Qua nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng QLHĐ GDĐĐ cho học sinh THCS, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân sau đây:
- Một bộ phận CBQL và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của HĐGDĐĐ, thiếu quan tâm đến mặt giáo dục này cho học sinh, thậm chí còn có những giáo viên thiếu mẫu mực, chưa phải là tấm gương cho học sinh noi theo.
- Năng lực quản lí HĐGDĐĐ của một bộ phận cán bộ quản lí, năng lực tổ chức HĐGDĐĐ của đội ngũ giáo viên vẫn còn những hạn chế. Vì vậy còn nặng về biện pháp hành chính, các biện pháp sư phạm chưa được phát huy một cách tích cực.
- Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các HĐGD NGLL. Tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho HĐGDĐĐ.
- Do thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn về HĐGDĐĐ nên việc tổ chức triển khai các HĐGDĐĐ thiếu đồng bộ. HĐGDĐĐ không mang tính pháp quy cao như hoạt động dạy học, nên trong thực tế GDĐĐ chưa được đặt ngang hàng với giáo dục trí tuệ. Ngoài ra, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, văn bản hướng dẫn nhiều khi còn chung chung, dẫn đến sự vận dụng thiếu đồng bộ giữa các trường.
- Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho con em. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” còn khá phổ biến trong phụ huynh. Còn có những phụ huynh chăm lo làm ăn hơn chăm sóc con cái. Tâm lí “bao cấp” trong giáo dục còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phụ huynh, quan niệm về xã hội hóa giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ.
- Mặt trái của đời sống xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng cho học sinh THCS.
Tuổi học sinh THCSnhạy cảm với cái mới, nhưng cũng dễ “bốc đồng”, nông nổi, tự khẳng định mình bằng việc bắt chước các hành vi xấu trong đời sống xã hội. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm xói mòn niềm tin và ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ. Những bài giảng về đạo đức và các hình thức GDĐĐ phải kết hợp hài hòa. Chính vì chưa xác định được niềm tin nên một bộ phận học sinh mờ nhạt về lí tưởng, ước mơ, hoài bão, có những nhu cầu đòi hỏi không chính đáng, dẫn đến các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Một số cơ quan, ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho học sinh. Vẫn còn hiện tượng nhận thức sai lệch về nhà trường, cho rằng GDĐĐ chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường.
Kết luận tiểu chương 2
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, giáo dục đạo đức không thể thay thế giáo dục pháp luật, cũng như giáo dục pháp luật không thể thay thế GDĐĐ, vì mỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp riêng. Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi mà chúng ta có những nội dung GDĐĐ và pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách của con người Việt Nam.
HĐGDĐĐ và QLGDĐĐ cho học sinh trường THCS đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song song đó vẫn còn những bất cập, yếu kém cần có những
biệnpháp khắc phục. HĐGDĐĐcho học sinh THCS do nhiều yếu tố khác nhau nên những phẩm chất cần thiết cho lứa tuổi chưa được chú trọng đầy đủ. Mặc dù đã rất nhiều cố gắng chỉ đạo HĐGDĐĐcho học sinh như: củng cố bộ máy quản lí, cải tiến nội dung tuyên truyền GDĐĐthông qua các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ của học sinh nhưng đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên còn gặp khó khăn và lúng túng trong công việc là điều khó tránh khỏi. Khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; chưa phát huy hết việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong việc QLGDĐĐ cho học sinh. Nhiều lực lượng xã hội chưa chủ động, tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ và yêu cầu GDĐĐ cho học sinh. Do đó, chưa tạo được sự thống nhất toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là cần có một cơ chế phối hợp để có thể khai thác được tiềm năng của xã hội trong việc QLGDĐĐ cho học sinh. Các hình thức, nội dung, biện pháp GDĐĐ cho học sinh còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn chưa thu hút được học sinh, thiếu linh hoạt, các hoạt động chưa đan xen, lồng ghép với nhau. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành chưa thường xuyên, thiếu quy định cụ thể. Việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, chưa đầu tư cơ sở vật chất và tài chính thỏa đáng đối với các HĐGDĐĐ cho học sinh. Vì thế, chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia công tác quản lí giáo dục đạo đức này. Tóm lại, để nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng GDĐĐ nói riêng thì cần phải khắc phục được những hạn chế này. Muốn vậy, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng của các trường THCS TPVL.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNGGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 3.1. Cơ sở đề xuất những biện pháp
3.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của kinh tế xã hội, của khoa học công nghệ nói chung
và khoa học giáo dục nói riêng, ngành giáo dục có những quan điểm, chủ trương về đổi mới giáo dục. Trong đó, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra chỉ thị, một trong những mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT là “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành,lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”(Nghị quyết số 29, 2013 ).
- Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa cho THCS, Tác giả Trần Kiều đã đề ra những mục tiêu cụ thể về giáo dục cho học sinh phải có:
- Những phẩm chất nhân cách phù hợp với mục tiêu và độ tuổi THCS.
- Có kiến thức phổ thông cơ bản, tương đối hoàn chỉnh theo yêu cầu của cấp học.
- Có kỹ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002).
Điều 27, Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,…tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, cấp học THCS không chỉ nhằm mục tiêu lên THPT mà phải chuẩn bị cho “phân luồng” sau THCS.
Học sinh THCS phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội, và con người gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân, giáo dục và cộng đồng (Luật Giáo dục, 2005).
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục thành phố Vĩnh Long và tỉnh Vĩnh Long
- Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Long
Tiếp tục tập trung thực hiện Quyết định số 2977/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chương trình hành động số 07-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT,Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 2991/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2016 đến 2020,Quyết định số 2478/QĐ-UBND, ngày 21/11/2017 phê duyệt kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất giai đoạn 2017-2020. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, tăng cường hoạt động giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh, như sau : “Tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục theo hướng mở rộng quy mô và chuyển biến nhanh về chất lượng, tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong giai đoạn 2015-2020 như sau :
+ Giáo dục mầm non: Phấn đấu nâng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ 5 tuổi vào Mẫu giáo đạt 99,9%; tỷ lệ trẻ được học bán trú và 2 buổi/ngày đạt 100%.
+ Giáo dục phổ thông: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, tăng quyền chủ động của nhà trường.Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục, nâng
cao vai trò của GVCN lớp, của tổ chức Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục: Phấn đấu đến 2020 hoàn thành phổ cập giáo dục theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Thực hiện thành công đề án Ngoại ngữ 2020, thực hiện thí điểm dạy Toán và các môn khoa học bằng Tiếng Anh. (Báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, 2016).
+ Giáo dục thường xuyên:
Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.
+ Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học:
Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 65,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 44,2%.
Các nhiệm vụ và biện pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 là :
Các nhiệm vụ trọng tâm:
Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục để đạt được các mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất rường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 vào cuối năm 2020 và tổng kết vào đầu năm 2021.
- Đổi mới quản lí giáo dục
Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lí, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với các Sở, ban, ngành và địa phương; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và các cơ quan QLGD địa phương; tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo địa phương ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, đảm bảo hành lang pháp lí cho cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố đáp ứng nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả QLGD ở các cấp, tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả phối hợp của 3 môi trường giáo dục(Báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, 2016).
-Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non và CBQL đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non. Chú trọng công tác đào tạo trình độ trên chuẩn và bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Khuyến khích, động viên giáo viên tự học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ bằng các hình thức phù hợp, thực chất.
Chuẩn hóa trong tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và CBQL giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lãnh đạo trường học, giáo viên được nâng lên đảm bảo yêu cầu thực hiện đổi mới hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, tác động hiệu quả việc đổi mới hoạt động quản lí và nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực. Số lãnh đạo, giáo viên trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đạt chuẩn sư phạm 100%, trên chuẩn 68,7%.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các nguồn xã hội hóatrong và ngoài nước đã góp phần tích cực vào việc giải quyết cơ sở vật chất cho các địa phương còn khó khăn và giúp đỡ các em học sinh nghèo được tiếp tục đến trường.
Phát triển giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên theo hướng đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ.
Đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp học theo đúng quy hoạch đã được duyệt, gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với sử dụng.
Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về kinh phí đối với cơ sở giáo dục công lập(Báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, 2016).
- Định hướng phát triển giáo dục của TPVL
+ Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục như sau:
Phấn đấu đến năm 2020 có 55% trường đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn phổ