Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 37)

9. Bố cục đề tài

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ

1.3.1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của quản lý giáo dục, là hệ thống những tác động hợp lý có kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, mục đích của nhà quản lý (hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý lớp) đến từng học sinh, nhằm điều khiển, điều chỉnh, định hướng quá trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với hứng thú năng lực sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp bao gồm những yếu tố cơ bản sau: [21;46-47]

- Chủ thể quản lý là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp tại địa bàn, đơn vị đang quản lý. Trong quản lý hướng nghiệp, chủ thể quản lý là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách hướng nghiệp của bộ phận GD&ĐT, sở GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường và các giám đốc trung tâm giáo dục ở địa phương có chức năng hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bằng phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu hướng nghiệp.

26

- Đối tượng quản lý là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp, bao gồm các giáo viên và cán bộ hướng nghiệp, tập thể học sinh ở các trường.

- Công cụ quản lý là những phương tiện mà cán bộ QLHN sử dụng trong q trình quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu công tác hướng nghiệp. Công cụ chủ yếu để QLHN là các quy định của nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với công tác hướng nghiệp, là cơ chế và chính sách cho cơng tác hướng nghiệp.

- Phương pháp quản lý là cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của cán bộ quản lý hướng nghiệp đến hệ thống bị quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Phương pháp quản lý bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý và lựa chọn cách thức tác động của cán bộ QLHN tới đối tượng quản lý.

- Mục đích của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp: để đạt được mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cần thiết phải quản lý hướng nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những cơng việc sau có hiệu quả:

 Chỉ đạo và điều hành xây dựng “Tầm nhìn hướng nghiệp”;

 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lí và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao;  Tạo ra sự thống nhất ý chí trên con đường đi tới mục tiêu hướng nghiệp giữa những người làm nhiệm vụ quản lý với các tác nhân hướng nghiệp và học sinh.

 Hỗ trợ tạo động lực cho các tác nhân tham gia cơng tác hướng nghiệp, đồng thời khuyến khích mọi người phát huy cao độ năng lực cũng như khả năng sáng tạo thông qua việc thực hiện các chế độ và chính sách khen thưởng hợp lí;

 Huy động phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngồi ngành giáo dục cho cơng tác hướng nghiệp, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh;

 Thường xuyên thu thập các thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục, các cá nhân và các bộ phận ở cơ sở giáo dục để từ đó ra quyết định và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 36 - 37)