9. Bố cục đề tài
1.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ
1.3.3.4. Chức năng kiểm tra
- Kiểm tra, đánh giá trong QLHN là q trình thu thập và trao đổi thơng tin nhằm xem xét, đánh giá xem các HĐHN có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay khơng. [21,62]
- Trong q trình QLHN, việc thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá là rất cần thiết nhằm:
Xem xét các HĐHN của các CSGD, các bộ phận và cá nhân thực hiện HĐHN có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong KH HĐGDHN hay không;
Xem xét những ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót trong quá trình HN ở cơ sở để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý;
Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch HĐHN có phù hợp với các nguồn lực hiện có của CSGD hay khơng;
Có căn cứ để đề ra và hoàn thiện các quyết định quản lý, đồng thời có cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của các quyết định quản lý đối với cơng tác hướng nghiệp. Qua đó, có sự điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lý chưa phù hợp và hoặc kém hiệu quả trong thực tiễn;
Thể hiện được quyền hạn và trách nhiệm của mình đối vơi CTHN, đồng thời cũng biết được thái độ, trách nhiệm của các cấp dưới với các quyết định được đưa ra;
Phát hiện những nhân tố mới; những khả năng tiềm tàng sáng tạo của cấp dưới trong CTHN để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự;
Giúp cán bộ QLHN có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thấy cần thiết;
Thu thập được các thơng tin để có cơ sở đánh giá một kịp thời, khách quan tiến độ và kết quả CTHN của các CSGD. Kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả CTHN, đổi mới và hoàn thiện tổ chức và KH HĐHN tiếp theo.
Muốn kiểm tra đánh giá có hiệu quả thì nhà quản lý trước hết phải xây dựng những tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra:
31
- Các thành viên trong Ban Hướng nghiệp tổng kết sổ ghi đầu bài, theo dõi các bảng biểu định kỳ hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh theo hàng tuần, hàng tháng, báo cáo lãnh đạo trường hằng tuần để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Đánh giá hoạt động GDHN một cách thường xuyên và theo định kỳ: hoạt động GDHN phải được đánh giá một cách thường xuyên như đánh giá hàng tuần hoặc là hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã, sẽ và chưa làm được để phát huy hiệu quả cho hoạt động này; [19,44]
Thông qua đánh giá của giáo viên để đánh giá hiệu quả hoạt động GDHN: giáo viên là một lực lượng quan trọng vì chính họ là người tổ chức; là người tư vấn và cũng chính lực lượng này rất gần gũi với các em. Họ hiểu được nguyện vọng và nhu cầu nghề nghiệp của các em; [19,44]
Tổng kết để rút kinh nghiệm kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, đề ra những biện pháp phù hợp với những yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH