Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 127 - 128)

học,... để đáp ứng nhu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

+ Chú trọng xây dựng mạng lưới dịch vụ khuyến nông cấp huyện và cấp tỉnh gồm: HTX nông nghiệp, tổ hợp tác, doanh nghiệp để giúp nông dân chuyển giao, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giải đáp thắc mắc, tư vấn thông tin, nhân rộng các mô hình điểm phát triển sản xuất, chăn nuôi, thủy sản ứng dụng CNC.

3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp UDCNC UDCNC

- Mục tiêu chính của giải pháp là sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ và tiếp sức cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

- Nội dung chủ yếu của giải pháp bao gồm:

+ Chính sách hỗ trợ sản xuất: Vận dụng các chính sách của nhà nước, của tỉnh đã ban hành dành cho người tham gia sản xuất, các doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp UDCNC. Có chính sách về vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp UDCNC.

+ Chính sách về xây dựng hạ tầng: Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng như: nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới đường giao thông đến vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC, đường giao thông trục chính nội đồng; hỗ trợ phát triển thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hệ thống điện và xử lý môi trường ở vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC,...

+ Ngoài ra còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác: Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, cá nhân, tổ chức tham gia xây dựng mô hình nông nghiệp UDCNC; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

phục vụ cho nông nghiệp UDCNC, phát triển thị trường; hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến; hỗ trợ xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp UDCNC.

+ Bên cạnh đó, tỉnh cần hoàn thiện cơ chế bảo hiểm sản xuất nông nghiệp; bởi vì, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, thiên tai như xâm nhập mặn, lở đất, rủi ro trong việc lựa chọn và UDCNC… Đây là một trong những yếu tố quan trọng để chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp và người nông dân trong quá trình tham gia sản xuất nông nghiệp UDCNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh bến tre (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)