- Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về nhận thức của CBQL, giáo viên và Tổng phụ trách Đội; CBQL,giáo viênvà Tổng phụ trách Đội chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của HĐGDĐĐ. Vì nhận thức còn hạn chế nên nhiều CBQL, GVCN chưa thật nhiệt tình tham gia QLHĐ GDĐĐ cho học sinh, thậm chí có GVCN buông lỏng hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
- Các hình thức tổ chức hoạt động trong nhà trường
Qua khảo sát trên, tác giả thấy mức độ ảnh hưởng của các hình thức tổ chức HĐQL GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường là (81,3%). Do năng lực QLHĐGDĐĐcho học sinh của CBQL chưa đạt yêu cầu.
- Sự phối hợp giữa đoàn thể với GVCN và GVBM trong nhà trường
66,3%: Năng lực tổ chức HĐGDĐĐ cho học sinh của GVCN, GVBM, Tổng phụ trách Đội,… còn nhiều hạn chế.
Do đội ngũ cán bộ thiếu và yếu. Ở đây thiếu và yếu chủ yếu là đội ngũ GVCN, thiếu những giáo viên tâm huyết với nghề, yêu trẻ và kinh nghiệm công tác giáo dục học sinh. Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm cho nên phần nào cũng hạn chế trong việc quản lí lớp và GDĐĐ cho học sinh. Lực lượng chủ yếu GDĐĐ cho học sinh tiếp theo phải kể đến là Tổng phụ trách Đội, đa số họ là kiêm nhiệm, không thật sự ổn định, chưa được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội một cách bài bản, do đó chưa thực hiện tốt HĐGDĐĐ, lí tưởng cho học sinh.
Đây là hạn chế lớn: thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa đoàn thể với GVCN và GVBM trong nhà trường thì hiệu quả QLGDĐĐ học sinh không cao.
73,8%: cơ sở vật chất, kính phí đầu tư cho HĐGDĐĐ cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.
2.5.2.Mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan
- Sự chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục
80.6%: Do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ từ trên xuống và do thiếu các tài liệu, văn bản pháp quy hướng dẫn. Thực tế các trường chưa nghiên cứu sâu về các văn bản hướng dẫn cụ thể việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh, dẫn đến tình trạng không ít GVCN trẻ lúng túng trong việc xếp loại hạnh kiểm học sinh. Thiếu các văn bản pháp quy của Nhà nước và địa phương chỉ đạo các ban ngành thực hiện phối hợp với nhà trường và gia đình trong HĐGDĐĐ học sinh.
- Yếu tố gia đình về nhận thức của Phụ huynh học sinh
78,1%: Một bộ phận phụ huynh học sinhcòn khoán trắng cho nhà trường, chưa thật sự gương mẫu cho học sinh:
- Nhiều gia đình chỉ lo làm ăn mà quên mất việc dạy dỗ, GDĐĐ, rèn luyện nhân cách cho các em. Thiếu quan tâm đến các em, thậm chí là gần như khoán trắng cho nhà trường: “Trăm sự nhờ thầy”
- Thiếu quan tâm đến các hoạt động bên ngoài gia đình của các em, không biết các em đi đâu, làm gì, với ai.
- Nhiều phụ huynh chỉ biết cho tiền các em là xem như xong trách nhiệm. - Nhiều phụ huynh luôn đinh ninh rằng con mình ngoan, đến khi xảy ra chuyện thì mới vỡ lẽ rằng con mình đã hư hỏng từ lâu.
- Một số phụ huynh thì thẳng thừng tuyên bố “ Tôi bó tay với nó, nhà trường muốn làm gì với nó thì làm”.
- Nhiều phụ huynh có thái độ giận dữ, bất hợp tác với nhà trường khi nhà trường mời đến để kết hợp giáo dục các em. Từ đó sẽ tạo cho các em có tâm lí ỷ lại vào phụ huynh để rồi càng lúc càng thiếu đạo đức.
- Nhiều bậc phụ huynh chưa gương mẫu trong cách sống, đó cũng là một tấm gương xấu cho các em noi theo.
77,5%: Do sự tác động bởi những tiêu cực của đời sống xã hội đến môi trường giáo dục:
- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế, chính sách mở cửa đã phát huy những mặt tích cực của nó, nhưng ngược lại sẽ kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của mỗi người trong xã hội, ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của học sinh. Những tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, băng đĩa đồi trụy, chơi bời liêu lỏng, rượu bia,...hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của học sinh, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em, dẫn đến hình thành niềm tin và quan niệm sai lệch và không nhận thức các em coi trọng hơn lí tưởng, hoài bão, ước mơ chân chính,...Trong khi các biện pháp quản lí của nhà nước đôi khi lại lỏng lẻo. Các em học sinh THCS dễ dàng bị cơn lốc thị trường cuốn theo nếu sự chăm lo giáo dục của nhà trường - gia đình và xã hội bị buông lỏng. Số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến HĐGDĐĐ học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
- Bên cạnh đó xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường: ý thức giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, nói lời hay, lịch sự…. không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy khiến các em mất niềm tin.
- Yếu tố về mối quan hệ giữa học sinh với những người bên ngoài gia đình và nhà trường
76,9%: Một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thiếu quan tâm phối hợp tốt với nhà trường để GDĐĐ cho học sinh.
Các lí do khách quan và chủ quan được kể trên nếu được khắc phục kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS tại thành phố Vĩnh Long - tỉnh Vĩnh Long.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở thành tại phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
2.6.1. Những mặt mạnh
Nhìn chung học sinh THCS ở TPVL có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức. Được sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như: kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết thân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân xung quanh, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác, tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường, lớp, biết tuân theo pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Các trường THCS trên địa bàn TPVL đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác QLHĐ GDĐĐ cho học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện, nên đã có một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng GDĐĐ cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên đến đội ngũ giáo viên và học sinh qua những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường, quy định khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh. Xuyên suốt trong năm học nhà trường QLGDĐĐ cho học sinh thông qua con đường dạy học, thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua HĐGDNGLL và thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch GDĐĐ cho CBQL, giáo viên, GVCN, Tổng phụ trách Đội,…liên tục phát động thi đua để các tập thể lớp và cá nhân học sinh tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.
2.6.2. Những mặt yếu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người dân cũng cuốn theo guồng máy của sự phát triển. Từ đó, việc giáo dục đạo đức cho con cái cũng gửi gắm và đặt nặng trách nhiệm lên vai nhà trường. Cũng chính vì thế, những năm gần đây, nền giáo dục nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng GDĐĐ còn thấp, chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu của xã hội, HĐGDĐĐ cho học sinh còn hạn chế. Các trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức
dục, nội dung GDĐĐ thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh. Trong khi đó việc QLHĐ NGLL của các nhà trường mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn, để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức, chuẩn mực tích cực trong mối quan hệ. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường THCS tạiTPVL cũng không nằm ngoài những hạn chế nêu trên. Tình trạng học sinh THCS đánh nhau gây thương tích hoặc đe dọa giết nhau vẫn còn và đặc biệt là xảy ra tại Trường THCS trọng điểm. Một số học sinh còn thách thức giáo viên khi giáo viên gửi Giấy mời cha mẹ học sinh đến để trao đổi việc học tập sa sút hoặc các em chưa ngoan,... Khi tìm hiểu nguyên nhân đánh bạn hoặc đe dọa giết bạn thì các em cholà “nhìn mặt thấy ghét nên đánh”.
Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ mục tiêu, nội dung GDĐĐ và các biện pháp GDĐĐ để cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.
2.6.3. Nguyên nhân của mặt yếu
Qua nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng QLHĐ GDĐĐ cho học sinh THCS, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân sau đây:
- Một bộ phận CBQL và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của HĐGDĐĐ, thiếu quan tâm đến mặt giáo dục này cho học sinh, thậm chí còn có những giáo viên thiếu mẫu mực, chưa phải là tấm gương cho học sinh noi theo.
- Năng lực quản lí HĐGDĐĐ của một bộ phận cán bộ quản lí, năng lực tổ chức HĐGDĐĐ của đội ngũ giáo viên vẫn còn những hạn chế. Vì vậy còn nặng về biện pháp hành chính, các biện pháp sư phạm chưa được phát huy một cách tích cực.
- Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các HĐGD NGLL. Tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho HĐGDĐĐ.
- Do thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn về HĐGDĐĐ nên việc tổ chức triển khai các HĐGDĐĐ thiếu đồng bộ. HĐGDĐĐ không mang tính pháp quy cao như hoạt động dạy học, nên trong thực tế GDĐĐ chưa được đặt ngang hàng với giáo dục trí tuệ. Ngoài ra, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, văn bản hướng dẫn nhiều khi còn chung chung, dẫn đến sự vận dụng thiếu đồng bộ giữa các trường.
- Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho con em. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” còn khá phổ biến trong phụ huynh. Còn có những phụ huynh chăm lo làm ăn hơn chăm sóc con cái. Tâm lí “bao cấp” trong giáo dục còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phụ huynh, quan niệm về xã hội hóa giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ.
- Mặt trái của đời sống xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng cho học sinh THCS.
Tuổi học sinh THCSnhạy cảm với cái mới, nhưng cũng dễ “bốc đồng”, nông nổi, tự khẳng định mình bằng việc bắt chước các hành vi xấu trong đời sống xã hội. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm xói mòn niềm tin và ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ. Những bài giảng về đạo đức và các hình thức GDĐĐ phải kết hợp hài hòa. Chính vì chưa xác định được niềm tin nên một bộ phận học sinh mờ nhạt về lí tưởng, ước mơ, hoài bão, có những nhu cầu đòi hỏi không chính đáng, dẫn đến các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Một số cơ quan, ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho học sinh. Vẫn còn hiện tượng nhận thức sai lệch về nhà trường, cho rằng GDĐĐ chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường.
Kết luận tiểu chương 2
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, giáo dục đạo đức không thể thay thế giáo dục pháp luật, cũng như giáo dục pháp luật không thể thay thế GDĐĐ, vì mỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp riêng. Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi mà chúng ta có những nội dung GDĐĐ và pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách của con người Việt Nam.
HĐGDĐĐ và QLGDĐĐ cho học sinh trường THCS đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song song đó vẫn còn những bất cập, yếu kém cần có những
biệnpháp khắc phục. HĐGDĐĐcho học sinh THCS do nhiều yếu tố khác nhau nên những phẩm chất cần thiết cho lứa tuổi chưa được chú trọng đầy đủ. Mặc dù đã rất nhiều cố gắng chỉ đạo HĐGDĐĐcho học sinh như: củng cố bộ máy quản lí, cải tiến nội dung tuyên truyền GDĐĐthông qua các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ của học sinh nhưng đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên còn gặp khó khăn và lúng túng trong công việc là điều khó tránh khỏi. Khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; chưa phát huy hết việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong việc QLGDĐĐ cho học sinh. Nhiều lực lượng xã hội chưa chủ động, tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ và yêu cầu GDĐĐ cho học sinh. Do đó, chưa tạo được sự thống nhất toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là cần có một cơ chế phối hợp để có thể khai thác được tiềm năng của xã hội trong việc QLGDĐĐ cho học sinh. Các hình thức, nội dung, biện pháp GDĐĐ cho học sinh còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn chưa thu hút được học sinh, thiếu linh hoạt, các hoạt động chưa đan xen, lồng ghép với nhau. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành chưa thường xuyên, thiếu quy định cụ thể. Việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, chưa đầu tư cơ sở vật chất và tài chính thỏa đáng đối với các HĐGDĐĐ cho học sinh. Vì thế, chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia công tác quản lí giáo dục đạo đức này. Tóm lại, để nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng GDĐĐ nói riêng thì cần phải khắc phục được những hạn chế này. Muốn vậy, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng của các trường THCS TPVL.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNGGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 3.1. Cơ sở đề xuất những biện pháp
3.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của kinh tế xã hội, của khoa học công nghệ nói chung
và khoa học giáo dục nói riêng, ngành giáo dục có những quan điểm, chủ trương về đổi mới giáo dục. Trong đó, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thực hiện theo