Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 67 - 70)

9. Bố cục đề tài

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trườngTHPT

2.4.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại một số

Bảng 13: Mức độ và kết quả công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng 1

Kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp thường xuyên theo kế hoạch tổng thể của nhà trường

57

2

Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp

2.4 4 2.5 3

3

Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo của giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp

2.7 2 2.7 2

4

Kiểm tra và đánh giá qua việc lập và theo dõi hồ sơ hưóng nghiệp cá nhân học sinh

2.3 5 2.1 5

5

Phối hợp các phương pháp để đánh giá hoạt động hướng nghiệp

2.5 3 2.2 4

ĐTBC 2.53 2.46

Qua các số liệu ở bảng 13 cho thấy, mức độ và kết quả công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Về mức độ thực hiện nhìn chung có ĐTB nằm trong khoản từ 2.3 đến 2.75 (thỉng thoảng – thường xuyên), ĐTBC = 2.53 xét trên thang điểm thì đạt mức độ “thường xuyên”. Đối với mức độ hiệu quả của công tác kiểm tra thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp có ĐTB nằm khoảng từ 2.1 đến 2.8 (ít hiệu quả - hiệu quả), ĐTBC = 2.46 xét trên thang điểm thì đạt mực độ “hiệu quả”, so sánh với số liệu về mức độ thực hiện tác giả nhận thấy có sự tương đồng.

CBQL và GV của hai trường THPT được khảo sát trên địa bàn quận 1 đánh giá nội dung “Kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp thường xuyên theo kế hoạch tổng thể của nhà trường” được thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.75) và kết quả thực hiện nằm ở mức “hiệu quả” (ĐTB= 2.8). Đây là nội dung xếp thứ hạng cao nhất trên cả hai phương diện đánh giá. Kết quả này cho thấy đa phần cả hai trường điều tuân theo kế hoạch tổng thể vào đầu năm học để thực hiện kiểm tra và đánh giá hoạt động GDHN. Điều này cho phép cán bộ quản lí của cả hai trường đánh giá được mức độ và hiệu quả thực hiện các mục tiêu giáo dục hướng nghiệp, xem xét sự phù hợp trong hoạt động giữa từng các cá nhân và bộ phận trong nhà trường với nhiêm vụ đề ra; phát

58

hiện ra những ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân tương ứng để kịp thời điều chỉnh những quyết định quản lí.

Xếp thức bậc 2 cả về mức độ và hiệu quả thực hiện là nội dung “Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo của giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp” có điểm điểm trung bình trên cả hai phương diện điều là 2.7 xét trên thang điểm thì đạt mức độ “thường xuyên” và “hiệu quả”. Theo cán bộ quản lí của trường THPT Trưng Vương thì nhà trường thường xuyên thực hiện phương pháp kiểm tra này vì thơng qua báo cáo của giáo viên nhà trường có thể nắm được tình hình thực hiện hoạt động giáo dục của từng khối lớp, những ưu điểm và hạn chế trong cách triển khai HĐGD này của nhà trường, để từ đó đưa ra các phương pháp và hình thức giáo dục hiệu quả hơn.

Công tác “Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp” có mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB= 2.4) và kết quả thực hiện “hiệu quả” (ĐTB= 2.5). Điều này chứng tỏ CBQL của cả hai trường đã dựa vào kế hoạch HĐ GDHN đầu năm của nhà trường để thực hiện kiểm tra định kì và đột xuất nhằm nắm tình hình giáo dục hướng nghiệp trong từng thời điểm cụ thể từ đó điều chỉnh lại kế hoạch hướng nghiệp cho phù hợp với học sinh.

Nội dung “Phối hợp các phương pháp để đánh giá hoạt động hướng nghiệp” được thực hiện ở mức độ “Thường xuyên” (ĐTB= 2.5) nhưng kết quả nằm ở mức “ít hiệu quả” (ĐTB= 2.5). Giải thích cho vấn đề trên cán bộ quản lí trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết nhà trường có thực hiện phối hợp các phương pháp để đánh giá hoạt động GDHN nhưng phần lớn các giáo viên đã quen với cách kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch của nhà trường do đó khi triển khai phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá các giáo viên trong ban hướng nghiệp còn khá lúng túng.

Đặc biệt nội dung “Kiểm tra và đánh giá qua việc lập và theo dõi hồ sơ hưóng nghiệp cá nhân học sinh” xếp thứ hạng thấp nhất cả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Về mức độ thực hiện của phương pháp này có ĐTB= 2.3 xét trên thang điểm thì chỉ đạt mức độ “thỉnh thoảng”. Đối với mức độ hiệu quả thì phương pháp này có ĐTB = 2.1 xét trên thang điểm thì đạt mực độ “ít hiệu quả. Qua trao đổi với CBQL và GV phụ trách HĐ GDHN ở hai trường THPT được khảo sát cho chúng ta thấy, muốn lập được hồ sơ theo dõi hưỡng nghiệp cho từng cá nhân học sinh hiệu quả thì địi hỏi nhà trường phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá tồn diện, đảm bảo tính trung thực,

59

khách quan, cơng bằng, tính khả thi để đánh giá được đúng phẩm chất và năng lực của học sinh. Tuy nhiên, hoạt động này đưa vào nội dung giáo dục chỉ với thời lượng 1 tiết/ 1 chủ đề/ 1 tháng do đó nhà trường chưa thực sự đầu tư thời gian để xây dựng hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh.

Rõ ràng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp có được quan tâm nhưng chưa được sâu sát và đồng bộ. Qua trao đổi với đội ngũ CBQL và GV, phần lớn cho rằng nhà trường hiện nay phải thực hiện nhiều mặt hoạt động giáo dục theo chỉ đạo của ngành. Hơn nữa, theo như nhận định của CBQL ở hai trường được khảo sát hoạt động GDHN thườngchỉ ảnh hưởng đến đối tượng học sinh cuối cấp và thường tập trung vào thời gian cuối năm học nên chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)