “Xây dựng phong trào thi đua khen thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ” có sự tương đồng về ĐTB và thứ hạng so với kết quả khảo sát tính cần thiết của biện pháp là đều có ĐTB 3,19 và cùng xếp hạng thứ 5 và cùng được đánh giá mức độ khả thi.

Riêng biện pháp “Tăng cường QL hoạt động học của học sinh” khi khảo sát mức độ cần thiết là rất cần thiết, xếp thứ 3 nhưng khi áp dụng vào thực hiện thì cả CBQL và GV đều ở mức độ khả thi và xếp thứ 4. Tuy nhiên có 87,1% ý kiến đánh giá là khả thi trở lên trong đó có 35,48% ý kiến đánh giá là rất khả thi.

Như vậy qua kết quả khảo sát các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, mặc dù có sự khác nhau về thứ tự ưu tiên và mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi song đều được đánh giá từ mức độ cần thiết và khả thi trở lên. Điều này khẳng định rằng, các biện pháp được đề xuất hoàn toàn thực hiện được ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhằm mục đích nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán trong các trường THPT.

* Khảo nghiệm tính tương quan của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính tương quan của các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

TT Biện pháp khả thi Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

3,71 1 3,58 2 -1

2 Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ

chuyên môn 3,65 2 3,71 1 1

3 Chú trọng QL hoạt động dạy của giáo

viên 3,55 4 3,55 3 1

4 Tăng cường QL hoạt động học của

học sinh 3,58 3 3,23 4 -1

5

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán

3,16 5 3,19 5 0

6

Xây dựng phong trào thi đua khen thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ

3,16 5 3,19 5 0

Điểm trung bình chung 3,45 3,41

Áp dụng công thức Spearman: 2 3 6 1 D R N N     R: hệ số tương quan.

D: hiệu số thứ hạng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. N: số biện pháp.

Ta có hệ số thương quan R 0,89thể hiện sự liên hệ cao, rất đáng tin cậy.

Kết quả này cho phép kết luận tương quan giữa mức độ nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực tiễn về thực trạng quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh vĩnh Long, chương 3, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp cơ bản giúp Hiệu Trưởng các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long quản lí HĐDH môn Toán đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng môn Toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chung của nhà trường. Đó là biện pháp:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.

- Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ chuyên môn. - Chú trọng QL hoạt động dạy của giáo viên - Tăng cường QL hoạt động học của học sinh.

- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán.

- Xây dựng phong trào thi đua khen thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tất cả các biện pháp mà tác giả đề xuất có kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi của CBQL và GV và đều được đánh giá ớ mức cần thiết và tính khả thi cao. Điều này khẳng định rằng, các biện pháp được đề xuất hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Tuy nhiên, khi vận dụng, Hiệu trưởng các trường cần phải linh động, vận dụng một cách đồng bộ, sáng tạo và phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình để đạt kết quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Quản lý HĐDH môn Toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lí hoạt động chuyên môn của nhà trường, đây là hoạt động thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT nói chung. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường thì thầy và trò phải đồng lòng phấn đấu, rèn luyện, học tập không ngừng, vì thế đòi hỏi có sự quan tâm của Lãnh đạo đến từng cán bộ quản lý, từng GV giảng dạy và HS của nhà trường. Do đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán là việc làm cần thiết.

Quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gồm nhiều nội dung như: quản lí hoạt động của tổ chuyên, quản lí hoạt động dạy của GV, quản lí hoạt động học của HS, quản lí các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Toán.

Luận văn đã khái quát được cơ sở lí luận của HĐDH môn Toán điều này giúp tác giả nghiên cứu luận văn nắm bắt một cách có hệ thống về biện pháp quản lý HĐDH môn Toán. Luận văn cũng đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng quản lí HĐDH môn Toán của CBQL các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và đã chỉ ra thực trạng quản lí HĐDH môn Toán qua các chức năng: xây dựng, chỉ đạo, thực hiện và kiểm tra đánh giá.

Qua việc tìm hiểu, khảo sát và xử lý kết quả điều tra, luận văn đã nêu lên được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quản lí HĐDH môn Toán. Việc khảo sát và nghiên cứu thực tiễn cho thấy, một số biện pháp quản lý HĐDH môn Toán các trường THPT ở trong thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đang thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố hạn chế trong từng nội dung quản lí làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả HĐDH môn Toán trong nhà trường như: chưa xây dựng được quy trình phân công giảng dạy nên thiếu sự đồng thuận trong GV, phân công GV giảng dạy chưa được hợp lí, thiết kế bài dạy chưa phù hợp với từng đối tượng HS, đổi mới PPDH chưa có chiều rộng lẫn chiều sâu, việc quản lí hoạt động dạy của GV và hoạt động học của

HS chưa được hiệu quả, công tát kiểm tra đánh giá chưa được sâu sát và thường xuyên, CSVC và trang thiết bị dạy học cũng được quan tâm song chưa được đầu tư hiện đại, kinh phí cho chế độ khen thưởng còn quá hạn hẹp, …

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và phân tích được thực trạng quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT có tính cần thiết và tính khả thi. Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV môn Toán và HS về HĐDH môn Toán trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

- Đẩy mạnh QL hoạt động của Tổ chuyên môn - Chú trọng QL hoạt động dạy của giáo viên - Tăng cường QL hoạt động học của học sinh

- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán

- Xây dựng phong trào thi đua khen thưởng để tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các biện pháp đề xuất ở trên đã được khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và có sự thống nhất, tương quan chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)