Khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm thủy sản trong nền kinh tế tỉnh Bến Tre
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GRDP phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2017 (giá hiện hành)
“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016, 2017”.
Tỉnh Bến Tre cũng có những đặc điểm kinh tế - xã hội tương tự như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như kinh tế khu vực nông lâm thủy sản còn chiếm tỷ trọng
44.6 40.7 39.2 38.6 37.7 36.6 35.8 13.9 15.5 15.6 17.8 15.9 16.1 16.4 38.9 40.5 40.9 39.7 44.1 45.0 45.6 2.6 3.3 4.3 3.9 2.3 2.3 2.2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
lớn. Trong những năm qua, tỉnh Bến Tre đang từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong GRDP, từng bước chuyển dịch theo cơ cấu: Dịch vụ - Nông nghiệp – Công nghiệp và xây dựng để dần chuyển hóa sang Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng – Nông; dựa trên những thành tựu đó tiếp tục chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Trong giai đoạn 2011 – 2017, tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông, lâm thủy sản giảm dần, giảm 8,8% (từ 44,6% năm 2011 xuống còn 35,8% năm 2017) và chuyển dịch một phần giá trị sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng (từ 13,9% năm 2011 lên 16,4% năm 2017) và dịch vụ tăng (từ 38,9% năm 2011 lên 45,6% năm 2017) (xem biểu đồ 2.1).
Tốc độ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất
Giai đoạn 2011 – 2017, mặc dù tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn, thách thức như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh; hạn xâm nhập mặn; suy giảm kinh tế trong nước,… song hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017(giá so sánh 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng bình quân 2011-2017 (%/năm) Tổng số 21.150 22.010 23.759 23.610 25.845 25.825 27.689 5,0 Nông nghiệp 10.706 11.207 11.255 11.668 13.577 13.258 13.385 4,0 Lâm nghiệp 39 40 43 41 43 39 44 3,6 Thủy sản 10.405 10.763 12.461 11.901 12.225 12.528 14.260 6,1
“Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016, 2017”.
Theo giá so sánh 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2011 – 2017 bình quân mỗi năm tăng khoảng 5,0%/năm, trong đó cao nhất là ngành thủy sản đạt 6,1%, tiếp đến là nông nghiệp đạt 4,0%; ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 3,6%. Quy mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bến Tre theo giá hiện hành
cũng liên tục tăng, gấp 1,3 lần từ 28.902 tỷ đồng (năm 2011) lên 30.430 tỷ đồng (năm 2013) và 38.912 tỷ đồng (năm 2017), (xem bảng 2.4 và bảng 2.5).
Bảng 2.5. Quy mô và cơ cấu GTSX Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017(giá trị hiện hành)
Năm Toàn ngành
(tỷ đồng)
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) 2011 28.902 15.386 53,2 44 0,2 13.472 46,6 2012 27.618 12.969 47,0 57 0,2 14.592 52,8 2013 30.430 13.048 42,9 67 0,2 17.315 56,9 2014 33.614 16.160 48,1 72 0,2 17.382 51,7 2015 35.587 18.965 53,3 80 0,2 16.542 46,5 2016 36.375 19.400 53,3 77 0,2 16.898 46,5 2017 38.912 19.587 50,3 90 0,2 19.235 49,4
“Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016, 2017”.
Về cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bến Tre cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, ngành nông nghiệp luôn chiếm ưu thế chiếm từ 50% GTSX toàn ngành, tuy tỉ trọng có giảm năm 2012 (47,0%), 42,9% (2013), 48,1% (2014) nhưng không đáng kể; ngành thủy sản ngày càng phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng dần (năm 2011 chiếm 46,6% tăng lên 49,4% năm 2017). Ngành lâm nghiệp có GTSX thấp, chiếm tỉ trọng 0,2%, tuy nhiên, có ý nghĩa quan trọng trong việc rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bến Tre (xem bảng 2.5).
Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bình quân trên một ha đất canh tác
Trong giai đoạn 2011 – 2017, GTSX ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sảnbình quân trên 1 ha đất canh tác của tỉnh Bến Tre có xu hướng tăng 1,4 lần, từ 132,6 triệu đồng/ha năm 2011 tăng lên 187,4 triệu đồng/ha năm 2017; trong đó ngành thủy sản liên tục tăng và luôn đứng vị trí dẫn đầu (năm 2017 đạt 425,5 triệu đồng/ha, tăng 1,4 lần so với năm 2011). Ngành lâm nghiệp có GTSX trên 1 ha đất canh tác rất thấp đạt 21,4 triệu đồng/ha năm 2017, nguyên nhân do vai trò chủ yếu là rừng phòng hộ với chức năng bảo vệ môi trường; đai rừng ngập mặn còn có chức năng phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất ở các bãi bồi vùng ven biển (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017(giá trị hiện hành)
Năm Chỉ tiêu 2011 2017 Diện tích canh tác (nghìn ha) GTSX (tỷ đồng) GTSX/1ha (triệu đồng) Diện tích canh tác (nghìn ha) GTSX (tỷ đồng) GTSX/1ha (triệu đồng) Tổng số 217,941 28.902 132,6 207,6 38.912 187,4 - Nông nghiệp 170,941 15.386 90,0 158,2 19.587 123,8 - Lâm nghiệp 3,9 44 11,2 4,2 90 21,4 - Thủy sản 43,1 13.472 312,5 45,2 19.235 425,5
“Nguồn: tính toán từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2011, 2017”.
GTSX trên 1 ha đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre ngày càng tăng cao, do NTTS đã hướng đến sự phát triển bền vững ở các huyện ven biển của tỉnh, ứng dụng khoa học và công nghệ, kĩ thuật tiên tiến với năng suất, chất lượng cao thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre
Theo số liệu thống kê năm 2017, Bến Tre có tổng diện tích đất tự nhiên là 239,481 ha; đất nông nghiệp là 181,895 ha, chiếm tỉ trọng khá lớn với 75,95%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 140,533 ha (chiếm 58,68% diện tích tự nhiên của tỉnh và chiếm 77,26% diện tích đất nông nghiệp); đất lâm nghiệp là 6,914 ha (chiếm 2,89% diện tích đất tự nhiên của tỉnh và 3,8% diện tích đất nông nghiệp); đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 31,474 ha, chiếm 13,14% diện tích đất tự nhiên tỉnh và chiếm 17,3% diện tích đất nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017). (xem bảng 2.7)
Đất sản xuất nông nghiệp phân bố đều các huyện và TP Bến Tre, trong đó tập trung nhiều nhất tại các huyện Giồng Trôm (24.430 ha), Ba Tri (20.466 ha), Thạnh Phú (18.879 ha); Đất lâm nghiệp phân bố không đều, chỉ tập trung ở 3 huyện ven biển Bình Đại (2.882 ha), Ba Tri (1.489 ha), Thạnh Phú (2.543), các huyện còn lại không có diện tích đất lâm nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017).
Bảng 2.7. Biến động quỹ đất của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2017 Năm Loại đất 2013 2017 Biến động 2017 so với 2013 (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 235,981 100,00 239,481 100,00 + 3,5 1. Đất nông nghiệp 179,696 76,15 181,895 75,95 + 2,2
+ Đất sản xuất nông nghiệp 143,980 61,01 140,533 58,68 - 3,44
+ Đất lâm nghiệp 7,055 2,99 6,914 2,89 - 0,14
+ Đất nuôi trồng thủy sản 26,648 11,29 31,474 13,14 + 4,82
2. Đất phi nông nghiệp 56,162 23,80 57,104 23,84 + 0,94
3. Đất chưa sử dụng và đất khác 124 0,05 482 0,20 + 358
Tăng (+), giảm (-)
“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2013, 2017”.
Qua bảng biến động quỹ đất của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2017, cho thấy tình hình biến động đất đai trong 5 năm qua như sau:
- Tổng diện tích đất tự nhiên tăng 3,5 ha (từ 23,981 ha năm 2013 tăng lên 239,481 năm 2017) do nhiều nguyên nhân.
- Diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2017 có xu hướng tăng. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp suy giảm nhiều nhất (3,44 ha), do diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm giảm; chủ yếu do người dân chuyển sang trồng cây lâu năm (cây dừa) và nuôi trồng thủy sản để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm (0,14 ha), do những năm gần đây chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sạt lở bờ biển, bờ sông nên diện tích đất rừng suy giảm; năm 2017, diện tích rừng trồng mới là 11,2 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản tăng cao nhất, tăng 4,82 ha (từ 26,648 ha năm 2013 tăng lên 31,474 năm 2017) chủ yếu do được chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang (lúa, cây hàng năm khác, cây lâu năm).
- Đất phi nông nghiệp tăng lên (0,94 ha), chủ yếu do đất ở đô thị và đất ở nông thôn tăng.
- Đất chưa sử dụng và đất khác tăng 358 ha (từ 124 ha năm 2013 tăng lên 482 ha năm 2017) do đất bãi bồi ven sông và ven biển mới phát sinh.