CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
Quản lý HĐDH môn Toán ở trường THPT là một bộ phận của quản lí chuyên môn trong nhà trường, có trách nhiệm phân công, theo dõi, đánh giá HĐDH của tổ Toán nhằm đưa chất lượng dạy học môn Toán đạt hiệu quả cao. Để đánh giá thực trạng quản lí HĐDH môn Toán ở trường THPT tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát mức độ thực hiện các chức năng quản lí của CBQL đối với HĐDH môn Toán ở trường THPT thị xã Bình Minh với nhóm 1 gồm 8 khách thể khảo sát là CBQL và nhóm 2 gồm 23 GV giảng dạy môn Toán.
2.4.1. Thực trạng quản lí hoạt động của tổ chuyên môn Thực trạng quản lí phân công giáo viên giảng dạy môn Toán
Việc phân công GV giảng dạy tốt sẽ giúp giáo viên có tâm lí tốt, tự tin, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm cao trong công việc, từ đó họ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lí phân công giáo viên giảng dạy môn Toán được thể hiện ở bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng QL phân công GV dạy môn Toán
TT Nội dung khảo sát
ĐTB ĐLC Thứ hạng CB QL GV CB QL GV CB QL GV
1 Xây dựng quy trình phân công
giảng dạy 1,88 1,86 0,35 0,56 4 4
2 Phân công theo trình độ, năng lực,
sở trường của giáo viên 4,38 4,36 0,52 0,49 2 2
3 Phân công theo hoàn cảnh, nguyện
vọng của cá nhân 2,88 2,91 0,35 0,61 3 3
4 Hình thức phân công: mỗi GV dạy
mỗi năm một khối lớp 1,88 2,00 0,35 0,44 4 4
5 Hình thức phân công: mỗi GV dạy
2 khối lớp trong năm 4,88 4,86 0,35 0,35 1 1
6 Hình thức phân công: mỗi GV dạy
ổn định một khối lớp 1,00 1,00 0,00 0,00 5 5
Trung bình chung 2,81 2,83
Kết quả khảo sát bảng 2.14, cho thấy:
- “Hình thức phân công: mỗi GV dạy 2 khối lớp trong năm” được CBQL và GV lựa chọn hàng đầu, với các chỉ số CBQL (ĐTB: 4,88; ĐLC: 0,35), GV (ĐTB: 4,86; ĐLC: 0,35) đều được đánh giá mức độ rất thường xuyên. Hình thức phân công này giúp GV vừa có thời gian nghiên cứu bài dạy vừa nắm bắt được toàn bộ chương trình toán THPT.
- “Phân công theo trình độ, năng lực, sở trường của giáo viên” đang đứng ở vị trí thứ 2 với ĐTB từ 4,36 đến 4,38 trong thực trạng quản lí phân công giáo viên giảng dạy GV Toán. CBQL và GV đều thống nhất năng lực chuyên môn là yếu tố quan trọng trong việc quyết định phân công GV giảng dạy các khối lớp với 100% đánh giá thực hiện khá thường xuyên và rất thường xuyên.
- “Phân công theo hoàn cảnh, nguyện vọng của cá nhân”, mặc dù đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của GV giúp họ hài lòng, thoải mái và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao song điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà
trường nên đây không phải là lựa chọn ưu tiên trong cách QL. Vì vậy, hình thức này được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức độ TB với ĐTB từ 2,88 đến 2,91, đứng ở vị trí thứ 3.
Vị trí thứ 4 mà CBQL và GV cùng lựa chọn là “Xây dựng quy trình phân công giảng dạy” và “Hình thức phân công: mỗi GV dạy mỗi năm một khối lớp” với ĐTB 1,88 ở mức độ ít thực hiện.
“Hình thức phân công: mỗi GV dạy ổn định một khối lớp” sẽ hạn chế năng lực chuyên môn của GV, GV không bao quát được chương trình THPT vì vậy đây là hình thức mà cả CBQL và GV đều không lựa chọn và xếp vị trí thứ 5.
Nhìn chung qua khảo sát thực trạng cho thấy việc phân công giáo viên giảng dạy môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh là khá phù hợp và hiệu quả. Song CBQL chưa đẩy mạnh thực hiện nội dung “Xây dựng quy trình phân công giảng dạy” để tạo được tinh thần dân chủ, sự đồng thuận từ cấp QL đến GV đây là điều quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.
Thực trạng quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình môn Toán THPT
Thực hiện nội dung chương trình môn Toán là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp kiến thức Toán cho HS. Đây là ý thức, là trách nhiệm của người GV dạy Toán. Các trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ này, tác giả đã điều tra thực trạng QL và thu được kết quả sau:
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình môn Toán THPT
TT Biện pháp ĐTB ĐLC Thứ hạng CB QL GV CB QL GV CB QL GV
1 Người QL nắm vững nội dung,
chương trình môn Toán 3,88 3,86 0,35 0,56 3 2
2 Chỉ đạo Tổ chuyên môn xây dựng
kế hoạch giảng dạy 4,13 4,00 0,35 0,44 1 1
giảng dạy của tổ (thông qua kiểm tra sổ báo dạy, giáo án, sổ dự giờ của GV và sổ đầu bài của các lớp)
4
Hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện nội dung chương trình theo
mẫu 3,88 3,82 0,35 0,39 3 3
Trung bình chung 3,97 3,89
Kết quả ghi nhận ở bảng 2.15 cho ta thấy CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp thực hiện ở mức độ khá với điểm TB chung của nhóm CBQL 3,97 còn của GV từ 3,89. Cụ thể được đánh giá như sau:
Biện pháp “Người QL nắm vững nội dung, chương trình môn Toán” được CBQL xếp thứ 3, trong khi đó GV xếp vào vị trí thứ 2, song so về điểm TB thì CBQL (ĐTB: 3,88; ĐLC: 0,35) có điểm TB cao hơn của GV (ĐTB: 3,86; ĐLC: 0,56).
Vị trí cao nhất đang được CBQL và GV cùng đánh giá là biện pháp 2 “Chỉ đạo Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy” với ĐTB (ĐTB: 4,13; ĐLC: 0,35) và (ĐTB: 4,00; ĐLC: 0,44). Cùng xếp thứ 2 là biện pháp “Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của tổ (thông qua kiểm tra sổ báo dạy, giáo án, sổ dự giờ của GV và sổ đầu bài của các lớp” với ĐTB (ĐTB: 4,00; ĐLC: 0,53), (ĐTB: 3,86; ĐLC: 0,35). Xếp ở vị trí thứ 3 là “Hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện nội dung chương trình theo mẫu” với ĐTB (ĐTB: 3,88; ĐLC: 0,35), (ĐTB: 3,82; ĐLC: 0,39). Kết quả này cho thấy các nhà trường quản lí việc thực hiện nội dung chương trình thông qua chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch, đây là chức năng quan trọng của nhà quản lí giúp cho toàn bộ HĐDH môn Toán trong nhà trường diễn ra đúng mục tiêu, đồng thời kiểm tra và đôn đốc thực hiện kế hoạch một cách khá nghiêm túc.
Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Toán.
của trường. Khảo sát thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Toán tại các trường được kết quả tổng hợp sau:
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Toán
TT Nội dung khảo sát
ĐTB ĐLC Thứ hạng CB QL GV CB QL GV CB QL GV
1 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của
GV 3,63 3,18 0,52 0,39 2 2
2 Xác định đúng đối tượng HS 3,75 3,77 0,46 0,43 1 1
3 Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch,
nội dung giảng dạy chung 3,75 3,77 0,46 0,43 1 1
4 Phân công giáo viên giảng dạy theo
năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm
3,00 3,05 0,53 0,79 4 4
5 Trang bị cơ sở vật chất và kinh phí
hỗ trợ 3,13 3,09 0,76 0,87 3 3
6 Động viên, khuyến khích, khen
thưởng kịp thời 2,63 2,23 0,52 0,43 6 6
7 Thường xuyên kiểm tra đánh giá 2,88 2,95 0,35 0,49 5 5
Trung bình chung 3,23 3,15
Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy:
CBQL và GV đều đồng ý với hai nội dung “Xác định đúng đối tượng HS”, “Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy chung” ĐTB cả hai nội dung của CBQL là (ĐTB: 3,75; ĐLC: 0,46), của GV là (ĐTB: 3,77; ĐLC: 0,43) đồng xếp hạng thứ nhất trong 07 chỉ tiêu khảo sát. Như vậy, CBQL và GV đều đánh giá rằng việc xác định được đúng đối tượng HS và xây dựng được kế hoạch, nội dung giảng dạy chung thì hiệu quả của việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu mới cao.
- Nội dung “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV” được CBQL xếp thứ 2 (ĐTB: 3,68; ĐLC: 0,52) kết quả thực hiện khá, mặc dù kết quả khảo sát của GV
cũng xếp thứ 2 song ĐTB chỉ 3,18. Như vậy, CBQL với tỉ lệ 62,5 % cho rằng mình đã thực hiện khá, còn GV với tỉ lệ 92,61% đánh giá mức trung bình họ cho rằng CBQL thực hiện công việc này chưa thực sự tốt.
- Nội dung “Trang bị cơ sở vật chất và kinh phí hỗ trợ” đang được CBQL và GV đang được đánh giá khá tương đồng về ĐTB là 3,13 và 3,14 cùng xếp vị trí 3. Qua phỏng vấn CBQL và GV thì có 7 ý kiến cho rằng việc “bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu” rất quan trọng trong hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
- Việc “Phân công giáo viên giảng dạy theo năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm” đang được CBQL và GV xếp hạng 4, ĐTB từ 3,00 đến 3,05. Với tỉ lệ 25,75% CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá và 51,43% đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình, điều này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm nhất định. Song khi phỏng vấn CBQL và GV thì có đa số ý kiến cho rằng việc phân công GV còn bất cập, còn dựa vào số tiết dạy của các GV chưa đủ chuẩn để phân công.
- Kiểm tra đánh giá là yếu tố quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Toán, ngoài việc thúc đẩy GV đầu tư chuyên môn còn đưa học sinh vào nề nếp, chuyên cần và có ý thức trong việc học. Tuy nhiên nội dung “Thường xuyên kiểm tra đánh giá” đang được CBQL và GV xếp vị trí thứ 5, kết quả thực hiện ở mức trung bình, ĐTB chỉ nằm khoảng 2,88 đến 2,95.
- Mặc dù cùng xếp thứ 6 song nội dung “Động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời”, song CBQL đánh giá mình thực hiện ở mức trung bình (ĐTB: 2,63, ĐLC: 0,52) còn GV đánh giá thực hiện ở mức độ yếu (ĐTB: 2,23, ĐLC: 0,43). Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, nó vừa là yếu tố tinh thần vừa là động lực thúc đẩy cả thầy và trò nhưng lại được xếp hạng thấp nhất trong 07 nội dung khảo sát.
Tóm lại, các nội dung QL thực trạng bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu đã được các nhà trường đầu tư và quan tâm ĐTB chung của CBQL là 3,23 và của GV là 3,15. Tuy nhiên, việc “Động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời” cần được lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, đồng thời, cần được “Thường xuyên kiểm tra đánh
giá” bởi đây là cơ sở quan trọng để các CBQL của các nhà trường đánh giá được mức độ thực hiện cũng như rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.
Thực trạng quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
Đổi mới PPDH là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, vậy cho nên CBQL của các nhà trường cần quan tâm đặc biệt tới việc đối mới PPDH của GV. Sau khi khảo sát thực trạng quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, tác giả đã tổng hợp được bảng kết quả sau:
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng QL việc đổi mới PPDH của GV
TT Biện pháp ĐTB ĐLC Thứ hạng CB QL GV CB QL GV CB QL GV
1 Tuyên truyền, quán triệt các văn
bản về đổi mới PPDH 3,75 3,87 0,46 0,34 1 1
2 Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi
mới 2,00 2,17 0,53 0,49 7 5
3 Tổ chức học tập, bồi dưỡng PPDG
tích cực thông qua hội thảo, thao giảng, hội giảng, chuyên đề, …
1,75 1,65 0,46 0,49 8 9
4 Đấy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin 2,50 2,09 0,53 0,51 3 7
5 Hỗ trợ tài liệu, sách báo, CSVC 3,63 3,83 0,52 0,49 2 2
6 Đưa vào tiêu chí thi đua 1,75 1,78 0,42 0,47 8 8
7 Tạo cơ chế, động lực thúc đẩy GV
tự nghiên cứu đổi mới 2,38 2,26 0,52 0,45 4 3
8 Kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH 2,25 2,13 0,46 0,55 5 6
9 Biểu dương, khen thưởng và rút
kinh nghiệm kịp thời 2,25 2,22 0,52 0,52 5 4
Trung bình chung 2,49 2,44
Kết quả ở bảng 2.17, cho thấy:
Ở biện pháp 1 và 5 đều được CBQL và GV đồng xếp hạng thứ 1 và thứ 2 với ĐTB cho hai nội dung tương ứng 3,75 đến 3,87 và 3,63 đến 3,83, điều này nói lên
rằng việc “Tuyên truyền, quán triệt các văn bản về đổi mới phương pháp dạy học” và “Hỗ trợ tài liệu, sách báo, cơ sở vật chất” đang được các nhà QL tại các nhà trường thực hiện khá tốt, GV nắm được những định hướng đổi mới trong dạy học Môn Toán. Tuy nhiên, công việc đổi mới PPDH đang chỉ dừng ở mức độ triển khai còn khi đi vào thực hiện thì cả CBQL và GV đều đánh giá ở kết quả rất thấp cụ thể:
Các biện pháp “Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới”; “Đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”; “Tạo cơ chế, động lực thúc đẩy GV tự nghiên cứu đổi mới”; “Kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH”; “Biểu dương, khen thưởng và rút kinh nghiệm kịp thời” được CBQL và GV xếp hạng từ thứ 3 đến thứ 7. Tuy có sự khác nhau về thứ tự xếp hạng, song cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thực hiện ở mức yếu với ĐTB từ 2,00 đến 2,50 và 2,09 đến 2,26.
Đặc biệt, biện pháp 3 và biện pháp 6 đều đang được đánh giá thực hiện kém xếp hạng 8 và 9 trong 09 nội dung. Qua phỏng vấn CBQL và GV thì có tới 100% ý kiến cho rằng tuy nhà trường có đưa đổi mới PPDH vào “tiêu chí thi đua”, có “Tổ chức học tập, bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực thông qua hội thảo, thao giảng, hội giảng, chuyên đề, …” nhưng việc thực hiện chỉ mang tính chất hình thức, chưa hiệu quả và không nhiều.
Qua kết quả đánh giá trên, ta có thể thấy được việc quản lí đổi mới PPDH tại các trường THPT thị xã Bình Minh chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nhất là trong giai đoạn hiện nay.
2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên
Thực trạng quản lí việc thực hiện kế hoạch dạy của giáo viên
Việc thực hiện kế hoạch dạy của GV là rất quan trọng, đây là khâu áp dụng cơ sở lí thuyết vào thực tiễn nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Do đó, công tác quản lí của lãnh đạo đối với việc thực hiện kế hoạch dạy của GV là rất cần thiết và phải đặc biệt quan tâm.
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch dạy của giáo viên TT Biện pháp ĐTB ĐLC Thứ hạng CB QL GV CB QL GV CB QL GV
1 Kiểm tra kế hoạch giảng dạy 4,88 4,57 0,35 0,51 1 1
2 Kiểm tra sổ báo giảng 4,75 4,39 0,46 0,50 2 3
3 Kiểm tra giáo án 4,75 4,48 0,46 0,51 2 2
4 Kiểm tra sổ đầu bài 4,38 4,30 0,52 0,47 4 4
5 Kiểm tra theo chuyên đề 4,75 4,30 0,46 0,47 2 4
6 Dự giờ thăm lớp 4,38 4,30 0,52 0,56 4 4
7 Xây dựng biểu mẫu báo cáo 4,88 4,48 0,35 0,51 1 2
8 Đánh giá tình hình thực hiện thông
qua buổi họp tổ 4,75 4,30 0,46 0,47 2 4
9 Kiểm tra đánh giá 4,63 4,39 0,52 0,50 3 3
Trung bình chung 4,68 4,39
Từ kết quả ở bảng 2.18 cho thấy, với ĐTB chung của CBQL là 4,68 và GV là 4,39 thì nhìn chung các biện pháp quản lí việc thực hiên kế hoạch dạy của GV