Quan điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 119 - 123)

công nghệ cao ở tỉnh Bến Tre đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030

3.3.1. Quan điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Bến Tre cao ở tỉnh Bến Tre

Thứ nhất, Đẩy mạnh UDCNC vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp đột phá, hiệu quả nhanh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng là xu hướng giúp nông dân tiếp cận những công nghệ hiện đại.

Thứ hai, Phải phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, của địa phương; phải phát huy lợi thế về vị trí địa lí và kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khai thác có hiệu quả thế mạnh và tiềm năng về đối tượng sản xuất, vùng sản xuất kết hợp với lựa chọn công nghệ tiên tiến, phù hợp theo đặc điểm, điều kiện sản xuất của địa phương để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả cao và bền vững; không nên máy móc, rập khuôn theo các mô hình đã có.

Thứ ba, Phải vận động và phát huy tất cả các nguồn lực xã hội là chủ thể tham gia vào phát triển nông nghiệp CNC: Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi thông

qua việc xây dựng mô hình sản xuất, chuyển giao khoa học và công nghệ, phát triển thị trường, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; Doanh nghiệp là đội ngũ tiên phong, chủ lực trong tiếp cận và ứng dụng CNC trong nông nghiệp; HTX nông nghiệp có vai trò tạo ra mối liên kết kinh tế, thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; Nông dân là lực lượng nồng cốt trong sản xuất nông nghiệp và tham gia xây dựng các mô hình nông nghiệp UDCNC phù hợp.

Thứ tư, UDCNC vào sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với đổi mới sản xuất, tạo mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phải tập trung vào một số vùng, lĩnh vực, loại cây, con thế mạnh của tỉnh và vào một số khâu quan trọng, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân. Trọng tâm là nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tự động hóa vào công tác lai tạo giống, canh tác và bảo quản, chế biến nông sản.

3.3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Bến Tre

Phát triển nông nghiệp theo hướng UDCNC ở tỉnh Bến Tre phải phù hợp với quy hoạch và tác động của biến đổi khí hậu

Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL đang đứng trước các biến đổi khó dự đoán, nhất là các thay đổi về chế độ thủy văn và sụt lún đất. Những biến đổi này được dự báo sẽ tác động sớm và mạnh đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Trước thực tế đó, ngày 17-11-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Riêng với ngành nông nghiệp, Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm phát triển nông nghiệp vùng trong thời gian tới là: “Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với

chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ để bảo đảm an ninh lương thực mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ công tác phòng, chữa bệnh tạo nên những thương hiệu nổi tiếng” (Thủ tướng Chính phủ, 2017).

Trên cơ sở đó, công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp UDCNC ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới cần đảm bảo đúng hướng Nghị quyết đề ra. Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre cần tiếp tục rà soát, trên cơ sở các vùng sản xuất tập trung, lựa chọn một số vùng có thể trở thành vùng nông nghiệp UDCNC; hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp UDCNC, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận thức của các ngành, các cấp, người dân và doanh nghiệp về UDCNC vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Phát triển nông nghiệp theo hướng UDCNC tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre

Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre tiếp tục đẩy mạnh phát triển 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được xác định và lựa chọn, bao gồm: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, con bò, con heo và con tôm biển. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng có hiệu quả mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ðây được xem là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất. Do đó, trong quá trình phát triển nông nghiệp UDCNC ở tỉnh Bến Tre cần thiết phải lựa chọn đối tượng sản xuất phù hợp, tránh tình trạng làm tràn lan mà chỉ tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, ổn định khâu tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà.

Ngoài ra, các địa phương rà soát xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng tập trung UDCNC, phù hợp với điều kiện địa phương và điều kiện biến đổi khí hậu. Ngoài 8 sản phẩm chủ lực của tỉnh, từng địa phương cần chủ động rà soát, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nhằm góp phần phát triển mạnh và bền vững nền nông nghiệp của tỉnh.

Tạo động lực để phát triển nông nghiệp UDCNC ở tỉnh Bến Tre

Để tạo động lực, đẩy nhanh quá trình thu hút vào phát triển nông nghiệp UDCNC thì tính khả thi chính sách là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa tác động đến quá trình tổ chức triển khai nhanh hay chậm, thành công hay thất bại. Để chính sách trở thành “bà đỡ” thực sự cho nông nghiệp UDCNC phát triển, tỉnh Bến Tre cần hoàn thiện cơ chế chính sách sao cho sát với thực tế, tạo điều kiện để không chỉ doanh nghiệp mà ngay cả hộ nông dân sản xuất cũng được tiếp sức từ chính sách. Cụ thể như: trong chính sách tín dụng, cần đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn, cả vay thế chấp và vay tín chấp; hoàn thiện chính sách đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất để hợp tác, sản xuất quy mô lớn; chính sách về thị trường, xây dựng thị trường cho sản phẩm nông sản, chỉ khi dự báo được nhu cầu thị trường thì việc tổ chức, quy hoạch sản xuất mới đảm bảo tính cân đối và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nông nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ cần đảm bảo vừa tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra những điểm sáng có sức lan tỏa lớn đối với phát triển nông nghiệp UDCNC.

Các chính sách hỗ trợ phải vừa đảm bảo mục tiêu trước mắt, đồng thời đảm bảo định hướng lâu dài và hướng đến phát triển bền vững.

Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ cho nông nghiệp UDCNC

Cần đầu tư phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ cho phát triển nông nghiệp UDCNC; chẳng hạn như: các dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc, vật tư nông nghiệp, dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo,.. nhằm hỗ trợ hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, các dịch vụ này càng phát triển thì người làm nông nghiệp càng có điều kiện để đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, khi thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp UDCNC, tỉnh Bến Tre cần chú ý đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến gắn với thị trường; đây

là một trong những nội dung mang tính bền vững, bởi vì khi UDCNC vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra một sản lượng nông sản rất lớn, vì vậy cần phải chú ý công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, tạo liên kết đồng bộ giữa vùng nguyên liệu và công nghệ chế biến góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)