Nhiệm vụ của công táchướng nghiệptrong trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 25 - 26)

9. Bố cục đề tài

1.2. Lý luận về hướng nghiệp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung

1.2.5. Nhiệm vụ của công táchướng nghiệptrong trường phổ thông

Nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp được ghi rõ trong quyết định 126/CP của hội đồng chính phủ: “Cơng tác hướng nghiệp của trường phổ thơng gồm các nhiệm vụ sau đây: giáo dục thái độ lao động đúng đắn; tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một nghề; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên hướng dẫn học sinh đi vào nghề những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa.”.

Ngày nay, dưới góc độ Xã hội để thực hiện tốt cơng tác hướng nghiệp, người ta thường xem giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học có ba nhiệm vụ cụ thể sau:

- Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân cơng và u cầu điều chỉnh lao động ở cộng động dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân. Định hướng gồm: giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thái độ lao động đúng đắn và tuyên truyền nghề nghiệp.

 Giáo dục nghề nghiệp: cho học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến ở xã hội và địa phương, tìm hiểu xu thế phát triển của các nghề và những yêu cầu tâm – sinh lý của nghề. Tạo điểu kiện ban đầu để học sinh phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã hình thành.

 Giáo dục thái độ lao đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong dự định chọn nghề của học sinh.

 Tuyên truyền nghề nghiệp nhằm làm cho học sinh chú ý tới những nghề đang có nhu cầu cấp thiết về nhân lực đang cần lao động trẻ tuổi; định hướng chú ý của học sinh vào những ngành, nghề hay lĩnh vực kinh tế mà nhà nước và địa phương đang cần

15

phát triển. Đồng thời điều chỉnh hứng thú động cơ nghề nghiệp của học sinh thông qua các gương lao động dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và đời sống xã hội.

- Tư vấn nghề nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chính chắn trong khi chọn nghề. Tư vấn hướng nghiệp là mảng thứ hai giúp học sinh định hướng nghề nghiệp bao gồm bốn hoạt động chính:

 Một là tư vấn tuyển sinh trong kỳ thi Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hằng năm;

 Hai là tư vấn hướng nghiệp để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, tìm hiểu và đối chiếu giữa năng lực của bản thân với những nhu cầu đòi hỏi khách quan của nghề để từ đó có sự lựa chọn cho mình một nghề phù hợp;

 Ba là giới thiệu về gương người thật, việc thật tiêu biểu, giới thiệu về một số nghề phổ biến ở địa phương và trọng xã hội, giới thiệu về một số nghề thủ công trong các nghề truyền thống. Đây là hoạt động giúp học sinh có ý chí phấn đấu vướn lên và có kinh nghiệm trong cuộc tương lai;

 Bốn là cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng sống để học sinh dễ hòa nhập vào nhịp sống mà không bị những sai lầm trên đường lập nghiệp.

- Tuyển chọn nghề nghiệp: để thực hiện nhiệm vụ này, trường phổ thơng có nhiệm vụ cung cấp tư liệu về đặc điểm nhân cách của từng học sinh khi ra trường (đạo đức, học tập, văn hố đánh giá học sinh dưới góc độ hướng nghiệp và bàn giao học sinh ra trường…). Nhà trường đóng góp ý kiến cho việc tuyển sinh vào các trường đào tạo nghề và tuyển chọn người lao động và các lĩnh vực kinh tế xã hội được thuận lợi, chính xác, khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 25 - 26)