9. Bố cục đề tài
1.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ
1.3.1.3. Quản lý nhà trường
- Quản lý trường học là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trường học, làm cho trường học vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường học, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động quản lý: (1) tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường, (2) tác động của chủ thể quản lý bên trong nhà trường.
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiên cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngồi nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp tới nhà trường như cộng
25
đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng nhân dân, nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường (Hiệu trưởng) bao gồm các hoạt động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý lớp học như nhiệm vụ của giáo viên, quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
Như vậy, quản lý nhà trường còn được coi là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý tới tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ, công nhân khác trong nhà trường , cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục nhằm tận dụng các nguồn lực do Nhà nước đầu tư, do xã hội đóng góp và do nhà trường tạo ra để hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học – giáo dục.[9,32]