Thực trạng hoạt độnggiáo dục đạo đứccho họcsinh các trường Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 61)

học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.3.1. Thực trạng nhận thức về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh Trung học cơ sở hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, cả thế giới đang trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường , điều đó một mặt giúp cho thế giới trẻ tiếp thu một nguồn tri thức vô tận thông qua sách báo, phim ảnh, internet,... Mặt khác nó cũng để lại những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự nhận thức và hành vi của các em. Đặc biệt đối với học sinh, nhất là ở lứa tuổi THCS thì sự tác động ấy vô cùng to lớn. Do đó việc tăng cường GDĐĐcho học sinh đi đôi với quá trình truyền thụ kiến thức văn hóa cho các em trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Từ những thực tế đó, tác giả tiến hành khảo 500 học sinh tại 05 trường THCS TPVL, tìm hiểu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của HĐGDĐĐ trong các trường THCS. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDĐĐ trong trường THCS hiện nay.

S

Nội dung Kết quả (%) ĐTB

Xếp thứ

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy phần lớn học sinh (83,0%) với điểm trung bình rất cao là 3.73 các em học sinh được khảo sát đều khẳng định HĐGDĐĐ chochính mình ở trường THCS là rất quan trọng, trong đó có (70,8%) còn đánh giá là quan trọng. Điều đó chứng tỏ các em mong muốn được giáo dục để hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, các em học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐGDĐĐ cho các em một cách thiết thực và rất cần thiết phù hợp với lứa tuổi của các em.

Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh THCS hiện nay

S T T Phẩm chất Mức độ ĐTB Xếp thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Bình thường

1 Lòng hiếu thảo cha mẹ, ông bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè

81,4 5,5 5,1 2,8 3.74 1

2 Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy nhà trường

70,6 19,0 3,6 1,7 3.67 4

3 Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường

70,4 15,7 0,8 8,0 3.57 5

4 Lòng yêu thương quê hương đất nước 73,8 14,6 3,0 3,4 3.67 3 5 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè 44,6 6,8 32,8 10,6 2.90 13 6 Tình bạn, tình yêu 58,8 11,0 4,2 20,9 3.14 11 T ý 1 Rất quan trọng 83,0 10,4 3,6 3,0 3.73 1 2 Quan trọng 70,8 20,0 6,8 2,4 3.59 2 3 Phân vân 4,2 20,6 72,4 2,8 2.26 3 4 Không quan trọng 2,6 3,6 6,4 87,4 1.21 4

7 Động cơ học tập đúng đắn 55,6 33,2 2,7 3,4 3.49 8

8 Tính tự lập, cần cù vượt khó 60,9 27,7 3,2 3,0 3.54 7

9 Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm

76,7 10,2 3,2 4,7 3.67 2

10 Khiêm tốn học hỏi, quyết đoán

63,2 17,8 4,7 9,1 3.42 9

11 Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của

49,9 16,1 12,9 15,9 3.05 12

12 Tinh thần lạc quan, yêu đời 52,8 26,0 12,9 3,2 3.35 10

13 Lòng nhân ái, khoan dung độ lượng

42,1 15,9 19,9 16,9 2.88 14

14 Yêu lao động, quý trọng người lao động

75,1 3,1 11,6 5,1 3.56 6

Từ kết quả ở bảng 2.6 cho thấy một số phẩm chất sau đây được học sinh cho là rất quan trọng và có tỷ lệ điểm trung bình rất cao: Lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô, tôn trọng bạn bè(3.74);Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm (3.67);Lòng yêu thương quê hương đất nước là (3.67); Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy nhà trường (3.67); Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường là (3.57);Yêu lao động, quý trọng người lao động là (3.56);Tính tự lập, cần cù vượt khó là (3.54); Động cơ học tập đúng đắn là (3.49); Khiêm tốn học hỏi, quyết đoán (3.42); Tinh thần lạc quan, yêu đời (3.35); Tình bạn, tình yêu (1.86); Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của (3.05); Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè (2.90).

Nhìn chung học sinh có nhận thức đúng đắn về phẩm chất đạo đức cần được hình thành ở các em và thể hiện mong muốn được học tập, lĩnh hội những phẩm chất đạo đức đó. Tuy nhiên, một số phẩm chất cá nhân đối với bản thân, đối với cộng đồng ít được các em coi trọng (Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng, ý thức tiết kiệm, ý thức phê và tự phê bình). Như vậy, vấn đề cần được quan tâm là phải giáo dục học sinh biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, biết yêu quý cuộc sống lao động, có lòng nhân ái yêu thương con người, ý thức bảo vệ

cuộc sống tươi đẹp hôm nay và biết biến nhận thức đúng đắn về các phẩm chất đạo đức thành thái độ, hành vi, hành động đúng.

2.3.2. Thực trạng thái độ của học sinh đối với những quan niệm đạo đức xã hội hiện nay

Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với các quan niệm về đạo đức, chúng tôi điều tra bằng phiếu 500 em học sinh của 05 trường THCS TPVL. Kết quả được nêu trong bảng 2.7

Bảng 2.7. Thái độ của học sinh THCS đối với các quan niệm về đạo đức. S T T Các quan niệm Thái độ ĐTB Xếp thứ bậc Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Đạo đức quan trọng hơn tài năng

74,6 11,0 7,8 6,6 3.53 2

2 Đạo đức do xã hội quyết định 68,0 14,6 10,2 7,2 3.43 4

3 Đạo đức của mỗi người là do mỗi người tự giáo dục mà thành

52,4 30,4 10,8 6,4 3.28 7

4 Tiền trao cháo múc 13,4 6,0 10,4 70,2 1.62 10

5 Tài năng quan trọng hơn đạo đức

7,2 16,6 21,6 54,6 1.76 9

6 Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ 56,4 26,8 8,2 8,6 3.31 6

7 Sống để hưởng thụ 30,2 9,2 4,6 56,0 2.13 8

8 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền 6,8 13,2 12,0 68,0 1.58 11 9 Ở hiền gặp lành 79,2 5,8 3,2 11,8 3.52 3 10 Đạt được mục đích bằng mọi giá 6,8 4,8 3,0 85,4 1.33 12

11 Mình vì mọi người, mọi người vì mình

86,8 6,0 2,4 4,8 3.74 1

Qua kết quả ở bảng2.7 cho thấy đa số học sinh có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng. Mình vì mọi người, mọi người vì mình, điểm trung bình cao nhất với điểm trung bình là (3.74); Đạo đức quan trọng hơn tài năng (3.53); Ở hiền gặp lành (3.52); Đạo đức do xã hội quyết định (3.43); Cha mẹ sinh con, trời sinh tính (3.33); Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ (3.31); Đạo đức của mỗi người là do mỗi người tự giáo dục mà thành (3.28);Các em không đồng tình với một số quan niệm sai: Sống để hưởng thụ (2.13); Tài năng quan trọng hơn đạo đức (1.76); Tiền trao cháo múc (1.62); Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền (1.58);Đạt được mục đích bằng mọi giá (1.33); Tức các em không đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn, sống để hưởng thụ… Tuy nhiên, vẫn còn một số em có thái độ cá nhân vị kỷ, thực dụng: Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ; Tài năng quan trọng hơn đạo đức …Như vậy, cần phải đẩy mạnh GDĐĐ để giúp cho học sinh vươn tới lối sống cao đẹp hơn, tránh sa vào lối sống ích kỷ, cá nhân, hưởng thụ tầm thường.

2.3.3. Thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh Trung học cơ sở

-Học sinh yếu kém về đạo đức thường có biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp, kỷ cương nề nếp, vi phạm kỷ luật: bỏ giờ, bỏ học, đi học muộn thường xuyên, đi học không có sách vở, không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu; trong giờ học thường mất trật tự, không ghi chép bài, học bài; quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử.

- Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, hỗn láo, chọc tức, trêu chọc người khác, vô lễ với thấy cô giáo, với người trên, hay nói tục, chửi bậy, bắt nạt bạn bè, một số em tuy học giỏi nhưng tỏ ra kêu ngạo, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái, nhân hậu.

- Một số em thường có biểu hiện liên kết nhóm nhỏ tự phát, hành động theo những nhu cầu sở thích không lành mạnh, đôi khi đối lập với tập thể, với xã hội, hay có những trò tinh quái trêu trọc bạn bè, có những hành vi phản ứng quyết liệt khi chúng cảm thấy bị xúc phạm, hoặc trả đũa cho bỏ tức…Nói năng cọc cằn thô lỗ, có biểu hiện lệch lạc thái quá trong quan hệ giao tiếp bạn bè, người lớn, người khác giới.

- Một số em tập nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị, hút thuốc lá, uống rượu bia, cờ bạc, cá cược và một số em có hành vi vi phạm pháp

luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh và thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, đua chen đời sống thực dụng, yêu đương quá sớm.

Bảng 2.8. Số học sinh vi phạm đạo đức từ năm học 2015 đến 2018

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại. Năm học 2015-2016 có trên tổng số 377 em vi phạm chiếm (3,4%), năm học 2016-2017 có trên tổng số 401 em vi phạm tỷ lệ (3,85%); năm học 2017-2018 có trên tổng số 403 em vi phạm chiếm tỷ lệ (4,15%). Số học sinh vi phạm nhiều nhất là bỏ giờ, trốn học, nói tục, chửi thề, chửi bậy và gây gổ đánh nhau, bên cạnh đó học sinh vi phạm gian lận trong kiểm tra thi cử, phá hoại của công-vi phạm an toàn giao thông, chơi bài ăn tiền chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, các em

STT Hành vi vi phạm đạo đức của học sinh Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Số HS Vi phạm Tỷ lệ (%) Số HS vi phạm Tỷ lệ (%) Số HS vi phạm Tỷ lệ (%) 1 Bỏ giờ, trốn học 45 0,4 52 0,6 54 0,7

2 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 44 0,4 45 0,4 47 0,45

3 Gây gổ đánh nhau 46 0,4 47 0,45 55 0,6

4 Nói tục, chửi thề, chửi bậy 50 0,5 54 0,6 56 0,6

5 Uống rượu bia, hút thuốc lá 47 0,4 49 0,4 50 0,5

6 Chơi bài ăn tiền, trộm cắp vặt 21 0,2 22 0,2 25 0,2

7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 49 0,4 52 0,5 53 0,5

8 Không chấp hành các qui định, nội qui của trường, của lớp

27 0,3 30 0,3 42 0,4

9 Phá hoại của công, vi phạm an toàn giao thông

48 0,4 50 0,4 21 0,2

thường xuyên bỏ giờ, trốn học đi chơi bi-da, điện tử, la cà hàng quán, xem phim, truyện kinh dị, bạo lực, học yếu, ham chơi bị các bạn bè xấu lôi kéo dễ dẫn đến vi phạm pháp luật, thực tế đã có các em vi phạm pháp luật (trộm cắp).

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình thương mến khác giới, dẫn đến kết bè, kết nhóm đón đường đánh trả thù nhau, có khi còn dùng cả những hung khí,…Do ảnh hưởng của phim nước ngoài, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để làm oai, thể hiện tính “anh hùng”. Vấn đề đặt ra là các nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết thân ái chan hòa, giáo dục tình yêu trong sáng để học sinh gắn bó thông cảm, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.

Số học sinh vi phạm nội qui trường lớp như ăn quà vặt, uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em, cha mẹ lo làm kinh tế mà quên đi chăm sóc, dạy bảo con em mình khi các em học đòi người lớn, muốn được thể hiện mình là người lớn nên bắt chước nhiều thói hư tật xấu: say rượu, bia, nghiện thuốc lá, phóng xe vượt ẩu, lái xe khi chưa có giấy phép lái xe, phá rối lớp học,…dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức.

Qua số liệu điều tra chúng tôi thấy số học sinh thiếu tôn trọng thầy cô giáo là những học sinh cá biệt, khó giáo dục và thường bỏ học sớm. Tuy nhiên những cử chỉ vô lễ của những học sinh đó đã làm ảnh hưởng tới tập thể học sinh. Nhà trường và gia đình phải thường xuyên giáo dục học sinh lòng tôn trọng biết ơn thầy cô giáo để giữ lấy truyền thống cao đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

Số liệu điều tra thu được từ nguồn báo cáo tổng kết năm học 2015 -2016; 2016-2017; 2017-2018 của Phòng GD&ĐT TPVL về các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh tại các trường THCS TPVL, được thể hiện ở bảng 2.8.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2015- 2016; 2016-2017; 2017-2018 của Phòng GD-ĐT TPVL)

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lí mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở

Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của công tác QLGDĐĐ được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.9. Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng công tác quản líGDĐĐ .

STT Nội dung CBQL Giáo viên

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 50 83,3% 77 77%

2 Quan trọng 10 16,7% 18 18%

3 Phân vân 0 0% 3 3%

4 Không quan trọng 0 0% 2 2%

Kết quả thăm dò ý kiến của 60 CBQL cho thấy (83,3%) những người được khảo sát đều khẳng định công tác GDĐĐ cho học sinh ở 5 trường THCS TPVL là rất quan trọng, trong đó có (16,7%) còn đánh giá là quan trọng, từ đó cho thấy được sự quan tâm đúng mức của đội ngũ quản lí đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của QLHĐ GDĐĐ cho học sinh.

Đối với đội ngũ giáo viên, qua bảng trên chúng ta thấy đa số giáo viên có sự quan tâm nhiều đến HĐGDĐĐ cho học sinh trong nhà trường phổ thông, tỷ lệ (77%) là rất quan trọng, trong đó có (18%) còn đánh giá là quan trọng. Tuy nhiên còn một số giáo viên (05/100 ý kiến) chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ: Một số ít giáo viên 3/100 ý kiến, tỷ lệ 3% còn phân vân không khẳng định được tầm quan trọng của HĐGDĐĐ. Một bộ phận giáo viên 2/100 ý kiến, tỷ lệ 2% còn xem nhẹ HĐGDĐĐ cho học sinh cho rằng là không quan trọng. Như vậy, chúng ta nhận thấy còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác này, một mặt xuất phát từ một ít giáo viên chưa xem môn học

này là hoạt động chính khóa. Mặt khác chưa thấy được ý nghĩa tầm quan trọng của môn học trong nhà trường phổ thông.

Qua phân tích nhận thức của CBQL, giáo viên về HĐGDĐĐ, nhìn chung không có sự khác biệt về nhận thức giữa CBQL và giáo viên ở các trường THCS. Bên cạnh, có một số CBQL và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ trong quá trình hoàn thiện nhân cách ở học sinh, vẫn còn một số ít giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của HĐGDĐĐ đối với học sinh.

Để tìm hiểu về thực trạng QLHĐ GDĐĐ cho học sinh các trường THCS TPVL, tôi tiến hành khảo sát CBQL, giáo viên bằng bản hỏi và kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.10 sau:

Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá việc quản lí về mục tiêu GDĐĐ cho học sinh

S T T Nhận thức về mục tiêu GDĐĐ cho học sinh GV đánh giá mức độ đạt được mục tiêu GDĐĐ tỷ lệ % ĐTB CBQL đánh giá mức độ đạt được mục tiêu GDĐĐ tỷ lệ % ĐTB Tốt Khá Trung bình Chưa đạt Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1 Giáo dục nhằm hình thành những chuẩn mực đạo đức của xã hội, có thái độ đúng đắn, có niềm tin đối với bản thân và mọi người 65,0 17,0 9,0 9,0 3.38 48,3 16,7 23,3 11,7 3.02 2 Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện và trong lao động sản xuất 63,0 16,0 11,0 10,0 3.32 46,7 26,7 20,0 6,7 3.13

3 Giáo dục tình yêu tổ quốc, yêu quê hương đất nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta 63,0 12,0 13,0 12,0 3.26 61,7 23,3 15,0 00 3.47 4 Giáo dục pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)