Sự chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục:
Luật Giáo dục 2005, luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,”
Điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lí lứa tuổi của người học” (Luật Giáo dục 2005, luật Giáo dụcsửa đổi, bổ sung 2009).
Điều 28 của Luật Giáo dục (2005) nêu rõ: “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học...
Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Điều 97, Chương VI, Luật Giáo dục 2015 cũng nêu rõ trách nhiệm của xã hội:“Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dụcvà nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham gia, thực tập, nghiên cứu khoa học”. Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh. Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình”.
Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030, khẳng định: giáo dụclí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Những năm qua, nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên được triển khai, thực hiện. Hệ thống pháp luật, công tác quản lí Nhà nước về thanh niên ngày càng hoàn thiện, giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được tăng cường, đổi mới.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”(Hồ Chí Minh, 2000).
- Nhận thức của phụ huynh học sinh về đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, cho phép tạo nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức,...của các em. Bởi thếphụ huynh học sinh cần nắm được vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lí của các em, nắm được những khó khăn, thuận lợi trong sự phát triển tâm, sinh lí của các em để cùng phối hợp với nhà trường nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện đối với các em.
Để giáo dục tốt về đạo đức cho các em, cha mẹ cần tìm hiểu các sách nghiên cứu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở để có những biện pháp và bước đi phù hợp. Trong quá trình giáo dục tuyệt đối không được áp đặt mà phải dựa trên nguyên tắc thấu hiểu và sẻ chia, sẵn sàng lắng nghe và chịu khó giải thích khi con thắc mắc. Phụ huynhnên hiểu rằng mỗi khi thắc mắc là lúc các em chưa hiểu và cần có một lời giải đáp thuyết phục và người mà các em hướng đến và đặt niềm tin nhiều nhất đó chính là cha mẹ. Đóng một vai trò quan trọng như thế nên cha mẹ cần dành thời gian đủ để giải thích cho con thấu hiểu. Khi thấu hiểu, các em sẽ không có suy nghĩ tò mò dẫn đến những điều đáng tiếc. Ngược lại, khi không được giải thích rõ ràng, với tính chất giao nhau giữa lứa tuổi trẻ em và trưởng thành, các em sẽ tự khẳng định mình bằng cách tự tìm hiểu. Từ đó có những sự việc không hay xảy ra.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dành những lời lẽ thân thiện thậm chí thể hiện sự tôn trọng đối với các em để vừa tạo được cảm giác gần gũi, yên tâm cho các em đồng thời cho các em thấy rằng những ý kiến của mình nêu ra là có ý nghĩa, là có ích. Từ đó các em có thể trải lòng mình cùng cha mẹ để nhận được những kiến thức từ những lời giải thích, chia sẻ của cha mẹ.
Tuy nhiên, trong giáo dục đạo đức học sinh, một số phụ huynhcho rằng đó là việc của nhà trường. Phụ huynhchỉ mỗi việc lo cho con đủ tiền để đến trường và
nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em. Phụ huynhkhông biết cách giáo dục nên mới đóng tiền nhờ nhà trường giáo dục. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lệch. Phụ huynhhọc sinh nên hiểu rằng phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh mới có thể đạt hiệu quả. Một trong ba môi trường ấy buông lơi thì xem như việc hình thành và phát triển nhân cách của các em bị hụt hẫng, ví như một cổ xe có đầy đủ hình hài nhưng thiếu nhiên liệu thì không thể vận hành.
Tóm lại, Phụ huynh học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Muốn quá trình giáo dục đạo đức đạt hiệu quả, Phụ huynhhọc sinh cần phải dành thời gian nghiên cứu để có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (lứa tuổi thiếu niên). Khi chọn được biện pháp giáo dục phù hợp thì sẽ gặt hái được sản phẩm giáo dục tốt.
Tóm lại, không phải đa số các bậc phụ huynhđều nhận thức được nét tính cách của trẻ.
- Môi trường xã hội bên ngoài nhà trường
Tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai”, mặt trái của cơ chế thị trường,... có cơ hội xâm nhập. Nhiều tụ điểm game, chat,... ở gần trường học dùng đủ mọi cách lôi kéo học sinh, dẫn đến việc các em trốn học đi chơi, gây gổ, đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường: ý thức giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, nói lời hay, lịch sự... không được cha, mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy, khiến các em mất niềm tin. Những hành động phạm pháp của “người lớn”cũng như các phim ảnh đồi trụy tràn lan đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội, đã xâm nhập vào trong trường học (nhất là: “bùa lưỡi”), tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, giết người (giết cả người thân của mình), cướp của,...tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách, gây nên những nỗi đau, những điều đáng lo ngại cho các bậc phụ
huynh, tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độnggiáo dục đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
- Mối quan hệ giữa học sinh với những người bên ngoài gia đình và nhà trường Mối quan hệ giữa học sinh với những người bên ngoài gia đình và nhà trường là sự tác động thường xuyên, hàng ngày của các hiện tượng chính trị, xã hộiđối với nhận thức, hiểu biết của học sinh, điều chỉnh thế giới quan, nhân sinh quan của học sinh theo các chiều hướng khác nhau, đa dạng và khá phức tạp, có khi các em rất khó phân biệt được thật và giả, tốt và xấu, hiện tượng và bản chất. Môi trường xung quanh chính là nơi thử thách trí tuệ, nhân cách, phẩm giá con người đối với học sinh. Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của học sinh, từ xóm giềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước,... Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới, tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập kinh tế thị trường và phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nẩy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh.
Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất giáo dục đạo đức học sinh và hình thành nhân cách học sinh. Cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường- gia đình và xã hộiđã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đứchọc sinh.
Tiểu kết chương 1
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân
cách gồm hai yếu tố là “tài” và “đức”; trong đó, “đức” là gốc- nền tảng cho sự phát triển của nhân cách con người.
Do đó, giáo dục đạo đứccho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đứccho học sinh là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo.
Để giáo dục đạo đứccho học sinhTrung học cơ sở đạt hiệu quả cao, nhà quản lí giáo dục trước hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đứcgiữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó, Hiệu trưởng phải quản lí công tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, Hiệu trưởng phải quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục đạo đức. Ngoài ra, Hiệu trưởng phải nắm được các yếu tố tác động đến hoạt độnggiáo dục đạo đứccho học sinh như: pháp luật, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục của học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên, hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải được Hiệu trưởng kế hoạch hoá, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và điều kiện kinh tế -xã hội của địa phương.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ VĨNH LONG,TỈNH VĨNH LONG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Long
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Thành phố Vĩnh Long là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, nằm bên bờsông Cổ Chiên, một nhánh củasông Tiền.Đây là thành phố trẻ so với các thành phố ở Miền Tây Nam bộ và là vùng đất có quần thể dân cư hình thành rất sớm, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với ba mặt Bắc, Đông, Nam đều giáp với huyệnLong Hồcùng tỉnh và Tây giáptỉnh Đồng Tháp, Tây Bắc giáp huyệnCái Bè,Tiền Giangqua sông Tiền và quacầu Mỹ Thuận.
TPVL có đến 4 quốc lộ xuyên qua, gồm: quốc lộ 1A nối TPVL với thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang; quốc lộ 53 nối TPVL với tỉnh Trà Vinh; quốc lộ 57 nối TPVL với tỉnh BếnTre và quốc lộ 80 nối TPVL với tỉnh Đồng Tháp. TPVL chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 130 km nên rất thuận tiện giao thông với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục - đào tạo
TPVL có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 năm trước, với tên gọi Long Hồ dinh. Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
TPVL có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường (Phường 1,2,3,4,5,8,9) và 04 xã Trường an, Tân Ngãi, xã Tân hòa và xã Tân Hội, quy mô dân số khoảng 140 ngàn người.Ngày nay, TPVL có cơ sở hạ tầng của đô thị loại 3, đầu mối giao thông thủy bộ và là một trong những đô thị sinh thái miệt vườn của vùng ĐBSCL, có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng khu vực miền Tây Nam bộ. Từ khi đạt chuẩn đô thị loại 3, thành phố trực thuộc tỉnh, đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố dồn sức quyết tâm xây dựng phát triển TPVL theo hướng văn minh, hiện đại và giàu đẹp. Là một đô thị tỉnh lỵ, tập trung các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp hoạt động kinh tế của Trung ương và địa
phương, TPVL giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh (Địa chí Vĩnh Long, 2017).
Đặc biệt, nhiều năm qua, TPVL luôn xác định thế mạnh trên lĩnh vực kinh tế là tập trung phát triển thương mại- dịch vụ trên địa bàn, xác định thương mại- dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố, đạt 65% trong GDP. TPVL có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy tốt hoạt động thương mại theo hướng văn minh, lịch sự. Hàng hóa đa dạng và phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Số lượng các doanh nghiệp có quy mô và nguồn vốn lớn, có trình độ quản lí năng động, nhạy bén ngày càng nhiều và phát triển mạnh.
TPVL tiếp tục phát huy vai trò trung tâm đầu mối tiêu thụ hàng hóa của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng. Nghị quyết Đảng bộ TPVL giai đọan 2015 -2020 xác định lĩnh vực thương mại - dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của thành phố với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 26%, chiếm đến 65% tỷ trọng cơ cấu kinh tế TPVL.
Với những thành quả đã đạt được thời gian qua, TPVL đang tiếp tục có những cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển thành phố. Trong đó trọng tâm là thúc đẩy TPVL phát triển về phía Bắc. Với việc ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, TPVL hướng đến vai trò là một đô thị trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và các vùng lân cận trong khu vực ĐBSCL. TPVL còn có hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Trong đó có Trường Đại học Xây dựng