Để GDĐĐ học sinh đạt hiệu quả cao, nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Trong đó, biện pháp “Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Nhận thức định hướng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để có
hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận thức, ý thức, định hướng, soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong QLGDĐĐ học sinh, nhận thức phải được nâng cao ở cả hai lực lượng là CBQL, giáo viên, công nhân viên và học sinh, hai lực lượng này tương tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy nhận thức tốt là điều kiện để giáo dục tốt, trò nhận thức tốt là điều kiện để được giáo dụcvà tự giáo dục tốt.
Biện pháp "Chỉ đạo HĐGDĐĐ học sinh thông qua GVCN, GVBM" nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Biện pháp "Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh" trong các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, biến quá trình giáo dụcthành quá trình tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong.
Các biện pháp "Cụ thể hóa chuẩn đánh giá thi đua và chuẩn đánh giá xếp loại đạo đứchọc sinh"; "Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lí" và "Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính" mang tính chất điều kiện bên trong nhằm đảm bảo cho hoạt động QLGDĐĐ được cụ thể, công bằng, khách quan và thuận lợi hơn. Biện pháp "Ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGDĐĐ học sinh" nếu được thực hiện sẽ hỗ trợ việc thực hiện đạt hiệu quả cao các biện pháp khác.
Như vậy các biện pháp trên vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình QLGDĐĐ học sinh. Do đó, nhà trườngphải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong hoạt độngGDĐĐ học sinh.
3.4. Khảo nghiệmvềtính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Cách tính điểm trung bình của phiếu hỏi khảo nghiệm như sau:
Điểm trung bình Mức độ
Cần thiết Khả thi
1.0 ->1.75 Không cần thiết Không khả thi 1.75 ->2.50 Ít cần thiết Ít khả thi
2.50 ->3.25 Cần thiết Khả thi
Để kiểm chứng các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ, tác giả đã trưng cầu ý kiến 60 thành viên bao gồm: 05 Hiệu trưởng, 07Phó Hiệu trưởng, 48Tổ trưởng-Tổ Phó chuyên môn trong đó có 05 GV dạy môn Giáo dục công dânvề tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. Kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐhọc sinh ở các trường THCS thành phố Vĩnh Long.
STT
Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ
Mức độ cần thiết ĐTB Mức độ khả thi ĐTB Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
1 Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí - giáo viên và học sinh
90,6 9,4 00 00 3.90 78,1 20,0 1,9 00 3.76
2 Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn
82,5 12,5 2,5 2,5 3.75 68,8 31,3 00 00 3.68
3 Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí
72,5 21,3 3,8 2,5 3.63 52,5 38,8 88 00 3.43
4 Cụ thể hóa công tác thi đua của các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đứccho học sinh
60,6 34,4 2,5 2,5 3.53 48,1 48,8 3,1 00 3.45
5 Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lí 55,6 40,6 2,5 1,3 3.50 38,8 53,1 8,1 00 3.30
6 Xây dựng cơ sở vật chất, tài chính nhằm thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho học sinh
60,6 31,9 4,4 3,1 3.50 41,3 43,8 15, 0
00 3.26
7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí GDĐĐ học sinh.
52,5 23,1 16,9 7,5 3.20 42,5 45,0 12, 5
Từ số liệu khảo sát trên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
Số người đánh giá mức độ “rất cần thiết” của 7 biện pháp khá cao giao động từ (52,5%) đến (90,6%) , điểm trung bình đạt mức độ rất cao từ 3.50 đến 3.90, điều này chứng tỏ các biện pháp nêu ra đều được mọi người quan tâm, mức độ “cần thiết” chiếm từ (9,4%) đến (40,6%), điểm trung bình đạt mức độ từ 3.20 đến 3.50. Tổng cộng cả hai mức độ điểm trung bình rất cao. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 7 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.
Về khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp, kết quả thu được như sau: Kết quả từ bảng 3.1 cho ta thấy, đại đa số thành viên đánh giá các biện pháp GDĐĐ trên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn QLGDĐĐ học sinh THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh.
Kết luận tiểu chương 3
GDĐĐ đóng một vai trò hết sức quan trong trong nhà trường ở các cấp học, bậc học. GDĐĐ như thế nào để đạt hiệu quả đòi hỏi nhà giáo dục phải có hệ thống biện pháp cụ thể. Trên cơ sở lí luận về HĐGDĐĐ và QLGDĐĐ, những định hướng đổi mới về giáo dục phổ thông, những định hướng phát triển GD&ĐT của tỉnh Vĩnh Long và định hướng phát triển GD&ĐT của TPVL, thực trạng về HĐGDĐĐ và QLHĐGDĐĐ của TPVL, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp QLHĐ GDĐĐ cho học sinh như sau:
1. Tiếp tục nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của GDĐĐ, về cái chân giá trị của cội nguồn đạo đức. Từ nhận thức đầy đủ đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh sẽ thực hiện đúng. Người quản lí, người dạy thuận lợi trong quá trình quản lí và giảng dạy, học sinh dễ tiếp tục các kiến thức được truyền đạt.
2. Lãnh đạo nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa việc chỉ đạo công tác GDĐĐ thông qua GVCN, các tổ bộ môn.
3. Lấy hình thức học sinh tự quản lí học sinh để áp dụng trong từng lớp học. Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí. Các em tự điều hành và định ra những hình thức cùng GDĐĐ lẫn nhau.
4. Cần ban hành cụ thể tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng đối với tập thể lớp và từng cá nhân học sinh; chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đứccho học sinh.
5. Nghiên cứu xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lí.
6. Tham mưu Lãnh đạo Ngành xây dựng cơ sở vật chất,tài chính nhằm thực hiện tốt HĐGDĐĐ cho học sinh.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí GDĐĐ học sinh.
Ngoài ra, để có tính khách quan việc tìm ra một số biện pháp, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 60 thành viên là một số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GVCN, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, tổ trưởng chuyên môn của các trường THCS. Đa số các thành viên đều cho rằng các biện pháp trên đều có tính cần thiết và tính khả thi, có thể áp dụng trong thực tiễn góp phần GDĐĐ cho học sinh một cách hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ xưa đến nay, trong bất kì thời đại nào, đạo đức luôn là một vấn đề luôn được quan tâm nhất trong xã hội. Một xã hội đói nghèo có thể khắc phục được. Một xã hội không có đạo đức nhất định sẽ diệt vong. Việc hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức phù hợp với chuẩn mực và thời đại cho con người luôn được các nhà lãnh đạo đất nước quan tâm, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước; là một trong những vấn đề quan trọng trong xã hội loài người, là những chuẩn mực, những giá trị xã hội, là yếu tố rất quan trọng trong cấu trúc nhân cách của con người ở bất kỳ thời đại nào. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã nhận định tầm quan trọng đặc biệt của GD&ĐT, trong đó có HĐGDĐĐ cho học sinh. Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ là một trong những vấn đề trọng tâm của con người, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đó là sự thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất về cá nhân trước xã hội.
Sống không có đạo đức là không thể thành người hữu dụng. Bản chất con người được khẳng định là bởi chúng ta sống có đạo đức, tuân thủ đạo đức và lấy đó làm nguyên tắc để duy trì mối quan hệ với người khác. Tuổi trẻ nhất là lứa tuổi học sinh phải rèn luyện đạo đức của mình phù hợp với dân tộc và thời đại. Đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng đối với dân tộc, đối với tương lai của đất nước.
Trong thời gian qua, HĐGDĐĐ của TPVL đã có những thay đổi khởi sắc về chất lượng giáo dục, về xây dựng cơ vật chất. Tuy nhiên so với yêu cầu trong tình hình mới hiện nay, giáo dục THCS tại TPVL vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó có chất lượng GDĐĐ cho học sinh.
Trong nhà trường, QLHĐGDĐĐ học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; có mối quan hệ mật thiết với các quá trình giáo dục tổng thể khác nhằm từng bước hình thành nhân cách lao động mới phù hợp với các giá trị chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, nhà trường phải có các biện pháp QLGDĐĐ một cách hữu hiệu để nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đạo tạo
Môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học trực tiếp truyền thụ, cung cấp và giáo dục cho học sinh những chuẩn mực đạo đức của xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển, tiến bộ của thời đại.
Với mục tiêu con người phát triển toàn diện, đồng thời trên cơ sở mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, tình cảm và thái độ, môn GDCD đã cụ thể hoá những mục tiêu, yêu cầu đó thông qua nội dung, chương trình môn học.
Vì vậy việc xây dựng nội dung, chương trình phù hợp đối với môn giáo dục công dâncấp THCS nhằm góp phần từng bước phát triển nhân cách con người hướng đến phát triển toàn diện nhân cách con người ở những cấp học cao hơn. Đây là vấn đề rất cần thiết trong thời gian tới nên chúng tôi kiến nghị đến Bộ GD&ĐT để được quan tâm.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo
-Nên tăng cường chỉ đạo HĐGDĐĐ học sinh trong tình hình mới.
- Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng GDĐĐ học sinh cho giáo viên ngay từ hè để giáo viên vận dụng ngay từ đầu năm học.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra kế hoạch GDĐĐ học sinh đối với các trường.
- Có chính sách khen thưởng cho CBQL, giáo viên, nhân viên có thành tích trong việc GDĐĐ cho học sinh.
2.3. Đối với các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vĩnh Long
- Lãnh đạo nhà trường cần phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường, huy động mọi nguồn lực để phục vụ HĐGDĐĐ học sinh.
-Xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh một cách chu đáo theo năm, học kỳ, tháng, tuần và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.
- Định kỳ tổ chức hội thảo bàn về HĐGDĐĐ cho học sinh. - Mỗi trường cần thành lập Ban GDĐĐ học sinh.
- Cần xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh riêng biệt theo tháng, học kỳ và năm học với nội dung, hình thức phong phú và hấp dẫn.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường có tính giáo dục cao.
- Tổ chức hội thảo HĐGDĐĐ cho học sinh để giáo viên chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về phương pháp GDĐĐ cho học sinh.
- Xây dựng quy chế xử lí nghiêm minh đối với những học sinh vi phạm đạo đức.
2.3.1. Đối với Đội thiếu niên tiền phong các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long
Đội là các tổ chức gần gũi với học sinh. Vì thế các tổ chức đoàn thể này của các trường THCS cần thường xuyên bám sát nội dung, thay đổi hình thức các hoạt động, đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và phát huy vai trò chủ thể của học sinh.
2.3.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long
Đóng một vai trò đặc biệt trong GDĐĐ học sinh, GVCN thực hiện vai trò liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia GDĐĐ cho học sinh; là đầu mối, cầu nối trong các HĐGDĐĐ cho học sinh. Vì thế, đội ngũ này cần nắm vững về tâm lí học sinh của lớp để có thể nêu đặc điểm của từng học sinh nhất là đối tượng học sinh chưa ngoan để GVBM có hình thức giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
2.4. Đối với phụ huynh học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long
Thực hiện tốt việc giáo dục 3 môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội. Vì thế , phụ huynh học sinh là cầu nối cho học sinh, giữa gia đình với nhà trường, quan trọng hơn hết là phụ huynh với GVCN và GVBM. Phụ huynh học sinh phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cụ thể là GVCN, GVBM và quan tâm tới con một cách chặt chẽ, thường xuyên nhắc nhở để học sinh không bị lệch hướng về đạo đức cũng
như sớm nhận ra những hành vi lệch chuẩn về đạo đức để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh.
Quan tâm và tham dự đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức.
Phụ huynh học sinh vừa đóng vai trò phụ huynh, vừa đóng vai trò thầy cô giáo và đồng thời có thể là người bạn khi cần thiết để động viên, chia sẻ với các em. Đó cũng là cách GDĐĐ hiệu quả đối với các em. Cha mẹ học sinh cũng cần tích cực sưu tầm, nghiên cứu sách báo về tâm lí giáo dục lứa tuổi học sinh THCS để lựa chọn biện pháp giáo dục, quản lí con phù hợp với từng học sinh.
2.5. Đối với các cấp chính quyền
- Cần có chính sách hỗ trợ nhà trường trong HĐGDĐĐ cho học sinh.
- Quan tâm, phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động mang tính chất GDĐĐ cho họcsinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của về “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
Bộ Giáo dục và Đào tạo.(1995).Tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm 1995 - 1996 môn Triết học lớp 12 Ban Khoa học xã hội. Hà Nội: Nxb giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1998). Đạo đức học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2002). Hà Nội: Tài liệu tập huấn CBQL Giáo dục Triển khai thực hiện chương trình, Sách Giáo khoa mới ở THCS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2007).Chỉ thị Số 2516/CT-BGDĐT, về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Hà nội: Quy định về đạo đức nhà giáo, Ban hành kèm theo quyết định số 16/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017).Công văn số 4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018.
Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin (1987) về giáo dục. Hà Nội: Nxb Sự thật.
Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/215 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”.