Mục tiêu giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 31)

Mục tiêu giáo dục đạo đức là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá trị đạo đức, trang bị cho mỗi cá nhân những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, tư tưởng, chính trị, kiến thức về pháp luật, lối sống về văn hóa, xã hội,... Nhằm hình thành cho mỗi học sinh có thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp, có niềm tin với bản thân và mọi người xung quanh. Rèn luyện cho học sinh có hành vi đúng đắn, tính tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như ý thức phấn đấu trong học tập và trong lao động sản xuất, có thói quen chấp hành những quy định của nhà trường cũng như chấp hành nghiêm pháp luật, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh, biết hành động theo lẽ phải trở thành một công dân tốt (Nguyễn Quốc Đạt, 2015).

Nhà trường phải trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết “Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nắm vững những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có nhân sinh quang trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống, thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới”.

- Về kiến thức

Giáo dục đạo đức học sinh hiểu được biểu hiện và ý nghĩa của một số giá trị đạo đức cơ bản, phù hợp với lứa tuổi, không nói những vấn đề quá xa mà tâm lí lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở không thể tiếp thu, giúp các em biết được nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để tránh những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết, nắm được những hiểu biết sơ bộ về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân, hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật, các quy định nơi công cộng, nội quy của nhà trường. Từ những vấn đề cơ bản về kiến thức trên, các em sẽ tích lũy và phát triển dần khi tiếp cận môn Giáo dục công dân ở cấp Trung học phổ thông.

- Kỹ năng

Giáo dục đạo đứccho học sinh nhằm giúp các em biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học. Đối với học sinh Trung học cơ sở đảm bảo biết tôn trọng ông, bà, cha, mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi, yêu thương các em nhỏ; không vi phạm pháp luật,...Kỹ năng ấy tăng dần, mở rộng thêm qua từng lớp từ lớp 6 đến lớp 9.

Giáo dục đạo đứcgiúp các em biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hóa từ trong gia đình đến bên ngoài xã hội, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

- Thái độ

Qua giáo dục đạo đức, học sinh thể hiện được tình yêu đối với quê hương, đất nước Việt Nam. Tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn trọng đất nước con người và các nền văn hóa khác. Từ đó hiểu

được mình phải làm gì để bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước; giúp các em biết yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh, thể hiện lòng tự trọng, sự tự tin trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền của người khác, có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Có ý thức định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Bước đầu hình thành được một số phẩm chất cần thiết của người lao động như cần cù, sáng tạo, trung thực, có trách nhiệm, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có lối sống văn hóa, biết hợp tác trong công việc, hòa đồng, tình bạn trong sáng lành mạnh.

- Giáo dục đạo đứcđịnh hướng cho các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với khả năng, có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp.

Nói tóm lại, mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đứccho học sinh trường Trung học cơ sở là làm sao cho quá trình giáo dục đạo đứctác động trực tiếp đến người học để hình thành ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.

Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ dừng lại việc truyền thụ khái niệm mà phải biết biến những yêu cầu chuẩn mực xã hội thành nhu cầu trong đời sống của mỗi học sinh. Đó là những việc làm, những hành động cụ thể thiết thực phù hợp với đạo đức. Quá trình này không chỉ dừng lại ở bài giảng của thầy mà còn thể hiện thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú ở trong và ngoài nhà trường.

1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở

Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở thể hiện ở các nội dung sau:

Nội dung 1:Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với lao động

Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn đối với lao động, biết yêu thích lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học, biết quý trọng người lao động dù lao động chân tay hay lao động trí óc.

Hiệu quả đạt được ở học sinh qua hoạt động lao động đó là hình thành niềm tin trong tâm hồn học sinh rằng các em sẽ cảm nhận được lao động là vinh quang, là tự hào, là trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống. Điều đó sẽ kích thích nhiều hơn nữa ý chí học tập của các em.

Vấn đề giáo dục nhân cách, hình thành các kỹ năng sống luôn là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. Và đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hơn bao giờ hết, các nhà trường dù ở cấp học nào cũng cần xác định rõ mục tiêu của giáo dục học sinh qua lao động và coi đây là yếu tố không thể thiếu được trong hành trình đưa các em trở thành con người hữu ích của xã hội (Nguyễn Quốc Đạt, 2015).

Nội dung 2: Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với xã hội

Giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, phê phán các hành vi không phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tác phong đúng đắn của người công dân; giáo dục lòng tôn trọng, có thái độ tiến bộ đối với các giá trị truyền thống và tinh thần quốc tế vô sản (Văn Thành Mẫn, 2009).

Nội dung 3:Giáo dục quan hệ cá nhân học sinh đối với tài sản xã hội, di sản văn hóa và thiên nhiên

Giáo dục yêu cầu bản thân các em phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ của công, không xâm phạm tài sản chung và của cải riêng của người khác. Biết bảo vệ môi trường tự nhiên nơi cư trú, học tập và nơi công cộng.

Nội dung 4: Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với mọi người xung quanh

Giáo dục các em biết kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn tuổi; Biết kính trọng, lễ phép, lòng biết ơn đối với Thầy, Cô giáo; Đối với em nhỏ phải có sự cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha, có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, tinh thần hợp tác đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh; giáo dục tình bạn chân thành, tình yêu

chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết sức tôn trọng và có cùng mục đích lí tưởng chung. Có tinh thần khiêm tốn, luôn lắng nghe và biết học hỏi. Giáo dục tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể(Văn Thành Mẫn, 2009).

Nội dung 5:Giáo dục mối quan hệ cá nhân đối với bản thân

Phải luôn tự nghiêm khắc đối với bản thân mình khi có sự sai phạm; bản thân có lối sống giản dị, đức tính khiêm tốn, học hỏi, quyết đoán, khả năng kiềm chế bản thân, hòa đồng với mọi người, thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, tính tự lập, cần cù, vượt khó, có lòng tự trọng, tư tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời,có ý thức giữ gìn và hoàn thiện nhân cách.

Nhân nghĩa, yêu thương con người, vị tha, hợp tác, tôn trọng mọi người, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

Ngày nay, trong nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở có thêm một số chuẩn mực mới như tính tích cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mục đích, có tinh thần hợp tác với bạn bè, với người khác,... Ngoài ra cần giáo dục cho học sinh lòng nhân hậu bao dung, độ lượng, nhân ái, yêu lao động quý trọng người lao động. Đây là những nội dung cơ bản nhất, thiết thực nhất mà bất kì một trường phổ thông nào khi tiến hành giáo dục đạo đức cho giáo dục đều phải thực hiện(Nguyễn Quốc Đạt, 2015).

1.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở

Phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức cần thiết.

Phương pháp giáo dục đạo đức là một thành tố quan trọng và tác động trực tiếp đến kết quả của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên, tập thể học sinh và từng học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài người và của dân tộc.

Các phương pháp giáo dục đạo đức ở Trung học cơ sở rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại. Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xửgồm có các phương pháp sau:

Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu ở trường Trung học cơ sở, là phương pháp kích thích học sinh thi đua để tự khẳng định mình. Trong thi đua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tích cao nhất.

Phương pháp khen thưởng- phê bình- động viên: Khen thưởng cá nhân và tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những hành động và việc làm tốt. Qua đây có tác dụng kích thích, tác động quá trình tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân. Còn phê bình và động viên, vừa biểu hiện sự nghiêm khắc, vừa uốn nắn điều chỉnh những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của học sinh.

Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức cá nhân cho học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức về đạo đức. Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ hành vi đối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng- cái sai; Cái chân-thiện-mỹ trong cuộc sống.

Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

Phương pháp nêu gương: dùng những tấm gương sáng của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo những tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.

Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: Tham gia các buổi lao động công ích, tham gia thể dục thể thao chung cho toàn trường hoặc ở địa phương, tham gia giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, qua đó, hình thành và phát triển những hành vi, thói quen, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

1.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức

Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 loại:

Giáo dục đạo đức thông qua các môn học:

- Giáo dục đạo đức thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Làm cho học sinh chiếm lĩnh được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, học sinh tiếp thu các giá trị đạo đức, mặt khác còn góp phần hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày,... Từ đó, học sinh biết cách ứng xử, cách quan hệ với mọi người, hình thành hành vi đạo đức đúng đắn.

- Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: giúp củng cố, mở rộng và hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: hái hoa dân chủ,hội diễn văn nghệ,thi làm báo tường, thi kể chuyện, trò chơi,...

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề giáo dục đạo đức và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các cán bộ quản lí và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

1.3.5. Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinhtham gia hoạt động giáo dục đạo đức

Nội dung hoạt động của Ban đại diện phụ huynh học sinh nhiều nơi vẫn còn những bất cập, mối quan hệ giữa Ban đại diện phụ huynh học sinh của nhiều trường thường mới chỉ dừng ở việc tham dự vào các hoạt động bề nổi, các hoạt động chung của trường mà chưa phát huy được vai trò, tiếng nói của mình trong nhiều hoạt động quan trọng khác.Trong đó, vấn đề nổi trội nhất là việc vận động thu những

khoản tiền không nằm trong quy định. Khi phụ huynh có ý kiến, Ban đại diện phụ huynh học sinh thường bị động hoặc ngại không trao đổi, phản hồi lại với nhà trường khiến phụ huynh thiếu niềm tin, cho rằng Ban đại diện đứng về phía nhà trường,thực tế đó đòi hỏi Ban đại diện phụ huynh học sinh phải đổi mới nội dung hoạt động phù hợp với thực tiễn sao cho phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong hoạt động của các nhà trường, bảo đảm tính chủ động, độc lập, tạo sự đồng thuận cao trong các phụ huynh học sinh, thực sự trở thành tiếng nói của đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động giáo dục, cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

1.3.6. Điều kiện, phương tiện giáo dục đạo đức

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)