2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm bảo đảm tính toàn diện trong việc nghiên cứu, khảo sát HĐDH và quản lí HĐDH môn Toán nhằm làm rõ thực trạng HĐDH, và quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong 2 năm học gần đây 2015 – 2016, 2016 – 2017.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Toán. - Khảo sát thực trạng quản lí HĐDH môn Toán.
2.2.3. Phương pháp khảo sát Phương pháp Phương pháp
Ngoài phương pháp chính là điều tra khảo sát bằng bộ phiếu hỏi là cơ sở để định lượng thì tác giả luận án còn dùng phương pháp quan sát, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn, kiểm tra giáo án của GV nhằm đánh giá định tính thực trạng.
Khách thể khảo sát
Để tiến hành khảo sát thực trạng HĐDH môn Toán và thực trạng quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tác giả tiến hành điều tra khảo sát trên ba nhóm khách thể:
+ Nhóm 1: có tổng thể N = 08 cán bộ quản lí bao gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng môn Toán, mẫu được chọn là toàn bộ tổng thể.
+ Nhóm 2: có tổng thể N = 23 giáo viên giảng dạy môn Toán, mẫu được chọn là toàn bộ tổng thể.
+ Nhóm 3: có tổng thể N = 300 học sinh 3 khối 10, 11, 12 đang học tập ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, mẫu được chọn là ngẫu nhiên.
Công cụ khảo sát
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài đã xây dựng 03 mẫu phiếu hỏi làm công cụ chính cho việc điều tra, khảo sát:
- Mẫu 1: Phiếu khảo sát thực trạng dành cho nhóm 1 và nhóm 2 (phụ lục 1), gồm 14 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
- Mẫu 2: Phiếu khảo sát thực trạng dành cho nhóm 2 (phụ lục 2), gồm 06 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
- Mẫu 3: Phiếu khảo sát thực trạng dành cho nhóm 3 (phụ lục 3), gồm 06 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
Đề tài sử dụng thang điểm 5 để đánh giá. Mỗi câu hỏi được đánh giá với 5 mức độ tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm, với quy ước như sau:
Điểm Mức độ đồng ý Mức độ thực hiện Mức độ đạt được Mức độ ảnh hưởng 1
1 Không đồng ý Không thực hiện Kém Không hưởng ảnh
2
2 Ít đồng ý Ít thực hiện Yếu Ít ảnh hưởng
3
3 Đồng ý Trung bình Trung bình Trung bình
4
4 Đồng ý mức khá cao Khá thường
xuyên Khá Khá ảnh hưởng
5
5 Rất đồng ý Rất thường xuyên Tốt Rất ảnh hưởng
Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát
- Phát phiếu khảo sát trực tiếp cho các nhóm và thu lại phiếu;
- Xử lí các số liệu thu được nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Điểm trung bình các nội dung khảo sát được phân loại thành các mức độ:
Điểm Mức độ đồng ý Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Mức độ ảnh hưởng Từ 1,0 đến 1,8 Không đồng ý Không thực hiện Kém Không ảnh hưởng Từ 1,81 đến
2,6 Ít đồng ý Ít thực hiện Yếu Ít ảnh hưởng
Từ 2,61 đến
3,4 Đồng ý Trung bình Trung bình Trung bình
Từ 3,41 đến 4,2
Đồng ý mức
khá cao Khá thường xuyên Khá Khá ảnh hưởng
Từ 4,21 đến
5,0 Rất đồng ý
Rất thường
* Phương pháp phỏng vấn - Người trả lời phỏng vấn Gồm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: phỏng vấn 02 CBQL là 02 Hiệu trưởng. + Nhóm 2: phỏng vấn 04 giáo viên giảng dạy môn Toán. - Câu hỏi phỏng vấn: (Phụ lục 4).
- Cách thức phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu chuẩn bị sẵn (phụ lục 4).
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
2.3.1. Nhận thức về vị trí, vai trò của môn Toán trong trường trung học phổ thông phổ thông
Mức độ nhận thức về vị trí vai trò môn Toán trong dạy học là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học môn Toán. Mức độ nhận thức tốt sẽ giúp HĐDH của GV và HS đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành khảo sát nhận thức của nhóm đối tượng GV giảng dạy môn Toán và HS, đây là hai nhóm thực hiện hoạt động dạy học trong nhà trường. Kết quả khảo sát nhận thức về vị trí, vai trò của môn Toán trong trường THPT ta có kết quả ở bảng 2.6
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát vai trò, vị trí của môn Toán trong trường THPT
TT Nội dung khảo sát ĐTB ĐLC TH
GV HS GV HS GV HS
1
Phát triển năng lực, trí tuệ, khả năng tư duy, nhạy bén, tác phong làm việc khoa học cho HS
4,38 4,24 0,62 0,75 1 2 2 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác 4,28 4,28 0,70 0,78 2 1 3 Có nhiều ứng dụng trong thực tế 3,97 3,94 0,68 0,76 4 4 4 Là môn học công cụ để học tập tốt các môn học khác 4,24 4,21 0,69 0,79 3 3 Trung bình chung 4,22 4,17
Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho ta thấy, hầu hết các nội dung khảo sát đều được GV và HS đánh giá ở mức độ rất đồng ý với ĐTB chung của GV là 4,22 của HS là 4,17 cụ thể:
- Ba nội dung “Phát triển năng lực, trí tuệ, khả năng tư duy, nhạy bén, tác phong làm việc khoa học cho HS”; “Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác”; “Là môn học công cụ để học tập tốt các môn học khác” được GV xếp thứ hạng ưu tiên 1,2,3 với ĐTB từ 4,24 đến 4,38 còn HS lại xếp hạng ưu tiên 2,1,3 với ĐTB từ 4,21 đến 4,28 mức độ đánh giá là rất đồng ý.
- Nội dung “Có nhiều ứng dụng trong thực tế” được GV và HS cùng xếp hạng thứ 4 trong 04 nội dung khảo sát, ĐTB từ 3,94 đến 3,97 mức độ đánh giá là đồng ý.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy, cơ bản cả hai nhóm đều đồng ý với các nội dung về vai trò, vị trí môn Toán trong trường THPT. Mặc dù có sự chênh lệch về thứ hạng, tuy nhiên, sự chênh lệch đó là không cao và là do đứng trên hai vị trí khác nhau để đánh giá đó là GV giảng dạy và HS.
2.3.2. Mục tiêu của hoạt động dạy học môn Toán
Để đánh giá mục tiêu của hoạt động dạy học môn Toán, tác giả đã tiến hành khảo sát hai nhóm khách thể là GV và HS và kết quả cho thấy ở bảng 2.7
Bảng 2.7. Mục tiêu của hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT
TT Nội dung khảo sát ĐTB ĐLC Thứ hạng
GV HS GV HS GV HS 1 Trang bị kiến thức cơ bản toán học 4,03 4,03 0,78 0,78 4 3
2
Giáo dục chính trị tư tưởng, hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chung và những phẩm chất đặc thù mà giáo dục toán học đem lại
4,28 3,87 0,70 0,76 1 4
3 Phát triển cho học sinh tính linh
hoạt, tính độc lập, tính sáng tạo 4,14 4,06 0,69 0,83 3 2 4 Tạo cơ sở cho định hướng nghề
nghiệp. 4,21 4,24 0,68 0,77 2 1
Kết quả được ghi nhận ở bảng 2.7 cho thấy các nội dung khảo sát được GV và HS đánh giá từ mức độ đồng ý trở lên song không đồng đều cụ thể:
- Nội dung “Giáo dục chính trị tư tưởng, hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chung và những phẩm chất đặc thù mà giáo dục toán học đem lại” được GV (ĐTB: 4,28; ĐLC: 0,70) xếp hạng 1, mức độ rất đồng ý còn HS (ĐTB: 3,87; ĐLC: 0,76) xếp thứ 4, mức đánh giá là đồng ý.
- Nội dung “Tạo cơ sở cho định hướng nghề nghiệp” được HS (ĐTB: 4,24; ĐLC: 0,77) xếp thứ nhất, mức đánh giá là rất đồng ý còn GV (ĐTB: 4,21; ĐLC: 0,68) xếp vị trí thứ 2 mức đánh giá là đồng ý.
- Hai nội dung “Phát triển cho học sinh tính linh hoạt, tính độc lập, tính sáng tạo”; “Trang bị kiến thức cơ bản toán học” được GV (ĐTB từ 4,03 đến 4,14) xếp thứ hạng 3, 4 còn HS (ĐYB từ 4,03 đến 4,06) xếp thứ hạng 2, 3 cùng thống nhất đánh giá ở mức độ đồng ý.
Từ kết quả trên cho thấy: đa phần HS đánh giá các nội dung khảo sát ở mức độ “đồng ý”, các em chỉ “rất đồng ý” với nội dung “Tạo cơ sở cho định hướng nghề nghiệp” bởi đây là nội dung các em thấy thiết thực nhất ở tương lai gần, các nội dung còn lại có thể các em không đặt lên mục tiêu hàng đầu để phấn đấu mà lúc này việc quan tâm nhất của các em chỉ là định hướng nghề nghiệp. Trong khi đó, nhận thức của GV thì mục tiêu giảng dạy môn Toán là phát triển toàn diện cho HS mà cơ bản chú trọng về nhân cách, tư tưởng lẫn con người trong đó có định hướng nghề nghiệp.
Phân tích từ đánh giá mục tiêu dạy học môn Toán trong trường THPT cho thấy cả GV và HS đều đồng ý với các mục tiêu dạy học môn Toán ở trường THPT trong phiếu khảo sát. Mặc dù, không có sự thống nhất trong mức độ đánh giá và thứ hạng xếp cho các nội dung khảo sát nhưng cả 2 nhóm đều đánh giá các nội dung khảo sát từ mức độ “đồng ý” trở lên. Đây là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường.
2.3.3. Mức độ thực hiện các hoạt động dạy học môn Toán
Mức độ thực hiện dạy học môn Toán phần nào phản ánh được chất lượng dạy học môn Toán của nhà trường. Khi khảo sát các nội dung về mức độ thực thực hiện hoạt động dạy học môn Toán của GV và HS trên cả hai trường đánh giá như sau:
Hoạt động dạy của giáo viên
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát GV về thực trạng thực hiện nội dung các hoạt động dạy của GV
TT Nội dung khảo sát ĐTB ĐLC Thứ hạng
1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học 3,72 0,70 5
2 Thiết kế bài dạy 4,21 0,73 3
3 Thực hiện giờ lên lớp (đúng đủ về giờ dạy,
nội dung, trình tự và thời gian quy định) 4,62 0,56 1
4 Thực hiện quy định kiểm tra đánh giá học
sinh 4,38 0,68 2
5 Xây dựng động cơ học Toán cho HS 2,10 0,67 8
6 Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học
tập 2,07 0,70 9
7 Quản lí học sinh trong giờ học 3,10 0,67 7
8 Đổi mới phương pháp dạy học 1,97 0,57 10
9 Dự giờ đồng nghiệp 4,03 0,50 4
10 Tham gia bồi dưỡng kiến thức và dự các
chuyên đề Toán học 3,66 0,67 6
11 Hướng dẫn HS tự học 2,07 0,70 9
12 Kiểm tra việc tự học của HS 1,97 0,73 10
Trung bình chung 3,16
Qua bảng khảo sát thực trạng kết hợp với kiểm tra thực tiễn cho thấy:
Các nội dung chủ yếu được thầy cô quan tâm chú trọng trong hoạt động dạy của mình là: “Thực hiện giờ lên lớp (đúng đủ về giờ dạy, nội dung, trình tự và thời gian quy định) và thu được kết quả tốt xếp hạng thứ nhất (ĐTB: 4,62, ĐLC 0,56)”;
“Thực hiện quy định kiểm tra đánh giá học sinh” được kết quả tốt đứng ở vị trí thứ 2 (ĐTB: 4,38, ĐLC 0,68); “Thiết kế bài dạy” được kết quả tốt ở vị trí thứ 3 (ĐTB: 4,21, ĐLC 0,73). Điều này chứng minh rằng các thầy cô giảng dạy môn Toán tại trường THPT đã và đang rất chú trọng việc thực hiện giờ lên lớp, thực hiện kiểm tra đánh giá HS và thiết kế bài dạy, đây cũng là những nội dung quan trọng trong hoạt động dạy của GV và được giáo viên thực hiện rất tốt. Tuy nhiên khi được hỏi thì GV chỉ đánh giá qua bài kiểm tra.
Ba nội dung “Dự giờ đồng nghiệp”; “Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học”; “Tham gia bồi dưỡng kiến thức và dự các chuyên đề Toán học” được đánh giá mức độ thực hiện khá và xếp thứ tự ưu tiên là 4, 5, 6 với ĐTB từ 3,66 đến 4,04. Sử dụng những nội dung này để đánh giá khả năng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề của GV.
Nội dung “Quản lí HS trong giờ học” đang được thầy cô đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình và xếp hạng 7 (ĐTB: 3,10, ĐLC 0,67). Trong giờ học, nề nếp học sinh là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận bài của HS. Trong khi đó có tới 13,08% GV đánh giá mức độ thực hiện quản lí học sinh trong giờ học yếu.
Bốn nội dung “Xây dựng động cơ học Toán cho HS”; “Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập” và “Đổi mới phương pháp dạy học”; “Kiểm tra việc tự học của HS” được GV đánh giá ở mức độ thực hiện yếu với ĐTB từ 1,97 đến 2,10 và xếp từ thứ 9, 10 trong các nội dung đánh giá. Trong dạy học môn Toán việc xây dựng động cơ học tập là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến thái độ học tập của HS với môn Toán. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán chỉ dựa vào hoạt động dạy của GV thôi là không đủ mà còn phải dựa vào hoạt động học của HS. Ngoài việc người GV phải đổi mới PPDH nhằm thu hút, kích thích hoạt động học của HS thì việc hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân mỗi HS nhằm giúp các em tiến bộ hơn trong học tập cũng rất cần thiết. Mặt khác, lượng thời gian cho một tiết học không đủ để GV cung cấp hết kiến thức cho HS vì vậy người GV cần phải hướng dẫn các em tự học, tự nghiên cứu và kiểm tra việc tự học của các em để các em có ý thức trong việc tự học và nắm được kiến thức tốt hơn.
Tác giả cũng khảo sát 300 HS về HĐDH môn Toán mà GV thực hiện và nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát HS về HĐDH môn Toán mà GV thực hiện
TT Nội dung khảo sát ĐTB ĐLC Thứ hạng
1 Thực hiện nghiêm túc giờ ra vào lớp 3,83 0,77 4
2 Quan tâm đồng đều các học sinh 4,09 0,72 3
3 Tổ chức giờ học sinh động 2,58 0,62 7
4 Phát huy tính tích cực ở học sinh 2,40 0,71 9
5 Phương pháp dạy thu hút học sinh 1,83 0,66 10
6 Tổ chức nhiều hoạt động trong giờ dạy để
học sinh tham gia 2,48 0,75 8
7 Thường xuyên kiểm tra bài cũ, bài tập học
sinh 2,81 0,69 6
8 Thường xuyên mở rộng kiến thức liên quan
tới bài học 3,62 0,81 5
9 Kiểm tra, hướng dẫn việc tự học của học
sinh 1,81 0,59 11
10 Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ
đúng quy định 4,35 0,86 2
11 Giáo viên chấm bài kiểm tra có ghi lời phê,
nhận xét 1,81 0,72 11
12 Mối quan hệ thầy trò thân thiện 4,40 0,67 1
Trung bình chung 3,00
Qua kết quả khảo sát ta thấy đa số GV đã xây dựng được mối quan hệ thầy trò thân thiện, nội dung này được HS đánh giá là tốt và đứng vị trí thứ 1 (ĐTB: 4,4, ĐLC 0,67). Thầy cô cơ bản quan tâm đồng đều các HS và thực hiện khá tốt giờ ra vào lớp. Tuy nhiên, có 5/12 nội dung học sinh chỉ đánh giá ở mức độ thực hiện yếu ĐTB của các nội dung này dao động từ 1,81 đến 2,58. Trong đó phải kể đến là HS đánh giá GV tổ chức giờ học chưa sinh động, chưa phát huy được tính tích cực ở HS, PPDH ít thu hút, tổ chức hoạt động trong giờ dạy để học sinh tham gia yếu,
việc kiểm tra và hướng dẫn việc tự học của học sinh thực hiện còn yếu.
Phân tích từ đánh giá mức độ thực hiện hoạt động dạy của GV của hai nhóm ta thấy việc thực hiện hoạt động dạy của GV Toán chưa được thật tốt. Mặc dù trình độ