Thực trạng sản xuất nông nghiệp phân theo ngàn hở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 76 - 106)

a) Ngành nông nghiệp

Khái quát chung

Ngành nông nghiệp được coi là lĩnh vực chủ lực và còn rất nhiều tiềm năng của tỉnh Bến Tre. Để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nông nghiệp ban hành năm 2013, tỉnh Bến Tre đã chọn xây dựng và phát triển 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao, gồm bưởi da xanh, dừa, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, lợn, bò và tôm biển. Đây là nhóm nông sản có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh nhà.

Trong các phân ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả, trong giai đoạn 2011 – 2017, tốc độ tăng trung bình năm ngành chăn nuôi đạt 10,2% (theo giá so sánh 2010); tiếp đến là ngành trồng trọt đạt 1,1%/năm. Riêng dịch vụ nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay, có các dịch vụ như làm đất, thủy lợi, khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi,… ngày càng ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, ngành dịch vụ nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng âm. (xem bảng 2.8)

Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phân ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017(giá so sánh 2010)

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng bình quân 2011-2017 (%/năm) - Trồng trọt 6.403 6.791 6.600 6.795 7.697 6.847 6.742 1,1 - Chăn nuôi 3.321 3.659 3.887 4.145 5.107 5.766 5.878 10,2 - Dịch vụ nông nghiệp 982 757 768 728 773 645 765 - 1,6

“Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016, 2017”.

Trong phân ngành nông nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực; giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, từ 63,0% năm 2011 xuống 55,8% năm 2015 và năm 2017 chiếm 61,0%. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, từ 29,1% năm 2011

tăng lên 38,0% năm 2015 và năm 2017 chiếm 34,3%. Dịch vụ nông nghiệp có tỉ trọng thấp, có xu hướng giảm và không ổn định, từ 7,9% năm 2011 xuống còn 4,7% năm 2017. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. (xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2017(giá hiện hành)

“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016, 2017”.

Ngành trồng trọt

Khái quát chung ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành luôn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre, sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu đến năm 2017, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả với các sản phẩm của ngành trồng trọt có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre có tỉ trọng tương đối lớn. Năm 2017, diện tích là 140,533 ha, chiếm 58,68% diện tích tự nhiên của tỉnh và chiếm 77,26% diện tích đất nông nghiệp.

63.0 57.8 56.5 57.3 55.8 53.2 61.0 29.1 34.5 35.5 35.8 38.0 41.3 34.3 7.9 7.7 8.0 6.9 6.2 5.5 4.7 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Bảng 2.9. Diện tích và cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2017

Năm Loại đất

Năm 2013 Năm 2017 Biến động

2017 so với 2013 (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 179.696 100,00 181.895 100,00 + 2,199

Đất sản xuất nông nghiệp 143.980 80,12 140.533 77,26 - 3,447

Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm 47.808 26,60 36.693 20,17 - 11,115

+ Đất trồng lúa 38.269 21,30 30.677 16,87 - 7,592

+ Đất trồng cây hàng năm khác 9.337 5,20 6.016 3,31 - 3,321

+ Đất trồng cây lâu năm 96.172 53,52 103.839 57,09 + 7,667

Đất nông nghiệp khác 259 0,14 805 0,44 546

Tăng (+), giảm (-)

“Nguồn: xử lí từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2013, 2017”.

Trong giai đoạn 2013 – 2017, diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ trọng cao nhất với 57,09% (năm 2017), tiếp đến là đất trồng cây hàng năm chiếm 20,17%, diện tích đất trồng lúa chiếm tỉ trọng 16,87%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2017 giảm 3,447 ha, bình quân mỗi năm giảm khoảng 689 ha. Trong đó giảm nhiều nhất là đất trồng cây hàng năm (11,115 ha, bình quân mỗi năm giảm 2,2 ha). Nguyên nhân chủ yếu do chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao như: cây dừa và các cây ăn quả… Do đó, đất trồng cây lâu năm tăng thêm 7,667 ha. (xem bảng 2.9)

Về cơ cấu GTSX ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần theo từng năm, giảm 2,0% (từ 63,0% năm 2011 xuống 61,0% năm 2017). Tuy giảm nhưng ngành trồng trọt vẫn luôn đứng vị trí dẫn đầu trong nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh (trên 50%)

(xem biểu đồ 2.2). GTSX toàn ngành trồng trọt có xu hướng tăng lên, tăng 1,1 lần (năm 2017 đạt 6.742 tỷ đồng so với năm 2011 đạt 6.403 tỷ đồng) (xem bảng 2.8).

Bảng 2.10. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2016(theo giá trị hiện hành)

Năm Loại cây 2011 2013 2015 2016 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Toàn ngành 9.696 100 7.375 100 10.576 100 10.328 100 - Cây hàng năm 3.372 34,8 2.815 38,2 3.551 33,6 2.958 28,6 + Cây lương thực có hạt 1.993 20,6 1.343 18,2 1.504 14,2 893 8,6 + Cây rau, đậu, hoa, cây

cảnh 819 8,4 1.029 14,0 1.650 15,6 1.668 16,2

+ Cây công nghiệp

(Mía, cói, lạc) 412 4,2 240 3,3 138 1,3 119 1,2

- Cây lâu năm 6.324 65,2 4.560 61,8 7.025 66,4 7.370 71,4

+ Cây ăn quả 3.159 32,6 2.983 40,4 4.393 41,5 2.608 42,0

+ Cây công nghiệp

(Dừa, ca cao) 3.012 31,1 1.562 21,2 4.338 24,7 3.010 29,1

“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016”.

Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất/1ha đất gieo trồng của một số nhóm cây trồng ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2016(triệu đồng/ha, theo giá hiện hành)

“Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2016, 2017”.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2011 – 2016, cây ăn quả vẫn là cây trồng chính và đóng vai trò chủ đạo, luôn đứng vị trí đầu về tỉ trọng, tuy GTSX/1 ha đất gieo trồng năm 2016 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể; tiếp đến là cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là dừa, tuy GTSX/1 ha đất gieo trồng còn

56.7 42.5 43.5 53.4 65.5 81.7 25.6 22.8 18.5 25.0 24.5 35.0 125.3 160.2 143.2 199.4 219.3 226.1 67.4 55.0 45.8 55.4 50.5 65.1 104.7 105.4 108.3 104.0 158.8 94.0 53.9 19.2 24.8 40.6 63.3 42.9 0 40 80 120 160 200 240 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 Toàn ngành trồng trọt Cây lương thực có hạt Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh Cây công nghiệp hàng năm (Mía, cói, lạc)

Cây ăn quả

Cây công nghiệp lâu năm (Dừa, ca cao)

Triệu đồng

tỉnh. Nhóm cây rau, đậu, hoa, cây cảnh mang lại giá trị hàng hóa cao, có GTSX/1 ha đất gieo trồng cao, trong đó chủ yếu là hoa, cây cảnh. Chính vì thế, ba nhóm cây này được chọn làm cây trồng chủ lực của ngành trồng trọt tỉnh Bến Tre (xem bảng 2.10 và biểu đồ 2.3).

Cây lương thực có hạt

Cây lương thực có hạt chủ yếu là lúa và ngô; trong đó, lúa đóng vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt, vì góp phần cơ bản đảm bảo an ninh lương thực cho dân cư tỉnh Bến Tre; ngoài ra, còn đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Năm 2017, cây lúa chiếm 99% diện tích và 99,1% sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Bến Tre.

Biểu đồ 2.4. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017

“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017”.

Trong giai đoạn 2011 – 2017, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm dần (từ 77,9 nghìn ha năm 2011 xuống 55,6 nghìn ha năm 2017), giảm trung bình 3,19 nghìn ha/năm. Sản lượng cũng giảm dần (từ 365,9 nghìn tấn xuống 229,4 nghìn tấn). Riêng năm 2016, diện tích (25,5 nghìn ha) và sản lượng (92,4 nghìn tấn) giảm mạnh do ảnh hưởng của hạn mặn kéo dài. Với xu hướng này, thể hiện rõ nét của sự

77.9 76.8 72.7 67.1 61.4 25.5 55.6 365.9 378 334 320.3 278.4 92.4 229.4 0 120 240 360 480 0 20 40 60 80 100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích Sản lượng Nghìn ha năm Nghìn tấn

chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo chủ trương của tỉnh Bến Tre, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, hạn mặn, theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng tỉ trọng các cây có giá trị kinh tế cao như cây dừa,... (xem biểu đồ 2.4).

Cây lúa

Năm 2017, diện tích lúa của tỉnh Bến Tre đạt 55.001 ha, chiếm 99% diện tích cây lương thực có hạt. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2017 diện tích lúa đã giảm dần (từ 76.886 ha năm 2011 xuống 55.001 ha năm 2017; giảm 21.885 ha, bình quân giảm 3.126,4 ha/năm) (xem bảng 2.11), để chuyển sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và cho nuôi trồng thủy sản, mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm. Năm 2017, diện tích lúa lớn nhất của tỉnh thuộc huyện Ba Tri với 36.333 ha, chiếm hơn 66% tổng diện tích lúa toàn tỉnh; tiếp theo là các huyện Thạnh Phú (8.505 ha, chiếm 15,5%), Giồng Trôm (7.284 ha, chiếm 13,2%), Bình Đại (2.533 ha, chiếm 4,6%). Các huyện và thành phố còn lại chỉ chiếm dưới 1% hoặc không sản xuất lúa. Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong ngành trồng trọt đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngay trên đất trồng lúa. Trong giai đoạn 2013 – 2017, tỉnh đã chuyển đổi 7.592 ha (từ 38.269 ha năm 2013 xuống 30.677 ha năm 2017) (xem bảng 2.9), đất trồng lúa sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy diện tích lúa toàn tỉnh giảm dần nhưng nhờ đẩy mạnh thâm canh, áp dụng các biện pháp về giống mới, kĩ thuật, khoa học và công nghệ nên năng suất vẫn tương đối ổn định.

Hiện nay, người trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang tập trung chuyển hướng sang trồng lúa sạch, hữu cơ, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, điển hình như mô hình của HTX trồng lúa - tôm Thạnh Phú tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú với sự tham gia của 85 hộ, diện tích 105ha. Sản phẩm lúa gạo hữu cơ được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu và đã có mặt khắp các siêu thị, cửa hàng và xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Hàng năm, HTX sản xuất và cung cấp ra thị trường gần 450 tấn lúa sạch (giá lúa sạch bình quân 7.000 đồng/kg, lúa hữu cơ 8.500 đồng/kg).

Bảng 2.11. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2011 76.886 47,1 362.009 2012 75.893 49,4 374.657 2013 72.053 46,0 331.396 2014 66.431 47,8 317.662 2015 60.720 45,4 275.784 2016 24.906 36,2 90.112 2017 55.001 41,3 227.273

“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017”.

Về cơ cấu mùa vụ, cây lúa ở tỉnh Bến Tre được trồng thành 3 vụ trên năm là Đông xuân, Hè thu và Lúa mùa; năm 2011, người dân các huyện tỉnh Bến Tre xuống giống vụ lúa Thu đông nâng số vụ lúa trong năm lên 4 vụ (Đông xuân, Hè thu, Thu đông và Lúa mùa). Để thích thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và hạn chế ảnh hưởng do hạn mặn; năm 2017, tỉnh Bến Tre chủ trương điều chỉnh cơ cấu sản xuất từ 3 vụ lúa/năm còn 2 vụ lúa/năm (vụ Hè Thu muộn và vụ Đông Xuân sớm).

Cây ngô

Đây là loại cây lương thực có vai trò quan trọng dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Cây Ngô được trồng chủ yếu xen với đất trồng lúa và đất trồng cây công nghiệp hàng năm, trồng ở các bãi bồi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Trong giai đoạn 2011 – 2017, diện tích và sản lượng ngô năm 2017 đều giảm so với năm 2011; diện tích giảm 473 ha, trung bình mỗi năm giảm 67,571 ha; sản lượng giảm 1.757 tấn, trung bình mỗi năm giảm 251 tấn (xem biểu đồ 2.5). Diện tích và sản lượng ngô được trồng nhiều nhất thuộc về 3 huyện ven biển: Ba Tri (151 ha, chiếm 27,4%), Bình Đại (124 ha, chiếm 22,5%), Thạnh Phú (91 ha, chiếm 16,5%).

Biểu đồ 2.5. Diện tích và sản lượng ngô của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017

“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2017”.

Cây rau, đậu các loại (gọi chung là cây thực phẩm)

Rau đậu là những loại thực phẩm thiết yếu được dùng làm thức ăn thường xuyên và được tiêu thụ với số lượng lớn. Được người dân Bến Tre canh tác quanh năm, trong giai đoạn 2011 – 2014, diện tích trồng rau màu tăng 884 ha (từ 5.919 ha năm 2011 lên 6.803 ha năm 2014); giai đoạn 2014 – 2017, diện tích trồng rau màu giảm 707 ha (từ 6.803 ha năm 2011 xuống 6.096 năm 2017). Tổng sản lượng rau màu của tỉnh năm 2017 đạt 118.932 tấn/năm. (xem bảng 2.12). Nguyên nhân giảm diện tích giai đoạn 2014 – 2017 chủ yếu là do lượng mưa tăng gây ngập úng tại nhiều vùng, người dân chuyển sang trồng dừa, các loại cây lâu năm khác và cỏ cho chăn nuôi gia súc... Tuy nhiên, hiện nay các mô hình trồng rau an toàn, rau hữu cơ đang có xu hướng phát triển tốt trên địa bàn tỉnh.

Năm 2017, diện tích rau, đậu phân bổ nhiều nhất tại 3 huyện là Ba Tri (1.976 ha), Thạnh Phú (1.522 ha), Bình Đại (1.002 ha). Thạnh Phú và Bình Đại là hai huyện có năng suất cao nhất tỉnh với năng suất lần lượt là 298,8 tạ/ha và 207,8 tạ/ha; các huyện còn lại sản lượng thấp hơn khá nhiều, chỉ ở mức 114-164 tạ/ha/năm; hình thành kênh phân phối tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và TP Hồ Chí Minh.

1,024 893 688 698 678 609 551 3,885 3,384 2,605 2,672 2,616 2,314 2,128 0 1,500 3,000 4,500 0 300 600 900 1,200 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích Sản lượng Ha năm Tấn

Hiện nay, ngoài các loại cây rau đậu, người dân đang phát triển các mô hình khởi nghiệp trồng nấm chủ yếu là nấm bào ngư, nấm rơm, nấm linh chi, mang lại thu nhập cao. Được trồng ở các huyện Ba Tri, Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao và đang nhân rộng ở một số huyện khác trong tỉnh.

Bảng 2.12. Diện tích, năng suất và sản lượng rau, đậu của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Diện tích (ha) 5.919 6.031 6.548 6.803 6.766 6.620 6.096

Năng suất (tạ/ha) 164,24 177.02 184,29 187 192,4 186 195,1

Sản lượng (tấn) 97.216 106.759 120.673 127.123 130.199 122.872 118.932

“Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2013, 2017”.

Cây công nghiệp

Cây công nghiệp ở tỉnh Bến Tre, chủ yếu gồm có cây công nghiệp hàng năm (Mía, cây lấy sợi, cây có hạt chứa dầu, cây hàng năm khác) và cây công nghiệp lâu năm (Dừa, ca cao).

Bảng 2.13. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2017

Năm

Loại cây 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Cây công nghiệp hàng năm 7.849 7.441 7.038 6.595 5.666 5.541 5.525

- Mía: + Diện tích (ha) 5.340 5.033 4.468 3.463 2.085 1.262 826

+ Sản lượng (tấn) 424.248 405.622 369.683 279.271 158.803 99.874 67.730 - Cây lấy sợi

+ Diện tích (ha) 402 396 395 367 330 231 185

+ Sản lượng (tấn) 3.195 3.195 3.209 3.000 2.650 1.805 1.453

- Cây có hạt chứa dầu

+ Diện tích (ha) 367 374 372 324 319 334 313

+ Sản lượng (tấn) 1.054 1.150 1.206 1.077 988 1.052 988

- Cây hàng năm khác

+ Diện tích (ha) 1.740 1.638 1.803 2.441 2.932 3.714 4.201

Cây công nghiệp lâu năm 63.348 66.684 68.211 70.174 70.483 70.906 71.915

- Dừa: + Diện tích (ha) 55.870 58.441 63.000 67.382 68.545 70.127 71.460 + Sản lượng (tấn) 427.862 470.342 493.205 525.813 573.139 594.498 569.725 - Ca cao: + Diện tích (ha) 7.478 8.243 5.211 2.792 1.938 779 455

+ Sản lượng (tấn) 26.939 29.987 20.631 14.964 10.097 4.152 2.298

Cây công nghiệp hàng năm

Trong giai đoạn 2011 – 2017, diện tích gieo trồng và sản lượng cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh, từ 7.849 ha năm 2011 xuống còn 5.525 ha năm 2017 (xem bảng 2.13). GTSX và tỉ trọng của nhóm cây này giảm (từ 34,8% năm 2011 giảm còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 76 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)