Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 loại:
Giáo dục đạo đức thông qua các môn học:
- Giáo dục đạo đức thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Làm cho học sinh chiếm lĩnh được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, học sinh tiếp thu các giá trị đạo đức, mặt khác còn góp phần hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày,... Từ đó, học sinh biết cách ứng xử, cách quan hệ với mọi người, hình thành hành vi đạo đức đúng đắn.
- Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: giúp củng cố, mở rộng và hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: hái hoa dân chủ,hội diễn văn nghệ,thi làm báo tường, thi kể chuyện, trò chơi,...
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề giáo dục đạo đức và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các cán bộ quản lí và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
1.3.5. Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinhtham gia hoạt động giáo dục đạo đức
Nội dung hoạt động của Ban đại diện phụ huynh học sinh nhiều nơi vẫn còn những bất cập, mối quan hệ giữa Ban đại diện phụ huynh học sinh của nhiều trường thường mới chỉ dừng ở việc tham dự vào các hoạt động bề nổi, các hoạt động chung của trường mà chưa phát huy được vai trò, tiếng nói của mình trong nhiều hoạt động quan trọng khác.Trong đó, vấn đề nổi trội nhất là việc vận động thu những
khoản tiền không nằm trong quy định. Khi phụ huynh có ý kiến, Ban đại diện phụ huynh học sinh thường bị động hoặc ngại không trao đổi, phản hồi lại với nhà trường khiến phụ huynh thiếu niềm tin, cho rằng Ban đại diện đứng về phía nhà trường,thực tế đó đòi hỏi Ban đại diện phụ huynh học sinh phải đổi mới nội dung hoạt động phù hợp với thực tiễn sao cho phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong hoạt động của các nhà trường, bảo đảm tính chủ động, độc lập, tạo sự đồng thuận cao trong các phụ huynh học sinh, thực sự trở thành tiếng nói của đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động giáo dục, cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.3.6. Điều kiện, phương tiện giáo dục đạo đức
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy một trong những nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức học sinh.
Môi trường sư phạm với sự thể hiện của các giá trị đạo đức tiêu biểu của xã hội, với các mối quan hệ mang tính chất đạo đức sâu sắc giữa giáo viên với cán bộ quản lí, giữa phụ huynh học sinh và học sinh là điều kiện tinh thần không thể thiếu cho sự thành công của hoạt động giáo dục đạo đức. Xây dựng môi trường sư phạm tích cực về đạo đức là điều kiện căn bản cho sự thành công của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở
1.4.1. Chủ thể, phân cấptrong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở
Hiệu trưởng làm chủ thể quản lí giáo dục giáo dục đạo đứcở cấp trường. Học sinh là đối tượng của quản lígiáo dục đạo đứccủa Hiệu trưởng.
- Phân cấptrong quảnlíhoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở:
Lãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh làm cơ sở cho các bộ phận xác định được nội dung công tác giáo dục đạo đức của bộ phận mình.
Ngoài việc xây dựng nội dung giáo dục đạo đức thống nhất trong nhà trường, Hiệu trưởng thông qua các Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng xây dựng chương trình giáo dục đạo đức của nhà trường bao gồm: chương trình giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giảng dạy, thông qua hoạt động quản lí học sinh, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp... Trên cơ sở đó Hiệu trưởng phải yêu cầu các tổ bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên quản lí học sinh và giáo viên của các tổ liên quan lập chương trình giáo dục đạo đức, phải nêu rõ hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức thể hiện rõ sự phân công cho từng cá nhân đối với từng nội dung của chương trình.
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở
Mục tiêu của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho quá trình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Mục tiêu quản lí công tác giáo dục đạo đức bao gồm: nhận thức, thái độ và hành vi.
Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức là làm cho quá trình giáo dục đạo đức tác động đến người học được đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở đó, trang bị cho học sinh tri thức đạo đức, xây dựng niềm tin, tình cảm đạo đức hình thành thói quen, hành vi đạo đức.
i)Quản lígiáo dục đạo đức thông qua môn học và lồng ghép vào các môn học của giáo viên bộ môn.
Việc giáo dục đạo đứccho học sinh thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ
chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.
Giáo viên luôn đầu tư giờ dạy nghiêm túc, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích sự ham học ở các em học sinh. Không chỉ giảng dạy kiến thức, trong giờ học giáo viên thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai phạm của học sinh, gần gũi, động viên khuyến khích các em khi các em gặp khó khăn, kịp thời khen thưởng khi các em có sự tiến bộ.
Giáo dục cho học sinh khả năng tự học, hướng đến sự tự chiếm lĩnh tri thức, tự nghiên cứu học tập của học sinh qua đó đã hình thành cho học sinh nhân cách tự chủ về trí tuệ và đạo đức .
Hình thức lồng ghép tích hợp ở một số môn học như: Giáo dục công dân và một số môn có liên quan như Ngữ văn, Lịch sử,... và thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân luôn lồng ghép giảng dạy đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và lí tưởng cách mạng cho học sinh. Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức lồng ghép giáo dục đạo đứctrong giờ sinh hoạt dưới cờ, qua đó giáo dục các em đâu là hành vi đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đứcxã hội.
ii) Quản lí việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp giáo dục cho học học sinh Trung học cơ sở.
Lãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung giáo dục đạo đứccho học sinhTrung học cơ sở là: nội dung chương trình môn Giáo dục công dân, các chủ điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học văn hóa, đặc biệt là các môn khoa học xã hội, cần tránh tình trạng để học sinh học các môn này một cách miễn cưỡng, những truyền thống văn hóa của dân tộc, những truyền thống văn hóa của địa phương.
Quản lí việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng, nội dung giáo dục đạo đức thống nhất trong nhà trường, Hiệu trưởng thông qua các Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng xây dựng chương trình giáo dục đạo đức của nhà trường bao gồm: thông qua nhiều
hoạt động trong nhà trường như: hoạt động giảng dạy của các môn học văn hóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, hoạt động của Tổng phụ trách Đội, hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm,... Do đó, Hiệu Trưởng cần có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh một cách đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Cụ thể, kế hoạch cần có mục đích yêu cầu, hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện, phân công cụ thể đối tượng thực hiện theo từng nội dung đã định sẵn. Để thực hiện được kế hoạch này. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng phải yêu cầu các tổ bộ môn, Tổng phụ trách Đội lập chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phải nêu rõ hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức thể hiện rõ sự phân công cho từng cá nhân đối với từng nội dung của chương trình.
iii) Quản líhoạt động giáo dục đào tạo cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.
Việc quản lí đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên,nhân viêntrong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện thông qua các chức năng quản lí của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng lập kế hoạch chung của toàn trường, tổ chức chỉ đạo thực hiện, ra quyết định phân công, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đã đưa ra. Các bộ phận được phân công có nhiệm vụ đề ra kế hoạch thực hiện dựa trên kế hoạch chung của Hiệu trưởng, nhưng tùy theo tình hình thực tế mà có kế hoạch thực hiện cho phù hợp, đặc biệt chú ý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần có kế hoạch kiểm tra- đánh giá, khen thưởng- phê bình, động viên kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lí và tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.
iV) Quản lí sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để giáo dục đạo đứccho học sinh Trung học cơ sở
Giáo dục đạo đứccho học sinhTrung học cơ sở là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra mọi lúc, mọi nơi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đó là nhà trường, gia đình và xã hội,...Trong đó nhà trường là chủ công, vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục đạo đứccho học sinh là sự tác động vào đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung,... Để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hộinhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
Quản lí sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh là sự tổ chức các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộitrong hoạt độnggiáo dục đạo đứccho học sinh một cách biện chứng để phát huy được sức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần để phục vụ cho quá trình phát triển nhân cách của học sinh.
Để quản lí được nội dung này, Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch phối hợp, thu hút và tranh thủ được sự quan tâm của giáo dục và toàn xã hội nhằm được cung cấp tài liệu, cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, đề nghị về Phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp, hỗ trợ, kinh phí, giúp đỡ cải tạo, bổ sung nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; tăng cường sự ràng buộc chặt chẽ, mở rộng biện pháp giáo dục, tìm biện pháp thích hợp với những trường hợp cụ thể.
V)Quản lí về các hoạt động tự quản của các tập thể học sinh Trung học cơ sở
Trong công tác này, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,Tổng phụ trách Đội rất quan trọng. Do đó, Hiệu trưởng phải chỉ đạo và quản lí các lực lượng này trong việc tổ chức, giáo dục hình thành tính tự quản của các em thông qua các nội dung cơ bản sau: Xác định tầm quan trọng trong công tác tự quản của học sinh, hướng dẫn học sinhxây dựng nội quy học tập, rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng năng lực tự tổ chức, điều hành hoạt động của lớp,.
Vi)Quản lí về các điều kiện hỗ trợ hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở.
Các điều kiện hỗ trợ hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm: việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên, công tác thi đua khen thưởng,cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng môi trường sư phạm;
Nội dung quản lí công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên trong việc giáo dục đạo đức: Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng theo từng chuyên đề hoặc theo từng chủ điểm, phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dưỡng do cấp trên tổ chức, phân công giáo viên có kinh nghiệm trong hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh, báo cáo điển hình về cách làm đã mang lại hiệu quả trong nhà trường. Định kỳ, Hiệu trưởng cũng có kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác này để rút kinh nghiệm làm tốt hơn.
Thi đua khen thưởng là biện pháp tác động tích cực nhất đến đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viêntrong hoạt độnggiáo dục đạo đức: Hiệu trưởng nên có kế hoạch phát động phong trào thi đua và khen thưởng cho những cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viêncó nhiều nổ lực trong công tác điều hành và chỉ đạo sát sao công tác này. Nhưng, cũng cần có hình thức xử lí đối với những việc làm sai, đi ngược lại với chủ trương của nhà trường, phản tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Quản lí về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm các nội dung sau: dự trù nguồn kinh phí của nhà trường, huy động các nguồn lực kinh phí ngoài nhà trường để xây dựng và hoàn thiện từng bước về cơ sở vật chất(phòng truyền thống, trang bị hệ thống âm thanh- ánh sáng, tài liệu,xây dựng quy chế bảo quản, sử dụng nguồn kinh phí và cơ sở vật chất một cách hợp lí, đúng mục đích và tiết kiệm).
Xây dựng môi trường sư phạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục đạo đứccho học sinh.
Đối với tập thể cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên: Hiệu trưởng cần xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện tốt cuộc vận động như: “Dân chủ- Kỷ cương- tình thương và trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện dân chủ hóa trường học, phối hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, thực hiện tốt cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, tạo cảnh quan sư