Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các biện pháp QLGDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn TPVL phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy GDĐĐ phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục.
Trong quá trình xây dựng các biện pháp QLGDĐĐ cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.
3.3. Đề xuất các nhóm biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
3.3.1. Nhóm biện pháp quản lí nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lí- giáo viên và học sinh
Biện pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh
- Mục tiêu của biện pháp
Hoạt động giáo dục nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ CBQL- giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục đạo đứcđóng vai trò rất quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh về đạo đức, GDĐĐ và QLGDĐĐ đã có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh một cách toàn diện về nhân cách. Trước hết phải tạo cho đội ngũ CBQL và giáo viên nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò cũng như xác định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường đối với hoạt động này. Đối với học sinh, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục sẽ góp phần giúp các em chủ động, tự giác, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Đây là biện pháp quản lí có ý nghĩa thiết thực, vì có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vấn đề mới có được hành động đúng, là cơ sở để hướng tới một kết quả hoàn thiện.
- Nội dung và cách tổ chức thực hiện
+ Đối với CBQL và giáo viên
Đối với CBQL, trực tiếp là Hiệu trưởng triển khai các văn bản của cấp trên (Bộ, Sở, Phòng) một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.
Tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị, định kỳ ít nhất 2 lần cho một năm học, đơn vị tổ chức hội thảo về phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cho CBQL và giáo viên, đặc biệt là GVCN và GVBM mônGiáo dục công dân. Muốn tổ chức
hội thảo tốt, Hiệu trưởng phải có kế hoạch chu đáo:thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi gợi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận, chuẩn bị cơ sở vật chất - tài chính,…Nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: chính quyền, công an, các cơ quan, đoàn thể có liên quan cùng tham dự. Nội dung, chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đứcở đơn vị, địa phương làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong HĐGDĐĐ và QLGDĐĐ học sinh. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và QLGDĐĐ học sinh.
Phối hợp với các đơn vị có chức năng, tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ. Có tri thức về đạo đức, QLGDĐĐ cho học sinh là giai đoạn đầu, là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác này. Tiếp theo, cần phải có kỹ năng, phương pháp truyền thụ, GDĐĐ, QLGDĐĐ học sinh. Nói cách khác, lí luận và kỹ năng, phương pháp GDĐĐ, QLGDĐĐ học sinh phải được chú trọng, được phối hợp vận dụng vào thực tiễn công tác mới đạt hiệu quả cao.
Theo định kỳ nhà trường nên tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và QLGDĐĐ cho GVCN, GVBM, Tổng phụ trách Đội, nhân viên. Chọn một vài giáo viên đạt thành tích cao trong GDĐĐ lớp mình để trình bày kinh nghiệm, các cá nhân bộ phận khác cùng đàm thoại, trao đổi, học tập lẫn nhau. Trong trao đổi, cần chú ý mối quan hệ, hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong công tác này.
Để đảm bảo tính sinh động và phong phú trong thực hiện phương pháp, nhà trường cần ổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài tỉnh đạt thành tích tốt trong HĐGDĐĐ học sinh. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức học sinh ở đơn vị mình, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.
+ Đối với học sinh:
Những hiểu biết cần được nâng cao:
Căn cứ vào tâm lí lứa tuổi học sinh THCS, nhà trường cần cung cấp, phổ biến những tri thức đạo đứccơ bản, các quan niệm về đạo đức, vai trò, vị trí của đạo
đức trong cấu trúc nhân cách của con người, các phẩm chất đạo đức cơ bản, thiết thực phải có ở lứa tuổi học sinh THCS, cách thức, phương pháp rèn luyện tu dưỡng, ý thức chấp hành nội quy, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ học sinh theo điều lệ trường trung học, phương pháp tự quản lớp,…
Giúp các em hiểu được hiện tượng nào được gọi là các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phòng tránh hữu hiệu.
Giáo dục hướng nghiệp, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp tương lai, hình thành thái độ đúng đối với nghề nghiệp, lao động.
Giáo dụcvề phòng chống thảm họa, bảo vệ môi trường.
Hiểu và bước đầu rèn luyện để hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống. Thông qua sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Công tác tư vấn: Ban tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy, cô...
Tổ chức hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề: cấp trường, cấp khối, lớp.
Lứa tuổi học sinh THCS đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ vị thành niên. Do đó, đi đôi với nâng cao nhận thức, nhà trường phải đặc biệt chú trọng giáo dục các em phương pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện để từng bước chuyển hóa từ tri thức đạo đức thành niềm tin và hành vi đạo đức. Các biện pháp, hình thức giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức phải lấy "Học sinh làm trung tâm" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sự vươn lên chiếm lĩnh tri thức đạo đức, ra sức rèn luyện đạo đức, tác phong, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, hạn chế các hình thức giáo dục áp đặt một chiều từ phía thầy, cô.
Để thực hiện tốt công tác tư vấn, nhà trường nên thành lập Ban tư vấn, thành phần là một Phó Hiệu trưởng làm Trưởng ban, các thành viên là một số GVCN, một số GVBM có năng lực, giáo viên Tổng phụ trách Đội. Hiệu trưởng yêu cầu Ban tư vấn phải có kế hoạch từng năm, từng học kỳ, tháng; nội dung tư vấn phải cụ thể sát hợp với lứa tuổi học sinh THCS và những vấn đề thiết thực với đơn vị. Hàng năm, Hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng cho Ban tư vấn về kiến thức đạo đức, kỹ năng, phương pháp tư vấn…
Ban tư vấn còn giúp Hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề. Muốn tổ chức thành công hội thảo, Ban tư vấn phải xác định chủ đề và
nội dung; cung cấp tài liệu, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tham gia thảo luận, tranh luận. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ phục vụ hội thảo, chọn và huấn luyện một số học sinh có năng lực để điều khiển hội thảo. Cuối buổi hội thảo, Ban tư vấn phải tổng kết, nhận xét, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.
3.3.2. Nhóm biện pháp quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức
Biện pháp 1: Chỉ đạo công tác GDĐĐ thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn ở trường THCS
- Mục tiêu của biện pháp
+ Mục tiêu của quá trình vận dụng các biện pháp hướng đến việc: Giúp Hiệu trưởng quản lí chặt chẽ HĐGDĐĐ cho học sinh.
Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã định một cách đồng bộ thường xuyên liên tục.
Phát huy vai trò của chủ nhiệm và GVBM, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng tham gia HĐGDĐĐ
Giúp CBQL phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm hoàn thành tốt HĐGDĐĐ cho học sinh.
- Nội dung và cách tổ chức thực hiện
Nhà trường cần xác định cụ thể nội dung GDĐĐ phải được cụ thể hóa trong từng tiết dạy và được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá tiết dạy. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng trong toàn tổ. Các tổ bộ môn phải dự giờ theo định kỳ, đánh giá kết quả đạt được, đề xuất các phương pháp GDĐĐ thích hợp với đặc trưng bộ môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn gắn với nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh. Giữ gìn trật tự kỷ luật, thực hiện nghiêm túc nội quy trong giờ học bộ môn là một trong những yêu cầu của công tác GDĐĐ. GVBM phải có trách nhiệm quản lí giờ học bộ môn và chịu trách nhiệm về các hiện tượng xảy ra trong giờ học bộ môn. Diễn biến của tiết học được phản ánh vào sổ đầu bài, các trường hợp đặc biệt phải thông tin cho giáo viên quản lí học sinh, GVCN hoặc Ban giám hiệu.
Ngoài việc chỉ đạo tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn,Hiệu trưởng phải phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách tổ chức các HĐGDĐĐ thông qua hoạt động Đội, tổ chức đội tự quản do Đội thiếu niên tiền phong trường phụ trách. Mỗi buổi trực tự quản gồm 04 học sinh với sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội. Các hoạt động của Đội cũng cần có sự phối hợp của GVCN, GVBM.
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng tổ chức bộ máy làm HĐGDĐĐ, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong Ban giám hiệu, phân công các CBQL vào các tổ nhóm phù hợp với năng lực của mình, quy định quyền hạn trách nhiệm của các tổ nhóm và các cá nhân.
Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGD NGLL, QLHĐGDĐĐ của chủ nhiệm và các tập thể lớp.
Hiệu trưởng yêu cầu các tổ trưởng tổ bộ môn chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ của từng tổ và của nhà trường.
Đội ngũ GVCN là lực lượng có ảnh hưởng lớn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh của một lớp. Hiệu trưởng có kế hoạch chọn lựa đội ngũ GVCN, định ra các tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm gồm các tiêu chuẩn: có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình yêu thương học sinh, được học sinh tin cậy, kính trọng. Cần phải thành lập tổ chủ nhiệm theo khối.
Hoạt độngGDĐĐ của GVCN bao gồm: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp, tập huấn công tác tự quản, hướng dẫn hoạt động tự quản cho tập thể lớp, theo dõi nề nếp học tập rèn luyện hàng tuần của tập thể lớp, tổ chức sinh hoạt lớp, tổ chức hội thảo về rèn luyện đạo đức, khuyến khích động viên sự cố gắng của học sinh, biểu dương những học sinh có thành tích, xử lí học sinh vi phạm, tổ chức cho học sinh tự đánh giá hạnh kiểm, phối hợp với nhà trường đánh giá hạnh kiểm học sinh, phối hợp với các lực lượng giáo dục thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh, mời gặp phụ huynh để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.
Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN xây dựng tốt các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong quá trình GDĐĐ học sinh.
GVCN hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về mục tiêu nội dung, kế hoạch công tác. Định kỳ báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu những thuận lợi, khó khăn kết quả GDĐĐ học sinh, phối hợp với Ban giám hiệu giáo dục học sinh các biệt.
GVCN kết hợp với Tổng phụ trách Đội để xây dựng tập thể học sinh tự quản, theo dõi ý thức tham gia thi đua của lớp và cùng GDĐĐ học sinh.
GVCN thường xuyên trao đổi với GVBM về tình hình học tập của lớp, những nhu cầu nguyện vọng của các em, những điểm đặc biệt của một số học sinh. GVCN kết hợp với GVBM đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh từng kỳ, trao đổi, bàn bạc thống nhất để đánh giá một cách khách quan, công bằng kết quả rèn luyện của học sinh.
GVCN trực tiếp tổ chức phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện phụ huynh học sinh của lớp, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục gia đình trong việc GDĐĐ học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dõi điều hành các tổ bộ môn GDĐĐ thông qua hoạt động giảng dạy bộ môn. Cần chú trọng phát huy ưu thế của bộ môn Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân đối với nhiệm vụ GDĐĐ.
Hiệu trưởng phải thành lập tổ giáo dục học sinh cá biệt do một Phó Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách, giáo viên quản lí lớp làm tổ trưởng, ngoài ra còn có sự tham gia của 02 giáo viênTổng phụ trách Đội, toàn thể GVCN. Hàng tháng tổ giáo dụchọc sinh cá biệt họp nắm tình hình học sinh cá biệt trong tháng, đưa ra các biện pháp phối hợp. GVCN phải liên hệ với phụ huynh và các ấp trong xã hay phường hay để thống nhất các hình thức giáo dụchọc sinhcá biệt. Tổ giáo dụchọc sinhcá biệt phải báo cáo cụ thể các phương án giáo dục đối với từng học sinh Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục học sinh cá biệt thống nhất chỉ đạo định hướng tổ giáo dụchọc sinh cá biệt và GVCN thực hiện các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, hoàn cảnh của mỗi học sinh.
Hiệu trưởng còn phải chỉ đạo Ban giám hiệu, GVCN và các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện sự phối hợp với các lực lượng ở ngoài nhà trường.
Sự phối hợp bao gồm: phối hợp tổ chức cho các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, tổ chức hội nghị giáo dục, hội thảo chuyên đề về nội dung, phương pháp giáo dục, nói chuyện theo chủ đề, chủ điểm, kỷ niệm truyền thống dân tộc, ngành, địa phương, tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, giáo dục dân số môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội, tham quan di tích,…
Trong các quan hệ phối hợp chú trọng quan hệ phối hợp xã (phường), ấp (khóm) để quản lí giáo dục học sinh tại địa phương, phối hợp với Hội phụ huynh học sinh và gia đìnhhọc sinh để quản lí giáo dục học sinh ở nhà, trên đường từ nhà đến trường.
Hiệu trưởng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra HĐGDĐĐ của GVCN, GVBM. Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra hoặc phân công Phó Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra HĐGDĐĐ của GVCN, kiểm tra HĐGDĐĐ của GVBM, kiểm tra hoạt động tự quản của học sinh, kiểm tra các hoạt động NGLL của các bộ phận được phân công, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ trong từng tuần, kiểm tra hoạt động giáo dục học sinh cá biệt.
Hình thức kiểm tra bao gồm: dự giờ sinh hoạt, dự giờ giảng dạy, nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, hồ sơ giảng dạy, hồ sơ tự quản của các lớp, trực tiếp kiểm tra nề nếp học sinh, triệu tập các cuộc họp yêu cầu các đối tượng kiểm tra báo cáo quá trình chuẩn bị, quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục NGLL và các quá trình GDĐĐ, báo cáo kết quả đạt được. Thông qua kiểm tra Hiệu trưởng nắm bắt thông tin đánh giá kết quả, biểu dương khen thưởng, xử lí các biểu hiện sai sót, bổ sung điều chỉnh kế hoạch.
Việc kiểm tra nề nếp, kỷ cương của các tập thể lớp phải tiến hành hàng ngày