- Mục tiêu chính của giải pháp là trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp UDCNC phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nông nghiệp nông thôn.
- Nội dung chủ yếu của giải pháp bao gồm: Việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp sẽ không còn ý nghĩa nếu không tạo ra được sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường không thể bỏ qua.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân thay đổi lề lối canh tác, từ bỏ thói quen với phương thức sản xuất lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật... Trong sản xuất, khuyến khích người dân và các doanh nghiệp, HTX, trang trại sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ sinh học, để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường đất, gây ô nhiễm môi trường đất.
+ Tạo cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh.
+ Trong trồng trọt, giảm lượng hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến hiện đại như GAP hoặc canh tác hữu cơ, trong đó khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học.
+ Trong hoạt động chăn nuôi, việc xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường là vô cùng quan trọng, cần phải phối hợp các biện pháp xử lý khác nhau để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn. Tuỳ điều kiện ở từng địa phương mà áp dụng các phương pháp xử lý như: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (hệ thống khí sinh học), chế phẩm sinh học (men sinh học, đệm lót sinh học), ủ phân hữu cơ, công nghệ ép tách phân, xây dựng bể lắng nước thải, xử lý nước thải bằng sục khí... Việc xử lý chất thải, nước thải phải được thực hiện thường xuyên, chất thải rắng phải thu gom hàng ngày; chất thải thu gom phải được để ở cuối trại, xa chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, tránh tràn; nước thải phải được thu gom theo đường riêng và phải xử lý trước khi thải ra môi trường.
+ Trong nuôi tôm thâm canh UDCNC, phải xây dựng ao nuôi đúng quy trình, có ao xử lý nước trước khi đổ ra sông, kênh, rạch, tiến hành nạo vét, xử lý bùn có lẫn thức ăn chìm xuống đáy ao làm phân bón sẽ giảm nguy cơ gây mô nhiễm môi trường. + Các cơ sở chế biến nông sản cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải phù hợp với công suất chế biến. Tiến tới sử dụng nước theo chu trình khép kín, nước thải sau khi xử lý lại đưa vào sản xuất.
+ Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường ở các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở chế biến nông sản để có những giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường tại những vùng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhất.
Trên đây là một số giải pháp đề xuất nhằm đưa nền nông nghiệp tỉnh Bến Tre phát triển theo hướng UDCNC. Ngoài 10 giải pháp cụ thể như đã nêu ở trên còn có một số giải pháp khác. Đó là giải pháp phát triển nông nghiệp UDCNC gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp UDCNC tổng thể và quy hoạch chi tiết... Tất cả các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống mà mỗi giải pháp có một vai trò nhất định để thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Bến Tre phát triển theo hướng UDCNC.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 tập trung vào nội dung là đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng UDCNC ở tỉnh bến tre đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Dựa trên sự phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước và trong vùng; tác giả đưa ra dự báo xu hướng phát triển nông nghiệp CNC; trên cơ sở đó, đã đề xuất 4 quan điểm, 4 phương hướng chung. Để thực hiện những quan điểm và phương hướng đó, luận văn đã đề xuất 10 giải pháp chủ yếu. Đó là các giải pháp về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp UDCNC; quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và UDCNC trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp UDCNC; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp UDCNC và đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp UDCNC; huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp UDCN; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp UDCNC; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển nông nghiệp UDCNC; phát triển sản xuất nông nghiệp UDCNC gắn với bảo vệ môi trường.
Việc thực hiện các giải pháp trên phải được tiến hành đồng bộ và có kế hoạch theo lộ trình hợp lý; vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài của việc phát triển nền nông nghiệp UDCNC trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Song, đòi hỏi phải có sự đồng thuận, nhất trí cao của cả hệ thống chính trị, của các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, thì ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre mới phát triển theo hướng UDCNC.
KẾT LUẬN
1. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay; thì sức ép cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gây gắt và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trở nên cấp thiết. Trước tình hình đó, phát triển nông nghiệp UDCNC đang là hướng đi tất yếu để đạt được mục tiêu cả về khối lượng và chất lượng; đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững và nâng cao tính cạnh tranh nông sản trên thị trường quốc tế.
2. Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới và Việt Nam, nền nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã và đang hội tựu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng UDCNC, những thuận lợi cơ bản là có vị trí địa lí, địa hình đẹp được bao bọc bởi 4 con sông lớn và tiếp giáp biển Đông; điều kiện tự nhiên đa dạng với 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ, ngọt, thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi; có thế mạnh về kinh tế vườn và kinh tế biển, với 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, con heo, con bò, tôm biển và hoa kiểng); có quỹ đất nông nghiệp đủ lớn (khoảng 181.895 ha); có thị trường tiêu thụ nông sản tương đối rộng, cùng với nhiều chính sách dành cho phát triển nông nghiệp… Song cũng có những điểm yếu, khó khăn như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hạn mặn, sạt lở bờ biển, bờ sông,…
Trong giai đoạn 2011 – 2017, đóng góp của Nông – Lâm – Thủy sản trong GRDP của tỉnh Bến Tre ngày càng giảm (51,6% năm 2011 xuống 35,8% năm 2017), song nhóm ngành này lại góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, đảm bảo ổn định xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung và diện mạo nông thôn nói riêng ngày càng khởi sắc.
sản. Tuy ở mới giai đoạn bắt đầu nhưng bước đầu mang lại kết quả khả quan với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp UDCNC ra đời, một số HTX nông nghiệp gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được hình thành,... năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác cũng tăng lên, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, gia tăng thu nhập cho người nông dân. Đây là tiền đề để thúc đẩy UDCNC vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Về các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp UDCNC, tỉnh Bến Tre tập trung vào một số hình thức đó là vùng nông nghiệp UDCNC, Trung tâm nông nghiệp UDCNC, Doanh nghiệp nông nghiệp UDCNC, hộ nông dân (nông hộ) sản xuất nông nghiệp UDCNC, trang trại sản xuất nông nghiệp UDCNC, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp UDCNC.
3. Để nền nông nghiệp Bến Tre phát triển mạnh, bền vững theo hướng UDCNC đến năm 2030, cần tập trung vào các giải pháp về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp UDCNC; quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và UDCNC trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp UDCNC; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp UDCNC và đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp UDCNC; huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp UDCN; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp UDCNC; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển nông nghiệp UDCNC; phát triển sản xuất nông nghiệp UDCNC gắn với bảo vệ môi trường... Trong các giải pháp nêu trên, mỗi giải pháp có vai trò nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống giải pháp góp phần thúc đẩy nông nghiệp tỉnh Bến Tre phát triển theo hướng UDCNC trong tương lai.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Mạc Quốc Cường. (2019). Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững ở các huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) tỉnh Bến Tre. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Thanh Niên, tr 716-725.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, & Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (2018, tháng 7). Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ 4.0. Hội thảo chuyên đề được tiến hành tại Hà Nội của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức, Hà Nội. Lấy từ
http://dtnncnc.vnua.edu.vn/docs/Ky_yeu_hoi_thao_04-07-2018Final.pdf Chăn nuôi Việt Nam. (2019). Thống kê chăn nuôi 2015 – 2018. Lấy từ
https://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia. (2017). Nông nghiệp công nghệ cao xu thế tất yếu của nông nghiệp Việt Nam (Tổng luận số 3), Hà Nội.
Lấy từ http://www.vista.gov.vn/UserPages/Tongluan/tabid/152/language/vi- VN/Default.aspx
Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh. (2018). Niên giám thống kê 2017. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. (2012). Niên giám thống kê 2011. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. (2014). Niên giám thống kê 2013. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. (2017). Niên giám thống kê 2016. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. (2018). Niên giám thống kê 2017. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. (2019). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre quý IV và năm 2018. Bến Tre.
Dương Anh Đào. (2012). Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lí. Chuyên ngành Địa lí học. Trường Đại Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặng Văn Phan. (2008). Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. (1995, 2002). Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995, 2002. Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa. Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre. (2012). Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày
08/12/2012 về việc thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2025. Lấy từ
http://hdnd.bentre.gov.vn/documents/79282/133023/nq_thong_qua_quy_hoa ch_da_dang_sinh_hoc.doc/b6a2e68f-0f1e-48de-a382-
a4b826c3dac9?version=1.0&download=true
Hữu Toàn. (2018). Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Lấy từhttp://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/46/73783/lam-dong-ung- dung-cong-nghe-cao-vao-san-xuat-nong-nghiep
Lê Thông (chủ biên). (2011). Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Nhất Duy. (2019). Hội nghị tổng kết công tác củng cố, xây dựng và phát triển hợp tác xã năm. Lấy từ http://www.bentre.dcs.vn/hoi-nghi-tong-ket-cong-tac- cung-co-xay-dung-va-phat-trien-hop-tac-xa-p16c10374
Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). (2005). Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông. (2013). Địa lí Nông – Lâm – Thuỷ sản Việt Nam. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thành Hưng. (2017). Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. Hà Nội: Nxb Chính Trị.
Nguyễn Văn Bộ. (2007). Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Tạp chí: Hoạt động khoa học, Diễn đàn số tháng 12-2007.
Phạm S. (2014). Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nxb Khoa học và kỹ thuật.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2008). Luật số 21/2008/QH12 ngày 13-11- 2008 về ban hành Luật Công nghệ cao. Lấy từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=1&mode=detail&document_id=81138&category_id=0
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2012). Luật Hợp tác xã. Lấy từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_ id=1&mode=detail&document_id=164954
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận. (2012). Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Bình Thuận. Lấy từ
http://snnptnt.binhthuan.gov.vn/wps/wcm/connect/effcf10046bcd587aec6ae9 03609e2f4/De+an+quy+hoach+nong+nghiep.pdf?MOD=AJPERES
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, & Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp. (2017, tháng 11). Lựa chọn và ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hội thảo chuyên đề được tiến hành tại Long An của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An & Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp tổ chức, Long An.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. (2018). Tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Tổng Cục Thống kê. (2018). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. Hà Nội: Nxb Thống kê.
Tổng Cục Thủy sản. (2017). Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 02 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh. Lấy từ
https://tongcucthuysan.gov.vn/Portals/0/001a_Quy%20trinh-QD%20TBKT- truc%20anh.docx
Thạch Phương, Đoàn Tứ. (2001). Địa chí Bến Tre. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Thủ tướng Chính phủ. (2003). Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28-3-2003 về ban
hành Quy chế Khu công nghệ cao. Lấy từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=1&_page=1&mode=detail&document_id=12198
Thủ tướng Chính phủ. (2010). Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31-12-2010 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Lấy từ
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cacchuongtrinhkhoahocvac ongnghe/noidungchuongtrinh?categoryId=100002847&articleId=10050757
Thủ tướng Chính phủ. (2015). Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25-12-2015 về Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lấy từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=1&mode=detail&document_id=182772&category_id=0
Thủ tướng Chính phủ. (2017). Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Lấy từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=509&_page=1&mode=detail&document_id=192249
Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19-4-2018 về