Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 112 - 113)

Nhìn chung bức tranh về phát triển nông nghiệp UDCNC ở tỉnh Bến Tre, tác giả có những nhận xét sau:

- Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp UDCNC trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn thấp khoảng 27%; mức độ UDCNC chưa nhiều nhưng không ít hộ nông dân, chính quyền địa phương đã quan tâm, tiếp cận và thử nghiệm sản xuất nông nghiệp UDCNC và bước đầu mang lại hiệu quả tốt. Đây là bước đầu thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp của cán bộ và người dân nói chung; góp phần thuận lợi cho việc triển khai đề án phát triển nông nghiệp UDCNC trong thời gian tới của tỉnh. - Đối với 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, con bò, con heo và con tôm biển, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp UDCNC và từng bước thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị đã tạo ra sản lượng hàng hóa lớn có chất lượng tốt, kích cỡ đồng đều và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Tỉnh Bến Tre đã hình thành một số tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ UDCNC trong nông nghiệp, đã tạo được sức lan tỏa lớn; chẳng hạn như: Trung tâm nông nghiệp UDCNC và Khu UDCNSH Cái Mơn,… đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm; chuyển giao các kết quả nghiên cứu và áp dụng hiệu quả;

xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng các công nghệ mới; thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng UDCNC trên địa bàn tỉnh.

- Các tổ hợp tác và HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển về số lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao. Các HTX nông nghiệp vừa có vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân; vừa là cầu nối tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là cơ sở để tỉnh hình thành các HTX nông nghiệp UDCNC trong sản xuất.

- Số lượng và chất lượng giống cây trồng, vật nuôi được lai tạo mới ngày càng tăng; thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, hạn mặn diễn ra trên địa bàn tỉnh hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)