Nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 62 - 69)

Khoa học và công nghệ

Thành phố Bến Tre có trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trực thuộc Sở khoa học và công nghệ, đây là một nền tảng phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

Trong thời gian qua, Bến Tre đã tăng cường liên kết, thúc đẩy hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ với các Viện, Trường Đại học, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp khoa học và công nghệ như: khu ứng dụng nông nghiệp CNC TP Hồ Chí Minh, trường Đại học Cần Thơ, Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa (Hà Nội), Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy canh Giang Mạnh Tuấn (Bình Dương),... đang từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như mô hình UDCNC sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP; mô hình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà lưới và trồng rau trong nhà màn; Mô hình trồng rau sạch, rau mầm bằng phương pháp thủy canh; mô hình chăn nuôi bò sữa, sản xuất tinh đông lạnh bò và lợn; công nghệ cao nuôi tôm thẻ chân trắng,...

Luật Công nghệ cao năm 2008 là cơ sở để Bến Tre xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp CNC. Đây là cơ hội cho Bến Tre thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng UDCNC, năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh Bến Tre bao gồm: vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách đối ứng của tỉnh, vốn vay tín dụng nước ngoài, vốn tự có (vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân), các nguồn vốn khác,... trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu.

Vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh Bến Tre phân theo ngành kinh tế (năm 2014 tổng vốn đầu tư là 2.260 tỉ đồng, chiếm

18,9%; năm 2015 là 2.554 tỉ đồng, chiếm 18,9%; năm 2016 là 2.723 tỉ đồng, chiếm 19,0%; năm 2017 là 2.913 tỉ đồng, chiếm 19,0%) (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017). Bến tre xác định hai lợi thế của tỉnh là kinh tế vườn (dừa, cây ăn quả, hoa kiểng) và kinh tế biển (thủy sản). Vì vậy, Bến Tre đã và đang từng bước thu hút vốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao để tận dụng tối ta tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; hướng đến xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân và doanh nghiệp.

Nguồn lao động

Năm 2018, tỉnh Bến Tre có 1.268,204 người, có dân số trong độ tuổi lao động là 811.490 người, chiếm 63,98% dân số ở trong độ tuổi lao động, phần lớn lao động của tỉnh thuộc khu vực nông thôn, chiếm 90,57% (735.042 người) tổng lực lượng lao động. Trong đó, số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 799.854 người, chiếm 98,56% nguồn lao động.

Bảng 2.2. Lao động và cơ cấu lao động làm việc phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2017

Năm

Khu vực kinh tế 2013 2015 2017

Toàn tỉnh (nghìn người) 765.363 793.711 798.753

Chia ra (%) 100,0 100,0 100,0

+ Nông – Lâm – Thủy sản 42,9 37,7 35,8 + Công nghiệp - xây dựng 20,8 15,9 16,4

+ Dịch vụ 36,3 44,1 45,6

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,3 2,3 2,2

Riêng khu vực nông thôn (nghìn người) 692.581 718.429 725.512

% so với toàn tỉnh 90,5 90,5 90,8

“Nguồn: xử lí từ Cục Thống kê, 2017”.

Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong khu vực nông – lâm – thủy sản, cụ thể: năm 2017, khu nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng 35,8% nhưng đến năm 2018 giảm còn 32,64%; khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2017 chiếm tỉ trọng 16,4% đến năm 2018 tăng lên 18,73%; khu vực dịch vụ năm 2017 chiếm tỉ trọng 45,6% đến

năm 2018 chiếm 45,36%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm năm 2017 chiếm 2,2% đến năm 2018 chiếm 3,27%. (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre, 2018)

Về chất lượng nguồn lao động, tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2017 là 13%, (tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề ở thành thị chiếm 25,7%, khu vực nông thôn thấp hơn với 11,7%, đây là tỷ lệ vô cùng khiêm tốn và đang đặt ra thách thức về nguồn nhân lực có trình độ đối với nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh); chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động bậc cao là 32.274 người, bậc trung bình là 8.790 người. Bến Tre, có nhiều cơ sở công nghiệp, giáo dục đào tạo, còn có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lí có bằng cấp cao trong lĩnh vực nông nghiệp, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống đạt nhiều kết quả, một số đề tài khoa học có tính ứng dụng cao, góp phần giúp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp UDCNC với chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao.

Thị trường

Năm 2017, dân số Bến Tre là 1.266.726 người, với tỷ lệ tăng tự nhiên là 5,52%, tỷ suất nhập cư là 2,49%. Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng của người dân Bến Tre ngày càng được cải thiện, năm 2017 đạt 2.676 nghìn đồng/tháng. Theo đó, là nhu cầu về tiêu thụ thực phẩm và lương thực tương đối lớn, ngày càng phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lượng, nhất là những sản phẩm chất lượng cao như rau sạch, thịt gia súc, gia cầm, trứng,...

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có hệ thống các kênh phân phối của mặt hàng thực phẩm, rau quả khá phát triển. Năm 2017, đã có 2 siêu thị và 1 trung tâm thương mại; về hệ thống chợ, có 172 chợ các loại.

Ngoài ra, Bến Tre đã đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa với TP Hồ Chí Minh, kết nối giữa Bến Tre với các tỉnh, TP trong khu vực ĐBSCL và đặc biệt Bến Tre tham gia hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc... Đây là sự kiện quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.

Tốc độ đô thị hóa

Quá trình hình thành và phát triển của TP Bến Tre gắn liền với quá trình đô thị hóa (ĐTH). Để được công nhận là TP Bến Tre đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Bến Tre; trong giai đoạn 2011 – 2017, ĐTH ở TP Bến Tre diễn ra mạnh mẽ (từ 10,03% năm 2011 tăng lên 10,67% năm 2017). Quá trình này có những tác động tích cực là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng mục tiêu xây dựng diện mạo đô thị văn minh. Tuy nhiên ĐTH cũng gây ra những vấn đề bất cập, khó khăn, cụ thể như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Bảng 2.3. Số dân đô thị, mật độ dân số đô thị và tỉ lệ đô thị hóa của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2017

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Số dân đô thị (nghìn người) 126,1 126,4 127,2 129,2 131,1 133,1 135,1

Tỉ lệ đô thị hóa (%) 10,03 10,04 10,09 10,23 10,37 10,52 10,67

Mật độ dân số (người/km2) 532,7 534 534,3 535 536 528 529

“Nguồn: xử lí từ Cục Thống kêtỉnh Bến Tre, 2017”.

Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở TP Bến Tre sẽ gắn liền với quá trình phát triển hệ thống các công trình hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch; thu hút đầu tư các tuyến đường giao thông trong nội thành kết nối với các vùng ngoại thành, các huyện lân cận. Qua đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng nông nghiệp UDCNC để phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, nâng cao thu nhập và mức sống người dân tỉnh Bến Tre.

Chính sách

Để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp một cách bền vững, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp UDCNC, có năng suất, chất lượng, ngoài chủ trương, chính sách của Trung ương, UBND tỉnh Bến Tre và Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre đã phê duyệt, chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều chương trình, đề án như: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh

giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại tỉnh Bến Tre; đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018 - 2020,…

Như vậy, những chính sách, chương trình, đề án về nông nghiệp và nông thôn chính là động lực to lớn đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, CNC vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC; thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng UDCNC, tập trung sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, phục vụ cho nhu cầu của dân cư và các ngành kinh tế.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Bến Tre có vị trí đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thông thương với khu vực lân cận với đoạn đường nối liền Bến Tre và TP Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km và Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng) đang được đầu tư nâng cấp. Cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên sau khi hoàn thành đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết kinh tế của tỉnh Bến Tre với các tỉnh ĐBSCL và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện trao đổi hàng hóa nông nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, bước đầu hình thành cầu nói giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với các cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư.

- Đường Thủy: Đối với giao thông đường thủy, Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá phát triển với 4 con sông lớn chảy qua; đó là các con sông quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt đan xen, nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Đây là điều kiện

thuận lợi để vận chuyển và trao đổi nông sản giữa các địa phương trong tỉnh Bến Tre và với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Hệ thống điện

Điện là cơ sở năng lượng để thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Những năm qua, ngành điện của tỉnh đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 KV Bến Tre – 2 x 125 MVA đường dây 220 KV Mỹ Tho - Bến Tre, đường dây 110 KV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110 KV Vĩnh Long - Chợ Lách, trạm 110 KV Chợ Lách. Do đặc thù địa hình sông ngòi chằng chịt, nhiều cù lao ở xa đất liền cho nên ngành điện đã tập trung đầu tư nâng cấp lưới điện và đưa điện về vùng sâu, vùng xa, đến từng hộ gia đình. Trong giai đoạn 2011 - 2017, ngành điện đã tập trung cải tạo lưới điện nông thôn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để nâng cấp, xây mới các đường dây trung thế, hạ thế với chiều dài hơn 7.000 km. Qua đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của tỉnh Bến Tre tăng từ 95,75% năm 2011 lên 99,89% vào cuối năm 2017.

Nhìn chung, tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh Bến Tre, ổn định, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Có thể nói, yếu tố điện có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc UDCNC vào trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông nghiệp tỉnh Bến Tre được cơ giới hóa, thủy lợi hóa, sản xuất với quy mô lớn hơn; sản phẩm nông nghiệp có thể sơ chế, chế biến tại chỗ hoặc bảo quản, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP,…

Thông tin liên lạc

Thời gian qua, mạng lưới thông tin liên lạc đã được đầu tư xây dựng rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh Bến Tre, mạng thông tin di động 2G, 3G và 4G đã phủ sóng 100% địa bàn dân cư. Năm 2017, có 1.281.381 thuê bao điện thoại, mật độ sử dụng 100,5 thuê bao/100 dân; có 80.747 thuê bao Internet, mật độ sử dụng 40,37 người/100 dân. Mạng lưới bưu chính, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có sự tiến bộ đáng kể, ngày càng được mở rộng, hoàn thiện phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Năm 2017, toàn tỉnh hiện có 53 bưu cục, 102 bưu điện văn hóa xã, 100% các xã, phường, thị trấn đều có bưu điện khu vực hoặc bưu điện văn hóa xã (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017).

Nhìn chung, hệ thống tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Bến Tre đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho người tiêu dùng an tâm hơn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nông sản; giúp cho người sản xuất nông nghiệp nắm bắt được những thông tin thị trường, đường lối chính sách của nhà nước, kết nối với các doanh nghiệp,… để chủ động điều chỉnh hướng và quy mô sản xuất cho phù hợp; giúp người nông dân nâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp thông qua học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất nhất là những khoa học và công nghệ mới, những đối tượng cây trồng, vật nuôi mới,…

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Hệ thống công trình thủy lợi

Bến Tre luôn quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi để góp phần nâng cao năng lực tưới tiêu, ngăn mặn và triều cường, trữ ngọt, tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có hàng nghìn cống nội đồng phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt tại các vùng trồng trọt và điều tiết nước mặn tại vùng nuôi trồng thủy sản. Một số công trình trọng điểm đã được đưa vào sử dụng, cụ thể như:

- Công trình cống đập Ba Lai ngăn dòng sông Ba Lai, nơi tiếp giáp hai huyện Ba Tri và Bình Đại, đã đưa vào sử dụng năm 2002, với nhiệm vụ là ngăn mặn, trữ ngọt cho hơn 115.000 ha đất, trong đó hơn 88.000 ha đất sản xuất.

- Dự án hồ chứa nước ngọt huyện Ba Tri với sức chứa 1 triệu m3 đã đưa vào sử dụng năm 2019, với mục tiêu cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện Ba Tri và các vùng phụ cận của tỉnh Bến Tre trong mùa khô.

- Dự án thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1, đã đưa vào sử dụng năm 2019, với mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi ven sông Tiền, sông Hàm Luông cùng với tuyến đê biển Ba Tri, Bình Đại tạo thành hệ thống đê khép kín, ngăn mặn, giữ ngọt cho 139.000 ha diện tích đất tự nhiên vùng Bắc Bến Tre.

Ngoài ra, Bến Tre đã và đang triển khai thực hiện các dự án công trình thủy lợi trọng điểm khác như: Dự án quản lý nước tỉnh Bến Tre; dự án thủy lợi Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)